Giáo án Hình 9 GV: Ngô Đình Nguyên-THCS Xuân Cẩm

A. Mục tiêu :

 - Kiến thức: Biết thiết lập các hệ thức: b2 = a.b'; c2 = a.c'; h2= b'.c'. Hiểu cách chứng minh các hệ thức về cạnh và đ¬ường cao trong tam giác vuông.

 - Kĩ năng: Biết vận dụng các hệ thức trên để giải một số bài tập .

 - Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác, lòng yêu thích bộ môn.

B. Chuẩn bị:

 GV : - Soạn bài , đọc kỹ bài soạn, bảng phụ vẽ hình 1; 2 và các hệ thức .

 HS :- Ôn lại các kiến thức về tam giác đồng dạng.

C. Tổ chức hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu các tr¬ờng hợp đồng dạng của hai tam giác vuông?

- Cho tam giác vuông ABC (  = 900 ) kẻ đ¬ờng cao AH . Nêu các cặp tam giác đồng dạng từ đó suy ra AC2=BC.CH; AB2=BC.CH

HD:

Nếu hai tam giác HAB và ABC đồng dạng thì AB2=BC.CH

Nếu hai tam giác HAC và ABC đồng dạng thì AC2=BC.CH

 

Nếu đặt AB=c; AC=b; BC=a; BH=c'; CH=b'; AH=h khi đó các đẳng thức trên được thể hiện như thế nào?

GV: Đặt vấn đề vào bài

 

 

