Giáo án Hình 11 nâng cao tiết 20: Hai đường thẳng song song

Tiết PPCT: 20

Tuần 15

HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức:

- Khái niệm trọng tâm của tứ diện.

- Phương pháp chứng minh ba đường thẳng đồng quy.

2. Kĩ năng, kĩ xảo:

- Biết cách chứng minh ba đường thẳng đồng quy.

3. Thái độ, tình cảm: Chăm chú theo dõi bài, tưởng tượng không gian.

II. Phương pháp – phương tiện

1. Phương tiện:

Giáo viên: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, SGK Toán HH 11 NC.

Học sinh: Đọc bài trước, SGK Toán HH 11 NC.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình 11 nâng cao tiết 20: Hai đường thẳng song song, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18-11-2009
Tiết PPCT: 20
Tuần 15
HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Khái niệm trọng tâm của tứ diện.
- Phương pháp chứng minh ba đường thẳng đồng quy.
2. Kĩ năng, kĩ xảo:
- Biết cách chứng minh ba đường thẳng đồng quy.
3. Thái độ, tình cảm: Chăm chú theo dõi bài, tưởng tượng không gian.
II. Phương pháp – phương tiện
1. Phương tiện:
Giáo viên: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, SGK Toán HH 11 NC.
Học sinh: Đọc bài trước, SGK Toán HH 11 NC.
2. Phương pháp: Vấn đáp, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
III. Tiến trình
1. Ổn định lớp (2’): Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (5’):
GV: Hãy phát biểu vị trí của hai đường thẳng trong không gian, định lí về 3 đường giao tuyến và hệ quả của định lí đó.
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (12’)
GV: Cho học sinh đọc đề ví dụ 1 SGK trang 54. Phân tích cho hs nắm đề bài, vẽ hình, giới thiệu trọng tâm tứ diện, yêu cầu Hs suy nghĩ cách chứng minh các đường thẳng đồng quy.
GV: Kiểm tra hình vẽ của học sinh. Đưa ra phương pháp chứng minh ba đường thẳng đồng quy.
GV: Dựa vào các trung điểm, nhận xét gì về tứ giác MPNQ, từ đó hai đường chéo MN và PQ cắt nhau tại điểm có tính chất gì? Tương tự cho tứ giác MRNS? Qua đó kết luận gì về các đường chéo MN, PQ, RS?
GV: Gọi 1 học sinh lên trình bày bài giải ví dụ 1.
Hoạt động 2 (20’)
GV: Cho học sinh đọc đề bài ví dụ 2. Gọi 1 học sinh lên bảng vẽ hình.
GV: Kiểm tra hình vẽ của học sinh
GV: Trong hai mp (SAB) và (SCD) có chứa hai đường thẳng AB và CD song song với nhau, vậy giao tuyến của hai mp này là đường thẳng như thế nào? (theo hệ quả)?
GV: Để xác định thiết diện cần tìm các yếu tố nào?
GV: Đoạn giao tuyến chung của mp(MBC) và mặt (SAD) của hình chóp? Đoạn giao tuyến chung của mp(MBC) và mặt (SDC) của hình chóp? Từ đó thiết diện? Thiết diện là hình gì?
GV: Gọi 1 học sinh lên bảng trình bày bài giải của ví dụ 2
HS: Đọc đề bài và vẽ hình
HS: Tiếp thu phương pháp vừa nêu của giáo viên.
HS: Chú ý theo dõi và trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra.
HS: Trình bày bài giải ví dụ 1.
HS: Đọc đề bài ví dụ 2 và vẽ hình.
HS: Giao tuyến của chúng sẽ song song với AB và CD.
HS: Tìm thiết diện ta cần tìm giao tuyến của mp cắt hình chóp với các mặt của nó.
HS: .
HS: Lên bảng giải ví dụ 2.
4. Củng cố và dặn dò (6’)
GV: Nhắc lại phương pháp chứng minh ba đường thẳng đồng quy. Cho học sinh đọc đề bài tập 20 SGK trang 55, gọi 1 học sinh vẽ hình và hướng dẫn cách giải.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Ngày tháng năm
 Giáo viên hướng dẫn duyệt

File đính kèm:

  • docT2 Hai đường thẳng ssong.doc