Giáo án Hình 11 nâng cao tiết 19: Hai đường thẳng song song
Tiết PPCT: 19
Tuần 15
HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Vị trí tương đối của hai đường thẳng phân biệt.
- Hai đường thẳng song song và các tính chất.
2. Kĩ năng, kĩ xảo:
- Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian.
- Biết cách chứng minh hai đường thẳng song song.
3. Thái độ, tình cảm: Chú ý theo dõi, tưởng tượng không gian, Liên hệ thực tế.
II. Phương pháp – phương tiện
1. Phương tiện:
Giáo viên: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, SGK Toán HH 11 NC.
Học sinh: Đọc bài trước, SGK Toán HH 11 NC.
2. Phương pháp: Vấn đáp, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
Ngày soạn: 18-11-2009 Tiết PPCT: 19 Tuần 15 HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I. Mục đích – yêu cầu 1. Kiến thức: - Vị trí tương đối của hai đường thẳng phân biệt. - Hai đường thẳng song song và các tính chất. 2. Kĩ năng, kĩ xảo: - Xác định vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian. - Biết cách chứng minh hai đường thẳng song song. 3. Thái độ, tình cảm: Chú ý theo dõi, tưởng tượng không gian, Liên hệ thực tế. II. Phương pháp – phương tiện 1. Phương tiện: Giáo viên: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, SGK Toán HH 11 NC. Học sinh: Đọc bài trước, SGK Toán HH 11 NC. 2. Phương pháp: Vấn đáp, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. III. Tiến trình 1. Ổn định lớp (2’): Kiểm tra sĩ số. 2. Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 (15’) GV: Cho học sinh quan sát hình: GV: Đường thẳng a và đường thẳng b có nằm trên một mặt phẳng không ? GV: Có mp nào chứa hai đường thẳng a và c hoặc b và c không ? GV: Gọi 1 học sinh nhận xét về vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian. GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh. GV: Chia lớp thành 2 nhóm, nhóm 1 trả lời HĐ1, nhóm 2 trả lời HĐ2. Hoạt động 2 (25’) GV: Gọi 1 hs nhắc lại tiên đề ơ-clít về đường thẳng song song trong mặt phẳng. GV: Trong không gian phát biểu trên vẫn đúng. Yêu cầu Hs phát biểu lại. GV: Gọi 1 hs phát biểu tính chất 2. GV: Cho hs xem hình 52 về mối quan hệ giữa 3 mặt phẳng (P), (Q), (R). Gọi 1 hs trả lời câu hỏi ?2. GV: Cho hs đọc yêu câu của HĐ3, gọi 1 hs lên bảng trả chứng minh. GV: Kiểm tra câu trả lời của học sinh. GV: Gọi 1 học sinh phát biểu định lí về 3 đường giao tuyến trang 53. GV: Cho hs xem hệ quả trang 53. Gọi 1 học sinh lên bảng chứng minh. GV: Kiểm tra và hoàn chỉnh bài giải của học sinh. HS: Quan sát hình vẽ và chú ý nghe câu hỏi của giáo viên. HS: Không. HS: Có và lên bảng chỉ ra mp chứa đường thẳng a và c hoặc b và c. HS: Cho hai đường thẳng trong không gian thì có 3 trường hợp xảy ra: TH1: Hai đường thẳng chéo nhau (không có mặt phẳng nào chứa hai đường thẳng đó) TH2: Hai đường thẳng song song (cùng nằm trong một mặt phẳng và không có điểm chung) TH3: Hai đường thẳng cắt nhau (cùng nắm trong cùng một mặt phẳng và có một điểm chung). HS: Đại diện các nhóm lên bảng trình bày câu trả lời của HĐ1, HĐ2. HS: Trả lời câu hỏi của giáo viên. HS: Phát biểu tính chất 1 SGK trang 53. HS: Phát biểu tính chất 2. HS: Có 2 trường hợp: a và b cắt nhau hoặc a và b song song với nhau. HS: HĐ3: Ta có a, b, c đôi một đồng phẳng. - Nếu không có hai đường thẳng nào trong chúng cắt nhau thì a, b, c đôi một song song. - Nếu có hai đường thẳng cắt nhau, chẳng hạn a và b thì giao điểm của chúng nằm trên c. HS: Phát biểu định lí về ba đường giao tuyến. HS: Xem hệ quả và suy nghĩ hướng chứng minh. Gọi , và . Gọi , khi đó: . Vì , theo định lí 3 đường giao tuyến ta suy ra: . Khi đó: c cũng có thể trùng với a hoặc b, nếu hoặc . 3. Củng cố và dặn dò (3’) GV: Gọi 1 học sinh phát biểu các trường hợp xảy ra cho hai đường thẳng trong không gian, định lí về 3 đường giao tuyến và hệ quả của nó. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Ngày tháng năm Giáo viên hướng dẫn duyệt
File đính kèm:
- T1 Hai đường thẳng ssong.doc