doc153 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình 9 GV: Ngô Đình Nguyên-THCS Xuân Cẩm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp xảy ra ? 
- GV treo bảng phụ giới thiệu các trường hợp và khái niệm . 
- Khi nào hai đường tròn không giao nhau . Lúc đó chúng có điểm chung không . Vẽ hình minh hoạ , có mấy trường hợp xảy ra ? 
1.Ba vị trí tương đối của hai đường tròn
? 1 ( sgk ) 
- Hai đường tròn phân biệt ® có 3 vị trí tương đối : Có hai điểm chung ; có 1 điểm chung ; không có điểm chung nào .
+ Hai đường tròn có hai điểm chung ® cắt nhau . 
( O : R ) và (O ; r ) có 
hai điểm chung A và B ->(O) cắt (O’) tại A và B 
A , B là giao điểm , AB là 
dây chung 
+ Hai đường tròn có 1 điểm chung ® Tiếp xúc nhau 
( có hai trường hợp xảy ra : tiếp xúc ngoài và tiếp xúc trong )
(O ; R ) và (O’; r) có 1 điểm chung A ® (O) tiếp xúc (O’) tại A . A là tiếp điểm . 
+ Hai đường tròn không có điểm chung ® không giao nhau : ( có hai trường hợp ) 
( O ; R ) và (O ; r) không có điểm chung ® (O) và (O’) không giao nhau
2 .Tính chất đường nối tâm
- GV vẽ hình (O ; R ) và ( O’ ; r ) sau đó giới thiệu khái niệm đường nối tâm OO’ và các tính chất . 
- GV cho HS quan sát hình 85 , 86 ( sgk ) sau đó trả lời ? 1 ( sgk ) từ đó rút ra nhận xét .
- Em có thể phát biểu thành định lý về đường nối tâm . 
- GV cho HS phát biểu lại định lý sau đó nêu cách chứng minh định lý . GV HD lại sau đó cho HS về nhà chứng minh . 
- GV đưa ra ? 3 ( sgk ) gọi HS đọc đề bài sau đó vẽ hình và nêu cách chứng minh . 
2 .Tính chất đường nối tâm
Cho (O ; R ) và (O’ ; r) có O ¹ O’ ® OO’ gọi là đường nối tâm , đoạn OO’ gọi là đoạn nối tâm . OO’ là trục đối xứng của hình gồm cả (O) và (O’) 
? 2 ( sgk ) 
+ Có OA = OB = R ® O Î d là trung trực của AB 
Có O’A = O’B = r ® O’ Î d là trung trực của AB 
Vậy O , O’ Î d là trung trực của AB . 
+ A nằm trên đường nối tâm OO’ nếu (O) tiếp xúc với (O’) . 
Định lý ( sgk ) 
( HS cm ) 
? 3 ( sgk ) 
A , B Î (O) và (O’) 
® (O) cắt (O’) tại 2 điểm 
OO’ là trung trực của AB 
® IA = IB 
D ACD có OO’ là đường TB ® OO’ // CD (1) 
D ACB có OI là đường TB ® OI // BC (2) 
Từ (1) và (2) ® BC // OO’ và B , C , D thẳng hàng
4. Củng cố: 
Nêu các vị trí tương đối của hai đường tròn . Tính chất đường nối tâm .
Phát biểu định lý về đường nối tâm của hai đường tròn . 
Nêu cách chứng minh bài tập 33 ( sgk ) - HS chứng minh , GV HD lại và chứng minh . 
5. Hướng dẫn học ở nhà:
 Học thuộc bài , nắm chắc các vị trí tương đối của hai đường tròn , các tính chất của đường nối tâm .
Giải bài tập ( sgk - 11 9 ) BT 33 , 34 
BT 34 ( áp dụng ? 3 và Pita go ) 
Tuần 20
Tiết 34
Ngày soạn: 04/01/2012
Ngày dạy: 07/01/2012
VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN (tiếp)
A. Mục tiêu:
- Kiến thức:-HS nắm được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của 2 đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của 2 đường tròn - Hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của 2 đường tròn 
- Kĩ năng:-HS biết vẽ 2 đường tròn tiếp xúc ngoài ,tiếp xúc trong , tiếp tuyến chung của hai đường tròn ,biết xác định vị trí tương đối của 2 đường tròn dựa vào hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính. HS thấy được hình ảnh của 1 số vị trí tương đối của 2 đường tròn trong thực tế .
- Thái độ:HS tự giác tích cực trong học tập.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Bảng phụ vẽ sẵn các vị trí tương đối của 2 đường tròn, tiếp tuyến chung của 2 đường tròn, hình ảnh của 1 số vị trí tương đối của 2 đường tròn trong thực tế, Thước thẳng, eke, compa, phấn màu.
