Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh khối 10
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Giúp cho HS hiểu được những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của tổ tiên.
- Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của
dân tộc, có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
2. Yêu cầu
- Chú ý lắng nghe, ghi chép, nắm nội dung của bài.
- HS tự giác học tập để nắm vững kiến thức đã học.
II. NỘI DUNG, THỜI GIAN
1. Nội dung: có 2 phần chính:
- Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
- Truyền thống vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.
2. Thời gian: toàn bài 4 tiết. Cụ thể:
Tiết 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam (mục 1, 2 SGK).
Tiết 2: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam (mục 3, 4, 5, 6 SGK).
Tiết 3: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước
(mục 1, 2, 3 SGK).
Tiết 4: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước
(mục 4, 5, 6 SGK)
g phục, chỉnh đốn hàng ngũ,….báo cáo cấp trên (nếu có). 2. Phổ biến các qui định: - Học tập, kỷ luật, vệ sinh. - Qui ước trong học tập, luyện tập. 3. Kiểm tra bài cũ: 4. Phổ biến ý định bài giảng: - Tên bài: Đôi ngũ đơn vị. - Nội dung tiết học: có 3 mục: + Đội hình trung đội 1 hàng ngang. + Đội hình trung đội 2 hàng ngang. + Đội hình trung đội 3 hàng ngang. II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI (15 phút) NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS II. Đội ngũ trung đội 1. Đội hình trung đội hàng ngang a. Đội hình trung đội 1 hàng ngang Ý nghĩa: Đội hình trung đội 1 hàng ngang thường dùng trong hạ mệnh lệnh, kiểm tra, điểm nghiệm, khám súng, giá súng, đặt súng. Đội hình trung đội 1 hàng ngang thực hiện thứ tự như sau: Động tác: trình tự tập hợp đội hình gồm 4 bước sau: Tập hợp đội hình; Điểm số; Chỉnh đốn hàng ngũ; Giải tán Bước 1: Tập hợp đội hình - Khẩu lệnh: “Trung đội x thành 1 hàng ngang…tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh. - Động tác:Trung đội trưởng và chiến sĩ + Trung đội trưởng: xác định vị trí và hướng tập hợp xong, quay về hướng các chiến sĩ hô khẩu Giáo viên lấy đội mẫu để giảng dạy. Giáo viên làm động tác mẫu theo 2 bước: Bước 1: Hô khẩu lệnh và làm nhanh động tác Bước 2: Làm chậm có phân tích -Nghe, quan sát, ghi nhớ. - Luyện tập theo hướng dẫn của GV. Nguyễn Quốc Việt – Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai Giáo án Giáo dục quốc phòng 10 ( Năm học:2014-2015) 64 lệnh “Trung đội x”. + Chiến sĩ: nghe khẩu lệnh “Trung đội x”, toàn trung đội quay về phía trung đội trưởng đứng nghiêm chờ lệnh. + Trung đội trưởng: khi thấy các chiến sĩ đã sẵn sàng chờ lệnh, trung đội trưởng hô tiếp “Thành 1 hàng ngang…tập hợp”, sau đó quay về hướng định tập hợp làm chuẩn. + Chiến sĩ: nghe dứt động lệnh “Tập hợp”. Toàn trung đội nhanh chóng, im lặng vào vị trí tập hợp bên trái trung đội trưởng theo thứ tự, tiểu đội 1, 2, 3 (mỗi tiểu đội thành 1 hàng ngang), phó trung đội trưởng đứng sau trung đội trưởng, trung đội thành 1 hàng