Giáo án Hình 11 cơ bản tiết 6: Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau

Tiết PPCT: 6

Tuần 6

KHÁI NIỆM VỀ PHÉP DỜI HÌNH VÀ HAI HÌNH BẰNG NHAU

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được khái niệm phép dời hình và biết được các phép tịnh tiến, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm, phép quay là phép dời hình.các tính chất của phép dời hình. Nắm được định nghĩa hai hình bằng nhau.

2. Kĩ năng, kĩ xảo:

- Tìm ảnh của một điểm, một hình qua phép dời hình, hai hình bằng nhau khi nào, biết được mối quan hệ của phép dời hình và phép biến hình khác. Xác định được phép dời hình khi biết ảnh và tạo ảnh của một điểm.

3. Thái độ, tình cảm:

- Chú ý theo dõi bài học và liên hệ các hình ảnh có liên quan đến bài học trong thực tế.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình 11 cơ bản tiết 6: Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10 - 9 – 2010 
Tiết PPCT: 6
Tuần 6
KHÁI NIỆM VỀ PHÉP DỜI HÌNH VÀ HAI HÌNH BẰNG NHAU
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được khái niệm phép dời hình và biết được các phép tịnh tiến, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm, phép quay là phép dời hình.các tính chất của phép dời hình. Nắm được định nghĩa hai hình bằng nhau.
2. Kĩ năng, kĩ xảo:
- Tìm ảnh của một điểm, một hình qua phép dời hình, hai hình bằng nhau khi nào, biết được mối quan hệ của phép dời hình và phép biến hình khác. Xác định được phép dời hình khi biết ảnh và tạo ảnh của một điểm..
3. Thái độ, tình cảm: 
- Chú ý theo dõi bài học và liên hệ các hình ảnh có liên quan đến bài học trong thực tế.
II. Phương pháp – phương tiện
1. Phương tiện:
Giáo viên: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, SGK Toán HH 11.
Học sinh: Đọc bài trước, SGK Toán HH 11.
2. Phương pháp: Vấn đáp, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
III. Tiến trình
1. Ổn định lớp (2’): Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (3’):
GV: Hãy nêu các phép biến hình đã học có tính chất bảo toàn khoảng cách.
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (15’)
- Cho hs phát biểu định nghĩa phép dời hình.
- Nêu nhận xét SGK trang 19 và nêu ví dụ 1.
- Cho hs đọc đề HĐ1 và hướng dẫn: tìm ảnh của điểm A , B , O qua phép quay tâm O, góc 900 , tiếp theo là thực hiện phép đối xứng qua đường thẳng BD.
+ Yêu cầu HS kết luận về ảnh của A,B,O qua phép dời hình trên.
- Giới thiệu ví dụ 2.
Hoạt động 2 (15’)
- Cho hs phát biểu tính chất của phép dời hình.
- Cho hs đọc đề HĐ2 và yêu cầu hs so sánh AB và A’B’, BC và B’C’, AC và A’C’.
- Gọi 1 hs giải HĐ2.
- Kiểm tra câu trả lời của hs.
- Cho hs đọc đề HĐ3 và so sánh AM và A’M’, BM và B’M’.
- Cho hs trả lời HĐ3 .
- Cho hs xem chú ý SGK và xem ví dụ 3.
- Gọi 1 hs trả lời HĐ4 .
 Hoạt động 3 (5’)
- Giới thiệu định nghĩa hai hình bằng nhau.
- Cho hs thực hiện HĐ4 .
- Phát biểu định nghĩa phép dời hình.
- Theo dõi và ghi nhớ.
- Xem hình 1.41 và trả lời,
Phép quay tâm O góc quay 900 biến A, B, O lần lượt thành D,A,O .
+ Phép đối xứng qua đường thẳng BD biến D,A,O thành D,C,O.
+Ảnh của A, B, Olà D, C, O
- Chú ý quan sát.
- Phát biểu tính chất của phép dời hình.
- .
- B nằm giữa A và C ÛAB+ BC = AC
Û A’B’ + B’C’ = A’C’ Û Điểm B nằm giữa 2 điểm A’ , C’
- .
- và nên M’ là trung điểm của A’B’.
- Xem SGK.
- Thực hiện liên tiếp phép tịnh tiến theo vectơ và phép đối xứng qua đường thẳng IH.
- Ghi nhớ.
- Hai hình thang AEIB và CFID bằng nhau vì tồn tại phép đối xứng tâm biến hình này thành hình kia.
4. Củng cố và dặn dò (5’)
- Nêu định nghĩa phép dời hình
	- Nêu các tính chất và khái niệm hai hình bằng nhau.
- HD HS học ở nhà: + Giải bài tập 1 SGK trang 23.
 + Cho điểm M(2;1) . Phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép đối xứng qua tâm và phép tịnh tiến theo vec tơ biến điểm M thành điểm nào trong các điểm sau ?
A) A(1;3)	B) B(2;0)	C) C(0;2)	D) D(4;4)
Rút kinh nghiệm tiết dạy:

File đính kèm:

  • docKN về phép dời hình và hai hhbn.doc
Giáo án liên quan