 HS: Ôn tập bất đẳng thức tam giác, tìm hiểu các đồ vật có hình dạng và kết cấu liên quan tới những vị trí tương đối của 2 đường tròn, thước thẳng, bút chì.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
 ?.1 Nêu các vị trí tương đối giữa 2 đường tròn .
 ?.2 Phát biểu tính chất của đường nối tâm ,định lí về 2 đường tròn cắt nhau,hai đường tròn tiếp xúc nhau.
*Trả lời :SGK
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG 
- GV treo bảng phụ vẽ sẵn vị trí 2 đường tròn cắt nhau.
? Em có nhận xét gì về độ dài đoạn nối tâm OO/ với các bán kính R,r.
HS: R-r< OO/ <R+r( bất đẳng thức tam giác )
?Để chứng minh (O;R) cắt (O/;r) ta chứng minh điều gì.
HS: R-r< OO/ <R+r
GV treo bảng phụ vẽ sẵn vị trí tiếp xúc ngoài và tiếp xúc trong của 2 đường tròn .
? Hãy tính OO/ rồi nêu mối quan hệ giữa OO/ với các bán kính .
HS: OO/ =OA+OA/ =R+r
 Quan hệ OO/=R+r
? Hãy tính OO/ rồi nêu mối quan hệ giữa OO/ với các bán kính .
HS: OO/=OA-O/A Hay OO/ =R-r
?Để chứng minh (O;R) tiếp xúc trong (ngoài) với (O;r) ta chứng minh điều gì .
HS: OO/ =R-r(OO/ <R+r)
GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình 
a) ? Hãy tính OO/ ?Rút ra mối quan hệ giữa OO/ với các bán kính R,r?
HS:OO/=OA+AB+BO/=R+AB+r
OO/ > R + r
b);c) Thực hiện tương tự a)
HS: OO/=OA-AB-O/A=R-r-AB
OO/ > R - r
HS: OO/ =O
? Để chứng minh (O;R) và (O/ ;r) ngoài nhau hoặc đựng nhau hoặc đồng tâm ta chứng minh điều gì .
 HS: OO/ > R + r hoặc OO/ > R - r hoặc 
 OO/ =O
-GV nêu khái niệm tiếp tuyến chung của 2 đường tròn rồi yêu cầu 4 nhóm thảo luận và vẽ tiếp tuyến vào các hình vẽ phần hệ thức .
?Hãy thực hiện ?.3
HS: thảo luận nhóm và vẽ được tt
I .Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính
1.Hai đường tròn cắt nhau:
2 .Hai đường tròn tiếp xúc nhau :
a) Tiếp xúc ngoài:
b)Tiếp xúc trong:
3 .Hai đường tròn không giao nhau:
a) Ngoài nhau:
b) Đựng nhau: c) Đồng tâm
II.Tiếp tuyến chung của 2 đường tròn : 
là đường thẳng tiếp xúc với cả 2 đường tròn đó.
?.3
-H 97a: Tiếp tuyến chung ngoài :d1và d2-TT chung trong : m
-H 97b:Tiếp tuyến chung ngoài : d1và d2
-H 97c: Tiếp tuyến chung ngoài :d
-H 97d: Không có tiếp tuyến chung
4 .Luyện tập củng cố :
Bài tập 35 : Học sinh thảo luận nhóm và điền vào chổ trống 
Vị trí tương đối của 2 đường tròn 
Số điểm chung
Hệ thức giữa d,R,r
(O;R) đựng (O/;r)
0
d<R-r
Ở ngoài nhau
0
d> R-r
Tiếp xúc trong 
1
d=R-r
Tiếp xúc ngoài 
1
d =R+ r
Cắt nhau
2
R-r<d<R+r
5 .Hướng dẫn học ở nhà :
-Học thuộc bài và xem kĩ các bài tập đã giải.
-Làm bài tập 36,37,38,39 SGK
Tuần 21
Tiết 35
Ngày soạn: 09/01/2012
Ngày dạy: 12/01/2012
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
- Kiến thức :- HS được củng cố các kiến thức về vị trí tương đối của 2 đường tròn, tính chất của đường nối tâm, tiếp tuyến chung của 2 đường tròn.
- Kĩ năng : -HS được rèn kĩ năng vẽ hình , phân tích chứng minh thông qua các bài tập. 
	 -HS thấy được ứng dụng thực tế của vị trí tương đối của 2 đường tròn, của đường thẳng và đường tròn.
- Thái độ : HS nghiêm túc trong học tập.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: hình vẽ 99,100,101,102,103 sgk, thước thẳng, eke, compa, phấn màu.
HS: Ôn các kiến thức về vị trí tương đối của 2 đường tròn , thước thẳng, compa.
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
?.1 Điền vào ô trống trong bảng sau:
