Giáo án Hình 11 nâng cao tiết 23: Hai mặt phẳng song song
Tiết PPCT: 23
Tuần 17
HAI MẶT PHẲNG SONG SONG
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Khái niệm và điều kiện để hai mặt phẳng song song.
- Định lí Ta-lét (thuận và đảo) trong không gian;
- Khái niệm hình lăng trụ, hình hộp:
- Khái niệm hình chóp cụt.
2. Kĩ năng, kĩ xảo:
- Biết cách chứng minh hai mặt phẳng song song.
- Vẽ được hình biểu diễn của hình hộp; hình lăng trụ; hình chóp có đáy là tam giác, tứ giác
3. Thái độ, tình cảm: Chú ý theo dõi bài, liên hệ với hình ảnh thực tế trong không gian.
Ngày soạn: 5-12-2009 Tiết PPCT: 23 Tuần 17 HAI MẶT PHẲNG SONG SONG I. Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức: - Khái niệm và điều kiện để hai mặt phẳng song song. - Định lí Ta-lét (thuận và đảo) trong không gian; - Khái niệm hình lăng trụ, hình hộp: - Khái niệm hình chóp cụt. 2. Kĩ năng, kĩ xảo: - Biết cách chứng minh hai mặt phẳng song song. - Vẽ được hình biểu diễn của hình hộp; hình lăng trụ; hình chóp có đáy là tam giác, tứ giác 3. Thái độ, tình cảm: Chú ý theo dõi bài, liên hệ với hình ảnh thực tế trong không gian. II. Phương pháp – phương tiện 1. Phương tiện: Giáo viên: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, SGK Toán HH 11 NC. Học sinh: Đọc bài trước, SGK Toán HH 11 NC. 2. Phương pháp: Vấn đáp, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. III. Tiến trình 1. Ổn định lớp (2’): Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ (5’): GV: Hãy nêu các vị trí tương đối giữa hai đường thẳng phân biệt, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. 3. Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 (10’) GV: Trong không gian cho hai mặt phẳng phân biệt (P) và (Q), (P) và (Q) có thể có ba điểm chung không thẳng hàng hay không? GV: (P) và (Q) có một điểm chung thì chúng có bao nhiêu điểm chung? Các điểm chung đó có tính chất như thế nào? GV: Cho học sinh quan sát hai mặt phẳng song song trong thực tế. Qua đó GV giới thiệu thế nào là hai mặt phẳng song song. Hoạt động 2 (15’) GV: Cho học sinh đọc khẳng định ?3, gọi 1 em trả lời ?3. GV: Khắc sâu cho hs khẳng định ở ?3. GV: Cho hs đọc đề và suy nghĩ trả lời ?4. GV: Giới thiệu định lí 1 cho hs, và nhấn mạnh với các em đây là dấu hiệu để chứng minh hai mặt phẳng song song. GV: Hướng dẫn học sinh trả lời HĐ1. Gọi lần lượt hai học sinh lên bảng trình bày câu a, b ở HĐ1. GV: Hoàn chỉnh phần chứng của học sinh. Hoạt động 3 (10’) GV: Trình chiếu cho học sinh xem hình ảnh có một mặt phẳng đi qua một điểm A ngoài mặt phẳng một mặt phẳng cho trước. GV: Gọi học sinh phát biểu điều vừa quan sát được. GV: Hướng dẫn học sinh chứng tính chất 1. GV: Giới thiệu cho học sinh hệ quả 1, 2 và tính chất 2. HS: (P) và (Q) không thể có 3 điểm chung không thẳng hàng vì nếu có thì chúng sẽ trùng nhau. HS: (P) và (Q) có một điểm chung thì chúng có vô số điểm chung, các điểm chung đó nằm trên một đường thẳng. HS: Chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên. HS: Mọi đường thẳng nằm trên (P) đều song song với (Q) vì nếu có đường thẳng nằm trên (P) cắt (Q) tại một điểm thì điểm ấy là điểm chung của (P) và (Q) (vô lí). HS: Ghi nhớ. HS: Đúng, vì nếu (P) và (Q) có điểm chung A thì mọi đường thẳng nằm trên (P), qua điểm A đều cắt (Q) tại A (mâu thuẫn với giả thiết). HS: Ghi nhớ định lí 1. HS: a) (P) và (Q) không trùng nhau, vì nếu chúng trùng nhau thì đường thẳng a nằm trên (P) cũng phải nằm trên (Q) mâu thuẫn với giả thiết a//(Q) b) a//(Q) và a nằm trên (P) nên (P) cắt (Q) theo giao tuyến c song song với a. Lí luận tương tự c//b.Suy ra a song song hoặc trùng với b (mâu thuẫn với gt). HS: Quan sát hình vẽ. HS: Phát biểu tính chất 1 trang 62 SGK. HS: Chú ý theo dõi. HS: Tập trung theo dõi. 4. Củng cố và dặn dò (3’) GV: Xem và ghi nhớ các kiến thức đã học và làm bài tập 29 SGK trang 67. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Ngày tháng năm 2009 Giáo viên hướng dẫn duyệt
File đính kèm:
- T1MP ss mp.doc