Giáo án Hình 11 ban cơ bản tiết 29: Phép chiếu song song

 BÀI 5 : PHÉP CHIẾU SONG SONG

I - MỤC TIÊU : Qua bài học , HS cần nắm được

 1.Về kiến thức :

Nắm định nghĩa và các tính chất cơ bản của phép chiếu song song . Cách tìm hình chiếu của mỗi điểm M bất

kì trong không gian trên mặt phẳng chiếu theo phương chiếu của một đường thẳng l cho trước . Nắm vững

các nguyên tắc vẽ hình biểu diễn của một hình trong không gian .

 2.Về kỹ năng :

Thành thạo trong việc tìm hình chiếu của mỗi điểm M trong không gian trên mặt phẳng chiếu theo phương chiếu

của một đường thẳng l cho trước . Biết vận dụng để biểu diễn các hình đơn giản : tam giác , hình bình hành , hình tròn

, hình thang ; các hình không gian đơn giản như hình lập phương , hình tứ diện , hình chóp , hình lăng trụ và hình hộp .

 3.Về tư duy :

 Hiểu rõ và nắm được các tính chất của phép chiếu song song , từ đó nắm vững các nguyên tắc vẽ hình biểu diễn .

 4.Về thái độ :

 Chuẩn bị bài ở nhà , chú ý nghe giảng , tích cực phát biểu . Chuẩn bị bài tập đầy đủ , nghiêm túc .

