Giáo án Hình 11 nâng cao tiết 21: Đường thẳng song song với mặt phẳng

Tiết PPCT: 21

Tuần 16

ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI MẶT PHẲNG

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức:

- Nắm được vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng.

- Biết được khái niệm và điều kiện để đường thẳng song song với mặt phẳng.

- Biết (không chứng minh) định lí:”Nếu đường thẳng a song song với mặt phẳng (P) Thì mọi mặt phẳng (Q) chứa a và cắt (P) thì cắt theo giao tuyến song song với a”.

2. Kĩ năng, kĩ xảo:

- Xác định được vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng.

- Biết cách vẽ một đường thẳng song song với một mặt phẳng; biết chứng minh một đường thẳng song song với mặt phẳng.

- Biết dựa vào các định lí trên để xác định giao tuyến của hai mặt phẳng trong một số trường hợp đơn giản.

3. Thái độ, tình cảm: Chăm chú theo dõi bài, tưởng tượng không gian.

II. Phương pháp – phương tiện

1. Phương tiện:

Giáo viên: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, SGK Toán HH 11 NC.

Học sinh: Đọc bài trước, SGK Toán HH 11 NC.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình 11 nâng cao tiết 21: Đường thẳng song song với mặt phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25-11-2009
Tiết PPCT: 21
Tuần 16
ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI MẶT PHẲNG
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Nắm được vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng.
- Biết được khái niệm và điều kiện để đường thẳng song song với mặt phẳng.
- Biết (không chứng minh) định lí:”Nếu đường thẳng a song song với mặt phẳng (P) Thì mọi mặt phẳng (Q) chứa a và cắt (P) thì cắt theo giao tuyến song song với a”.
2. Kĩ năng, kĩ xảo:
- Xác định được vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng.
- Biết cách vẽ một đường thẳng song song với một mặt phẳng; biết chứng minh một đường thẳng song song với mặt phẳng.
- Biết dựa vào các định lí trên để xác định giao tuyến của hai mặt phẳng trong một số trường hợp đơn giản.
3. Thái độ, tình cảm: Chăm chú theo dõi bài, tưởng tượng không gian.
II. Phương pháp – phương tiện
1. Phương tiện:
Giáo viên: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, SGK Toán HH 11 NC.
Học sinh: Đọc bài trước, SGK Toán HH 11 NC.
2. Phương pháp: Vấn đáp, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
III. Tiến trình
1. Ổn định lớp (2’): Kiểm tra sĩ số. 
2. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (10’)
GV: Dán bảng phụ hình ảnh 3 vị trí tương đối của đường thẳng với mặt phẳng. Yêu cầu học sinh dựa vào số điểm chung của đường thẳng và mặt phẳng đưa ra nhận xét về vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng.
GV: Khái quát vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng, cho HS xem định nghĩa SGK trang 56.
Hoạt động 2 (10’)
GV: Mô ta hình 56 SGK trang 57, cho học sinh nhận xét vị trí của điểm I với mp (P), từ đó đưa ra vị trí tương đối của đường thẳng a với (P) ứng với mỗi trường hợp.
GV: Gọi 1 học sinh phát biểu định lí 1 SGK trang 57.
Hoạt động 3 (20’)
GV: Cho đường thẳng a song song mp(P), khi đó a có song song với một đường thẳng nào trên (P) hay không ? Giới thiệu định lí 2 cho học sinh.
GV: Cho học sinh suy nghĩ hoạt động 1, gọi 1 học sinh lên bảng chứng minh.
GV: Kiểm tra bài làm của học sinh.
GV: Từ định lí 2, ta thấy a // b. Vậy khi a // (P) thì suy ra được điều gì ?
GV: Gọi 1 học sinh phát biểu hệ quả 2, cho hs suy nghĩ, rồi gọi 1 học sinh lên bảng chứng minh hệ quả 2.
GV: Khắc sâu cho học sinh định lí 2 và hệ quả 2 cho ta 2 cách xác định hai đường thẳng song song.
HS: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi của giáo viên.
Ở hình 1 ta thấy đường thẳng a nằm trên mp(P). 
Ở hình thứ 2 ta thấy đường thẳng a cắt mp(P) tại một điểm, nên a và (P) cắt nhau.
Ở hình 1 ta thấy đường thẳng a và ((P) không có điểm chung, nên a song song với mp(P).
HS: Chú ý lắng nghe.
HS: Nếu thì a và (P) không song song với nhau.
Nếu thì a và (P) song song với nhau.
HS: Phát biểu định lí 1.
HS: Chú ý theo dõi và nắm nội dung định lí.
HS: Giả sử I = a Ç b, khi đó I Î (P) nên a và (P) cắt nhau tại I, mâu thuẩn giả thiết a song song với (P), suy ra điều phải chứng minh.
HS: Phát biểu hệ quả 1.
HS: Phát biểu hệ quả 2, chứng minh hệ quả 2.
HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
3. Củng cố và dặn dò (3’)
GV: Gọi 1 học sinh nêu vị trí của đường thẳng và mặt phẳng trong không gian và các cách xác định hai đường thẳng song song.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Ngày tháng năm
 Giáo viên hướng dẫn duyệt

File đính kèm:

  • docT1 Đt ss mp.doc