Giáo án Hình 8 tiết 31: Ôn tập học kỳ I

Tiết : 31 ÔN TẬP HỌC KỲ I

Tuần : 17

Ngày dạy:

A. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: HS được hệ thống kiến thức của chương I về định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. Tính chất về đường trung bình của tam giác, hình thang.

 2. Kỹ năng:

 + HS được thực hành trắc nghiệm để kiểm tra các kiến thức trên từ nhận biết đến thông hiểu và vận dụng theo đề cương ôn tập học kỳ I do tổ đưa ra.

 + HS được thực hành giải toán tự luận nhằm rèn luyện kỹ năng trình bày lời giải sau khi vẽ hình và ghi giả thiết, kết luận của bài toán.

 3. Thái độ: HS rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong việc trình bày lời giải.

B. CHUẨN BỊ

 1. Của GV: SGK, phấn màu, thước chia khoảng, êke, đề cương ôn tập HKI, nội dung bài dạy.

 2. Của HS: Đề cương ôn tập HKI (do GV cung cấp), đồ dùng học tập cho môn hình học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình 8 tiết 31: Ôn tập học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 31
ÔN TẬP HỌC KỲ I
Tuần : 17
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: HS được hệ thống kiến thức của chương I về định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. Tính chất về đường trung bình của tam giác, hình thang.
	2. Kỹ năng: 
	+ HS được thực hành trắc nghiệm để kiểm tra các kiến thức trên từ nhận biết đến thông hiểu và vận dụng theo đề cương ôn tập học kỳ I do tổ đưa ra.
	+ HS được thực hành giải toán tự luận nhằm rèn luyện kỹ năng trình bày lời giải sau khi vẽ hình và ghi giả thiết, kết luận của bài toán.
	3. Thái độ: HS rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong việc trình bày lời giải.
B. CHUẨN BỊ
	1. Của GV: SGK, phấn màu, thước chia khoảng, êke, đề cương ôn tập HKI, nội dung bài dạy.
	2. Của HS: Đề cương ôn tập HKI (do GV cung cấp), đồ dùng học tập cho môn hình học.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Kiểm tra bài cũ 
Bỏ qua.
	2. Tổ chức luyện tập
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết.
— Hỏi: Nêu dấu hiệu nhận biết hình thang, hình thang cân ?
— Hỏi: Nêu dấu hiệu nhận biết hình bình hành ?
— Hỏi: Nêu dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật ?
— Hỏi: Nêu dấu hiệu nhận biết hình thoi ?
— Hỏi: Nêu dấu hiệu nhận biết hình vuông ?
— Nhắc nhở, uốn nắn, sửa sai (nếu có) khi HS phát biểu.
— Tóm tắt bằng sơ đồ.
Hoạt động 2: Câu hỏi trắc nghiệm.
— Gọi từng HS đọc từng câu hỏi từ 1 đến 7 (theo đề cương) và yêu cầu HS trả lời. GV nhận xét và kết luận.
— Câu 1: HBH có thêm yếu tố nào sau đây thì nó là hình vuông
(1). 2 đường chéo bằng nhau.
(2). 2 đường chéo vuông góc.
(3). Có một góc vuông.
(4). Có 1 đ.chéo cũng là đ.phân giác của 1 góc.
A/ (1) và (2).	B/ (2) và (3).
C/ (1) và (4).	D/ A, B, C đều đúng.
— Câu 2: Cho hình bên, 
độ dài đường trung bình 
MN của hình thang là
A/ 22.	B/ 22,5.
C/ 11.	D/ 10.
— Câu 3: Tứ giác có hai cạnh đối song song và hai đường chéo bằng nhau là
A/ HBH.	B/ HCN.
C/ Hình thang cân.	D/ Tất cả đều sai.
— Câu 4: Chọn và ghép các số cột trái với các chữ ở cột phải để có các khẳng định đúng
1. Tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau là
2. Hình chữ nhật có 2 đường chéo vuông góc là
3. Hình thang cân có 1 góc vuông là
4. Tứ giác có hai cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau là
a). Hình chữ nhật.
b). Hình bình hành.
c). Hình thang vuông.
d). Hình thoi.
e). Hình vuông.
— Câu 5: Quan sát hình vẽ, 
cho biết kết luận nào sau 
đây là đúng
A/ .	B/ .
C/ .	D/ Tất cả đều sai.
— Câu 6: Tứ giác ABCD có (tất cả đều là góc) thì tứ giác ABCD là 
A/ Hình thang cân.	B/ HCN.
C/ Hình vuông.	D/ Tất cả đều sai.
— Câu 7: Nếu tứ giác ABCD có thì tứ giác ABCD là 
A/ Hình thang cân.	B/ HCN.
C/ Hình vuông.	D/ Tất cả đều sai.
— Nhận xét cách trả lời của HS và dăn dò: Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời đúng.
— Đáp: . . . (hình thang cân có 2 dấu hiệu).
— Đáp: . . . (có 5 dấu hiệu).
— Đáp: . . . (có 4 dấu hiệu).
— Đáp: . . . (có 4 dấu hiệu).
— Đáp: . . . (có 5 dấu hiệu).
— Chú ý lắng nghe, ghi nhận, nhớ.
— Chú ý quan sát, ghi nhớ.