R
r
D
Hệ thức
Vị trí tương đối
4
2
6
d =R +r
Tiếp xúc ngoài 
3
1
2
d = R-r
Tiếp xúc trong
5
2
3,5
R-r<d<R+r
Cắt nhau
3
0<r<2
5
d > R+r
ở ngoài nhau
5
2
1,5
d < R-r
Đựng nhau
2) a) Hai đường tròn tiếp xúc nhau
-O/C//OD( do đồng vị)
- O/C là đường trung bình của tam giác AOD( do O/C//ODvà O/A= OO/ nên CA=CD)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
-GV treo bảng phụ vẽ hình 
?Đường tròn (O/;1cm) tiếp xúc ngoài với (O;3cm) thì O O/ bằng bao nhiêu 
HS: O O/ =3+1=4cm
Vậy các tâm O/ nằm trên đường nào ?
HS: Nằm trên (O;4cm)
? Các(I;1cm) tiếp xúc trong với (o;3cm) thì OI bằng bao nhiêu.
HS:OI=3-1=2cm
? Vậy các tâm I nằm trên đường nào
HS: nằm trên (O;2cm)
-GV treo bảng phụ vẽ sẳn hình và hướng dẫn học sinh vẽ hình 
?Để chứng minh ta chứng minh điều gì.
HS: chứng minh tam giác ABC vuông tại A
? Để chứng minh tam giác ABC vuông tại A ta chứng minh điều gì ?Vì sao?
HS: c/mIA=IB=IC=.Theo tính chất trong tiếp tuyến của tam giác vuông 
?Căn cứ vào đâu để chứng minh IA=IB=IC .HS: Tính chất của 2 tiếp tuyến cắt nhau: IA=IB ;IA=ICIA=IB=IC=
? Để chứng minh ,ta chứng minh điều gì .
HS: là góc tạo bởi 2 tia phân giác của 2 góc kề bù và 
? Căn cứ vào đâu để khẳng định IO và IO/ là phân giác của và .
HS: Tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau.
? Hãy nêu cách tính BC.
HS: BC=2IA do IA=IB=IC.
? Làm thế nào để tính IA.
HS: Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông OIO/ tính được IA=6BC=12cm
-GV treo bảng phụ vẽ sẵn hinh 99 a,b,c sgk và hướng dẫn học sinh xác định chiều quay của các bánh xe tiếp xúc nhau.
+ Hai đường tròn tiếp xúc ngoài ( nội dung ghi bảng )
++ Hai đường tròn tiếp xúc trong (nội dung ghi bảng )
--GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình 100, 101 sgk
+ Ở hình 100: đường thẳng AB tiếp xúc với nên AB được vẽ chắp nối trơn với 
+ Ở hình 101: MN không tiếp xúc với cung NP nên MNP bị gãy tại N
Bài tập 38 tr 123 SGK:
a) Nằm trên ( 0 ;4cm)
b) Nằm tren ( 0;2cm)
Bài tập 39 tr 123 sgk:
a) Ta có IA=IB, IA=IC( tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)
ABC vuông tại A
Vậy :
b)Ta có :IO và IO/ là phân giác của góc BIA và AIC ( tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)
Mà góc BIA kề bù với góc AIC
Vậy góc OIO/=90o 
c)Ta có :IAO O/( tính chất của tiếp tuyến chung trong)
Suy ra :IA2=OA.O/A( Hệ thức lượngtrong tam giác vuông)
IA2=9.4=36
IA=6cm
BC=2IA=12cm
Vậy BC =12 cm
Bài tập 40 tr 123 sgk:
1) Trên các hình 99a, 99b hệ thống bánh răng chuyển động được
-Trên hình 88c hệ thống bánh răng không chuyển động được.
2) Giải thích về chhiều quay của từng bánh xe
-Nếu 2 đường tròn tiếp xúc ngoài thì 2 bánh xe quay theo 2 chiều khác nhau( 1 bánh xe quay theo chiều kim đồng hồ ,bánh xe kia quay ngược chiều kim đồng hồ)
-Nếu 2 đường tròn tiếp xúc trong thì 2 bánh xe quay theo chiều như nhau.
4. Củng cố:
- Gv củng cố lại kiến thức toàn bài
5. Hướng dẫn về nhà:
-Xem kĩ các bài tập đã giải .
-Làm bài 70 tr 138 sbt
-Làm 10 câu hỏi Ôn tập chương II
-Đọc và ghi nhớ “tóm tắt các kiến thức cần nhớ”
Tuần 21
Tiết 36
Ngày soạn: 11/01/2012
Ngày day:14/01/2012
ÔN TẬP CHƯƠNG II
A. Mục tiêu:
-Kiến thức:HS được ôn tập các kiến thức đã học về tính chất đối xứng của đường tròn, liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây, về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn của 2 đường tròn -HS biết vận dụng các kiến thức đã

File đính kèm:

  • docGA HINH HOC 9 THEO CHUAN KTKN(1).doc