Giáo án Hình 11 cơ bản tiết 1: Phép biến hình và phép tịnh tiến

Tiết PPCT: 1

Tuần 1

PHÉP BIẾN HÌNH VÀ PHÉP TỊNH TIẾN

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được khái niệm phép biên hình, một số thuật ngữ và kí hiệu liên quan đến nó, liên hệ được với những phép biến hình đã học ở lớp dưới.

- Phép tịnh tiến, tính chất của phép tịnh tiến và biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến.

2. Kĩ năng, kĩ xảo:

- Xác định được ảnh của một điểm, đường thẳng, đường tròn qua phép tịnh tiến.

 3. Thái độ, tình cảm:

- Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với phép biến hình. Có nhiều sáng tạo trong học tập. Tích cực phát huy tình độc lập trong học tập.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình 11 cơ bản tiết 1: Phép biến hình và phép tịnh tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5 -8- 2010
Tiết PPCT: 1
Tuần 1
PHÉP BIẾN HÌNH VÀ PHÉP TỊNH TIẾN
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được khái niệm phép biên hình, một số thuật ngữ và kí hiệu liên quan đến nó, liên hệ được với những phép biến hình đã học ở lớp dưới. 
- Phép tịnh tiến, tính chất của phép tịnh tiến và biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến.
2. Kĩ năng, kĩ xảo:
- Xác định được ảnh của một điểm, đường thẳng, đường tròn qua phép tịnh tiến.
	3. Thái độ, tình cảm: 
- Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với phép biến hình. Có nhiều sáng tạo trong học tập. Tích cực phát huy tình độc lập trong học tập. 
II. Phương pháp – phương tiện
1. Phương tiện:
Giáo viên: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, SGK Toán ĐS 11.
Học sinh: Đọc bài trước, SGK Toán ĐS 11.
2. Phương pháp: Vấn đáp, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
III. Tiến trình
1. Ổn định lớp (2’): Kiểm tra sĩ số.
2. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (10’)
- Vẽ một điểm M và đường thẳng d: Có bao nhiêu đường thẳng qua M và vuông góc với d.
- Dựng đt đi qua M và vuông góc với d cắt d tại M’, M’ gọi là gì ?
- Có bao nhiêu điểm M’ được xác định như trên.
- Quy tắc xác định như trên gọi là phép biến hình, vậy phép biến hình là như.
Hoạt động 2 (10’)
- Cho hs đọc đề HĐ2 .
- Hãy nêu cách dựng điểm M’.
- Có bao nhiêu điểm M’ như vậy?
- Quy tắc trên có phải là phép biến hình hay không?
Hoạt động 3 (20’)
- Cho hs đọc phần giới thiệu ở hình 1.2
- Cho điểm M và vectơ Hãy dựng M' sao cho 
\
- Quy tắc đặt tương ứng M với M' như trên có phải là phép biến hình không.?
- Quy tắc trên ta gọi là phép tịnh tiến, vậy thế nào là phép tịnh tiến.
- Hình thành kí hiệu của phép tịnh tiến. Dựa vào ĐN trên ta có , khi ta có điều gì xảy ra?
- Nếu = thì (M) = M'. Với M' là điểm như thế nào so với M ? Lúc đó phép biến hình đó là phép gì ?.
- Cho hs trả lời HĐ1. 
- Có duy nhất một đường thẳng.
- M’ là hình chiếu của M trên đường thẳng d.
- Có duy nhất một điểm M’
- Phát biểu định nghĩa phép biến hình.
- Đọc đề HĐ2 .
- Với mỗi điểm M tuỳ ý ta có thể tìm được ít nhất 2 điểm M’ và M’’ sao cho M là trung điểm của M’M’’ và M’M =MM’’ = a.
- Có vô số điểm M’.
- Không, vì vi phạm tính duy nhất của ảnh.
- Đọc ví dụ ở hình 1.2.
- Là một phép biến hình.
- Phát biểu định nghĩa phép tịnh tiến.
- .
- . Phép tịnh tiến gọi là phép đồng nhất.
- Phép tịnh tiến cần tìm là .
3. Củng cố và dặn dò (3’)
- Nêu định nghĩa phép biến hình, phép tịnh tiến.
- Về nhà xem phần II, III bài phép tịnh tiến.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:

File đính kèm:

  • docT1 Phép biến hình và phép tịnh tiến.doc