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình 11 ban cơ bản tiết 29: Phép chiếu song song, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TIẾT 29 :	Ngày soạn :
	Ngày dạy :	 
	BÀI 5 : PHÉP CHIẾU SONG SONG 
I - MỤC TIÊU : Qua bài học , HS cần nắm được 
 	1.Về kiến thức :
Nắm định nghĩa và các tính chất cơ bản của phép chiếu song song . Cách tìm hình chiếu của mỗi điểm M bất 
kì trong không gian trên mặt phẳng chiếu theo phương chiếu của một đường thẳng l cho trước . Nắm vững 
các nguyên tắc vẽ hình biểu diễn của một hình trong không gian . 
 	2.Về kỹ năng : 
Thành thạo trong việc tìm hình chiếu của mỗi điểm M trong không gian trên mặt phẳng chiếu theo phương chiếu 
của một đường thẳng l cho trước . Biết vận dụng để biểu diễn các hình đơn giản : tam giác , hình bình hành , hình tròn 
, hình thang ; các hình không gian đơn giản như hình lập phương , hình tứ diện , hình chóp , hình lăng trụ và hình hộp .
 	3.Về tư duy : 
	Hiểu rõ và nắm được các tính chất của phép chiếu song song , từ đó nắm vững các nguyên tắc vẽ hình biểu diễn .
 	4.Về thái độ : 
 	Chuẩn bị bài ở nhà , chú ý nghe giảng , tích cực phát biểu . Chuẩn bị bài tập đầy đủ , nghiêm túc .
I I - TRỌNG TÂM : 
	Định nghĩa , các tính chất cơ bản của phép chiếu song song , biết biểu diễn các hình đơn giản .
I I I - PHƯƠNG PHÁP : 
IV - CHUẨN BỊ : 
 	1.Thực tiễn : -Hs đã được học lý thuyết về quan hệ song song , vận dụng những đl cơ bản ở những bài trước .
 	2.Phương tiện : -Bài soạn của hs , các tình huống của sgk , hình vẽ minh hoạ . 
V - TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1/Oån định :
	2/Bài cũ : Không .
 	3/Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
I - PHÉP CHIẾU SONG SONG :
+Cho mặt phẳng và một đường thẳng cắt .
+Với mỗi điểm M trong không gian , đt đi qua M và song song với sẽ cắt tại điểm M’ xác định .
Cách xác định điểm M ‘ tương ứng với điểm M như vậy gọi là phép chiếu song song lên mặt phẳng theo phương chiếu .
 	: mặt phẳng chiếu , : phương chiếu , MM ’ : tia chiếu .
 M·
 ·M’
Khi M chạy trên một hình (H) thì M’ chạy trên một hình (H ’ ) trên mặt phẳng , hình (H ’ ) gọi là HCSS của hình (H) .
+GV hướng dẫn hs vẽ hình , gv nêu định nghĩa phép chiếu song song , thực ra phép chiếu song song tương tự như một phép biến hình đã học trong H H P .
+Gv cho hs nêu các thuật ngữ chính liên quan đến phép chiếu song song .
+ Khi M chạy trên một hình (H) thì M’ chạy trên một hình nào ? Hình (H ‘ ) được gọi là gì của hình (H) ? 
+Gv cho hs nêu ĐN hình chiếu của một hình ?
I I - CÁC TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CHIẾU SONG SONG : 
+Chú ý : Nếu d // hoặc d thì hình chiếu của d theo phương xuống chỉ là một điểm , vì thế từ đây ta chỉ xét hình chiếu của những đường thẳng không song song , không trùng với .
+Định lí 1 :
Phép chiếu song song biến 3 điểm thẳng hàng thành 3 điểm thẳng hàng và không làm thay đổi thứ tự của 3 điểm thẳng hàng đó .
+CM : Hs chứng minh theo sự dẫn dắt của gv . 
+Hệ quả :
Phép chiếu song song biến đường thẳng thành đường thẳng , đoạn thẳng thành đoạn thẳng , tia thành tia .
+Định lí 2 :
Phép chiếu song song biến 2 đường thẳng song song thành hai đt song song hoặc trùng nhau.
+CM : Hs chứng minh theo sự dẫn dắt của gv . 
+Định lí 3 :
Phép chiếu song gong bảo toàn tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng song song hoặc cùng nằm trên một đường thẳng . 
+Hiọat động 1 : 
Hình bên có phải là hình biểu diễn của hình lục giác đều không ?
+Hs nêu được đó là hình biểu diễn sai .
+Giải thích được vì AF , BE , CD không song song .
I I I - HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT HÌNH KG TRÊN 1 MẶT PHẲNG :
+Định nghĩa : 
Hình biểu diễn của một hình (H) trong không gian là hình chiếu song song của hình (H) lên một mặt phẳng nào đó hoặc là 1 hình đồng dạng với hình chiếu song song đó .
Để vẽ hình biểu diễn cho đúng , cần tuân theo các qui tắc :
-Bảo toàn tính thẳng hàng , sự song song cắt nhau , quan hệ liên thuộc , trung điểm .
-Bảo toàn tỉ số độ dài của 2 đoạn thẳng // hoặc cùng nằm trên 1 đường thẳng (điều này không đúng với 2 đoạn thẳng cắt nhau hoặc chéo nhau ) . 
-Không bảo toàn góc .
-Đường trông thấy vẽ bằng nét liền và đậm , đường bị khuất vẽ bằng nét đứt và nhạt .
IV - HÌNH BIỂU DIỄN CỦA CÁC HÌNH THƯỜNG GẶP :
+Hoạt động 3 : 
Dựa vào các kí hiệu , hs nêu được hình 139 (sgk) lần lượt là hình biểu diễn của các đều , cân , vuông .
 +Hoạt động 4 : 
Dựa vào các kí hiệu , hs nêu được hình 140 (sgk) lần lượt là hình biểu diễn của các h b h , hình vuông , hình chữ nhật , hình thoi .
+Tất cả các loại tam giác thường được vẽ dưới dạng : 
+Các hbh , hcn , hình thoi , hình vuông đều vẽ dưới dạng hbh :
+Hình thang thường vẽ dưới dạng :
+Hình tròn thường vẽ dưới dạng hình elip : 
+Hình tứ diện thường vẽ dưới dạng :
+Nếu d // hoặc d thì hình chiếu của d theo phương xuống là gì ?
+Vì vậy , trong các phần sau ta chỉ xét hình chiếu song song của những đoạn thẳng hay đường thẳng không song song hoặc trùng với phương chiếu .
+Gv cho hs nêu các tính chất trong sgk , gv vẽ hình minh họa , nếu cần gv hướng dẫn cho hs CM .
+Gv vẽ hình trong sgk , giải thích cho hs .
+Gv cho hs nêu các tính chất trong sgk , gv vẽ hình minh họa , nếu cần gv hướng dẫn cho hs CM .
+Gv vẽ hình trong sgk , giải thích cho hs .
 A B 
 F / / C
 E D
+Gv giúp hs phân tích để thấy rõ cái sai của hình vẽ .
+Từ việc vẽ hình biểu diễn mà ta thường làm , Gv thử cho hs nêu định nghĩa về hình biểu diễn của một hình (H) trong không gian .
+Từ việc vẽ hình biểu diễn mà ta thường làm , Gv thử cho hs nêu các qui tắc để vẽ hình biểu diễn cho đúng .
+Gv vẽ hình minh hoạ và kết hợp với các hoạt động 3 , 4 , 5 .
+Gv cho hs làm các hoạt động , hs khác nhận xét , bổ sung , gv theo dõi , sửa chữa , củng cố kịp thời .
+Gv cho hs tập vẽ một số hình không gian như 
tam giác , hbh , hcn , hình thoi , hình vuông , hình 
thang , hìnhthang vuông , hình tròn , hình lập 
phương ,tứ diện . . . nên vẽ đa giác đáy có một đường nằm ngang .
+GV minh họa bằng hình vẽ trực quan , từ đó gv 
gợi ý hs phát biểu thành tính chất , qui tắc .
+ GV nhấn mạnh một số qui tắc khi vẽ biểu diễn 
một hình không gian , gv dựa vào hình biểu diễn cụ 
thể để giải thích rõ hơn .
+Chú ý những đường khuất và đường liền nét 
+Gv nhấn mạnh sau này để thống nhất cách vẽ , 
đối với một số hình thông dụng thì người ta 
thường vẽ dưới dạng nào ? 
	4/Củng cố : Nhắc lại các nguyên tắc vẽ hình biểu diễn cho một hình trong không gian ?
 	5/Dặn dò : BTVN bài tập ôn tập chương I I SGK . 
	6/Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docTIET 29.doc
Giáo án liên quan