Giáo án Hình học 10: Câu hỏi và bài tập ôn tập chương II

- Các cách chứng minh hai đường thẳng song song :

+ Chứng minh 1 đường thẳng song song với một đường thẳng nằm trên mặt phẳng kia.

+ Chứng minh 1 đường thẳng là giao tuyến của hai mặt phẳng song song với đường thẳng kia.

+ Sử dụng định lí đảo Thales

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 10: Câu hỏi và bài tập ôn tập chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU DỰ GIỜ
Đề mục bài dạy : Câu hỏi và bài tập ôn tập chương II
Giáo viên lên lớp : Trần Quỳnh Anh
Tiết : 31
Họ và tên SV dự : Hồ Thị Ngọc Dự tại lớp : 10A4
Thời gian : Tiết 4 ngày 10 tháng 2 năm 2012
Thời gian
Phần ghi chép quá trình lên lớp của giáo viên
Nhận xét 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Hướng dẫn học sinh sửa một số bài tập sgk
áBài tập 1 (Củng cố phương pháp chứng minh)
 Bài 4 trang 78 SGK
a/ MN // DE
 GVHD :
 - Có bao nhiêu cách chứng minh hai đường thẳng song song ?
- Trong các cách đó thì cách nào tốt nhất đối với bài này ? Giải thích
- Gọi học sinh lên bảng làm bài .
- Giáo viên nhận xét và cho điểm
b/ M1N1 // (DEF)
GVHD :
- Để chứng minh đường thẳng song song mp ta có cách nào ?
- Đường thẳng thuộc mp là đường thẳng nào ? làm thế nào chứng minh hai dt song song ?
- Gọi học sinh làm.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
c/ mp(MNN1M1) // mp(DEF)
GVHD:
- Chứng minh hai mặt phẳng song song ta làm thế nào?
- Hai mp(MNN1M1) và mp(DEF) nên chọn mặt phẳng nào?
- Gọi học sinh làm
- Các cách chứng minh hai đường thẳng song song :
+ Chứng minh 1 đường thẳng song song với một đường thẳng nằm trên mặt phẳng kia.
+ Chứng minh 1 đường thẳng là giao tuyến của hai mặt phẳng song song với đường thẳng kia.
+ Sử dụng định lí đảo Thales
- Cách 3 có khả năng nhất vì đề bài có những đoạn tỉ lệ
Giải :
Gọi O là giao điểm hai đường chéo hbh ABCD.
Ta có : AM= MC => AM= AO
=> M là trọng tâm ∆ABD
Gọi I là trung điểm AB. Khi đó: 
IM= ID (1)
Chứng minh tương tự: N là trọng tâm rABE, khi đó:
 (2)
Xét rDIE , từ (1),(2) suy ra:
=> MN // DE
- Ta chứng minh đường thẳng đó song song với một đường thẳng nằm trong mặt phẳng.
- Đoán đường thẳng thuộc mặt phẳng là DF và dựa vào đoạn thẳng tỉ lệ để chứng minh
Giải:
Vì M1M // AI nên : (3)
Vì N1N // AB nên : (4)
Từ (3)(4) ta có : 
 => M1N1 // FD
 => M1N1 // (DEF)
- Tìm mặt phẳng chứa hai đường thẳng cắt nhau và cùng song song với mp kia
- mp(MNN1M1)
Giải :
Theo giả thiết : NN1 // AB // EF
 => N1N // EF
 => N1N // (DEF) (1)
Theo chứng minh trên: N1M1 // ED
 => N1M1 // (DEF) (2)
Từ (1)(2) suy ra:
 mp(MNN1M1) // mp(DEF)
-Tổng kết tiết dạy: 
+ Giúp học sinh ghi nhớ các công thức quan trọng: công thức tính khoảng cách từ 1 điểm đến 1 đt, công thức tính góc giữa tạo bởi 2 đt, công thức đường phân giác giữa 2 đt cắt nhau và vận dụng có hiệu quả vào việc giải bài tập.
+ Kiểm tra được ý thức chuẩn bị bài tập ỏ nhà của học sinh.
+ Giúp học sinh tự trình bày ý tưởng lời giải hợp logic.
-Ưu điểm:
+Chọn hệ thống bài tập phù hợp với sức học của học sinh trong lớp.
+Giúp học sinh ôn tập và vận dụng được các kiến thức quan trọng.
+Những câu hỏi gợi ý hay, dễ hiểu, giúp học sinh định hướng được cách giải.
 Đồng Hới, ngày 14 tháng 2 năm 2012
 Nhận xét của GVHD GD SV thực tập ký tên 
 Trần Quỳnh Anh Hồ Thị Ngọc

File đính kèm:

  • docOn tap chuong 3hinh khong gin 11.doc
Giáo án liên quan