— Xem đề cương, đọc từng câu hỏi theo yêu cầu của GV và trả lời.
— Đáp: Chọn câu D.
— Đáp: Chọn câu C.
— Đáp: Chọn câu C.
— Đáp: 1d, 2e, 3a, 4b.
— Đáp: Chọn câu A. Do áp dụng định lý: “Trong tam giác, nếu đường thẳng đi qua trung điểm của một cạnh và song song với cạnh thứ hai thì nó phải đi qua trung điểm của cạnh thứ ba”.
— Đáp: Ta có: 
 và (chọn câu D) vì tứ giác ABCD có các góc đối bằng nhau.
— Đáp: Tương tự câu 6, ta có: 
 và ABCD là hình thang cân (chọn câu A).
— Chú ý lắng nghe, ghi nhớ.
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 3: Thực hành giải toán.
— Ghi đề bài toán lên bảng.
— Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài, vẽ hình (nháp) trong 3 phút.
— Hỏi: Khi K là điểm đối xứng của M qua I thì . . . ?
— Hỏi: Trong tam giác cân, đường trung tuyến ứng với cạnh đáy thì nó cũng là . . . ?
— Hướng dẫn HS vẽ hình chính xác vào vở.
— Gọi 1 HS lên bảng ghi giả thiết, kết luận.
— Hỏi: Qua quan sát, các em thấy tứ giác AMCK là hình gì ?
— Hỏi: Vì sao ? Chứng minh ?
Gọi 1 HS lên bảng trình bày lời giải câu a. 
— Cho HS nhận xét rồi GV chốt lại, cho điểm.
— Hỏi: Nêu các tính chất có được trong hình chữ nhật (về cạnh, góc, đường chéo).
— Hỏi: Các em có nhận xét gì về 2 đoạn thẳng AK và MC (giải thích).
— Hỏi: Còn 2 đoạn thẳng AK và BM thì sao ?
— Hỏi: Lúc này, tứ giác AKBM là hình gì ?
— Gọi 1 HS lên bảng trình bày lời giải câu b.
— Cho HS nhận xét, GV chốt lại , cho điểm.
— Hỏi: Hình chữ nhật có thêm điều kiện nào thì nó thành hình vuông ?
— Gọi 1 HS trình bày lời giải câu c (đứng tại chỗ) GV ghi bảng.
— Cho HS nhận xét, GV chốt lại , cho điểm.
— Ghi đề bài toán vào vở.
— HS đọc kỹ đề bài, vẽ hình (nháp) trong 3 phút.
— Đáp: . . . thì I là trung điểm của đoạn MK.
— Đáp: Thì nó cũng là đường cao, đường phân giác, đường trung trực.
— Vẽ hình vào vở chính xác, đẹp.
— 1 HS lên bảng ghi giả thiết, kết luận.
— Đáp: Hình chữ nhật.
— 1 HS lên bảng trình bày lời giải câu a: chứng minh tứ giác AMCK là hình bình hành và có 1 góc vuông.
— Nhận xét, hoàn chỉnh lời giải vào vở.
— Đáp: 
+ Các cạnh đối song song và bằng nhau.
+ 4 góc đều là góc vuông.
+ Hai đường cheo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
— Đáp: và (cạnh đối hình chữ nhật AMCK)
— Đáp: và (do M là trung điểm BC theo gt).
— Đáp: Hình bình hành.
— 1 HS lên bảng trình bày lời giải câu b.
— Nhận xét, hoàn chỉnh lời giải vào vở.
— Đáp: Hình chữ nhật có thêm điều kiện: hai cạnh kề bằng nhau, hoặc hai đường chéo vuông góc, hoặc một đường chéo cũng là phân giác của một góc thì nó là hình vuông.
— 1 HS đứng tại chỗ trình bày lời giải câu c. 
— Nhận xét, hoàn chỉnh lời giải vào vở.
Bài tập: 
1. Cho cân tại A, đường trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AC, K là điểm đối xứng của M qua I.
a). Tứ giác AMCK là hình gì ? Vì sao ?
b). Tứ giác AKBM là hình gì ? Vì sao ?
c). Tìm điều kiện của để tứ giác AMCK là hình vuông.
Bài làm: 
GT
+ cân tại A.
+ AM: trung tuyến.
+ ().
+ ().
KL
a). AMCK là hình gì ? Vì sao ?
b). AKBM là hình gì ? Vì sao ?
c). ĐK của để AMCK là hình vuông
a). AMCK là hình gì ? Vì sao ?
Tứ giác AMCK là hình chữ nhật, vì
Tứ giác AMCK có:
+ I là trung điểm AC (gt). 
+ I là trung điểm MK (tính chất đối xứng). 
 là hình bình hành (1)
+ AM là đường trung tuyến của cân tại A (gt). 
 cũng là đường cao, đường phân giác, hay 
v (2)
Từ (1) và (2) có AMCK là hình chữ nhật.
b). AKBM là hình gì ? Vì sao ?
Tứ giác AKBM là hình chữ nhật, vì
+ và (cạnh đối hình chữ nhật)
 và (do M là trung điểm BC theo gt).
 là hình bình hành (vì có hai cạnh đối song song và bằng nhau).
c). 
+ Hình chữ nhật AMCK là hình vuông khi đường chéo CA là đường phân giác của 
 (do v)
(docân tại A)
+ Vậy khi vuông cân tại A thì tứ giác AMCK là hình vuông.
	3. Hướng dẫn học ở nhà – Dặn dò
	+ Xem lại SGK và vở ghi. Cần nắm vững và học thuộc lòng các định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của các hình: hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
	+ Chuẩn bị bài thật tốt để làm bài kiểm tra học kỳ I đạt kết quả cao.
	+ Xem trước §4 (diện tích hình thang).

File đính kèm:

  • docHH8-t31.doc