ngang. + Trung đội trưởng: Khi phó trung đội trưởng và tiểu đội 1 đã vào vị trí, trung đội trưởng quay nửa bên trái, chạy đều ra vị trí chỉ huy, ở chính giữa phía trước đội hình, cách đội hình 5 - 8 bước, quay vào đội hình đôn đốc trung đội tập hợp. + Các chiến sĩ vào vị trí nhanh chóng gióng hàng ngang đúng giãn cách, sau đó đứng nghỉ. * Bước 2: Điểm số Có 2 cách điểm số: - Cách 1: Điểm số theo từng tiểu đội để tiện khi đđổi hình, đổi hướng Khẩu lệnh: “Từng tiểu đội điểm số”, không có dự lệnh Nghe dứt động lệnh, các tiểu đội lần lượt điểm số theo thứ tự từ tiểu đội 1 đến tiểu đội 2 đến tiểu đội 3. Các tiểu đội trưởng không điểm số. Người đứng cuối cùng của từng tiểu đội điểm số của mình và hô “Hết” không phải quay mặt. - Cách 2: Điểm số toàn trung đội để nắm quân số Khẩu lệnh: “Điểm số” không có dự lệnh. Nghe dứt động lệnh “Điểm số”, toàn trung đội điểm số, các tiểu đội trưởng cũng điểm số. Lần lượt điểm số theo thứ tự và nối tiếp nhau từ tiểu đội 1, đến tiểu đội 2, tiểu đội 3. Người đứng cuối cùng tiểu đội 3 điểm số xong hô “Hết”, không phải quay mặt. * Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ - Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải (trái)…thẳng” Nguyễn Quốc Việt – Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai Giáo án Giáo dục quốc phòng 10 ( Năm học:2014-2015) 65 có dự lệnh và động lệnh. - Động tác: Trung đội trưởng và chiến sĩ + Trung đội trưởng: : trước khi chỉnh đốn hàng ngũ, trung đội trưởng: phải hô cho trung đội đứng nghiêm. Trung đội trưởng hô tiếp “Nhìn bên phải (trái)…thẳng”. + Chiến sĩ: nghe dứt động lệnh “Thẳng” trừ chiến sĩ làm chuẩn (người đứng đầu bên phải hoặc bên trái đội hình) vẫn nhìn thẳng, còn các chiến sĩ khác phải quay mặt hết cỡ sang bên phải (trái) xê dịch lên, xuống, để gióng hàng và giữ giãn cách. Khi gióng hàng ngang từng người phải nhìn được nắp túi áo ngực bên trái (phải) của người đứng thứ 4 về bên phải (trái) mình (đối với nữ nhìn thấy ve cổ áo). + Trung đội trưởng: Khi trung đội đã gióng hàng xong, trung đội trưởng hô “Thôi”. + Chiến sĩ: nghe dứt động lệnh “Thôi”, tất cả chiến sĩ đều quay mặt trở lại, đứng nghiêm không xê dịch vị trí đứng. + Trung đội trưởng: kiểm tra giãn cách giữa các chiến sĩ, sau đó quay nửa bên trái (phải) đi đều về phía người làm chuẩn cách 2 - 3 bước quay vào đội hình để kiểm tra hàng ngang. Nếu thấy hàng gót chân và ngực của các chiến sĩ nằm trên một đường thẳng là được. Nếu chiến sĩ nào đứng chưa thẳng, Trung đội trưởng dùng khẩu lệnh:“Đồng chí x (hoặc số x)…lên (hoặc xuống)”, chiến sĩ nghe gọi tên mình phải quay mặt nhìn về hướng Trung đội trưởng và làm theo lệnh của Trung đội trưởng (cùng lúc có thể sửa cho 3 – 4 chiếùn sĩ). Khi chiến sĩ đã đứng thẳng hàng tiểu đội trưởng hô “Được”, chiến sĩ quay mặt về hướng cũ. Thứ tự sửa cho người đứng gần người làm chuẩn trước, trung đội trưởng có thể qua phải (trái) 1bước để kiểm tra hàng. Chỉnh đốn xong Trung đội trưởng chạy về vị trí chỉ huy. * Bước 4: Giải tán - Khẩu lệnh: “Giải tán” không có dự lệnh. - Nghe dứt động lệnh “Giải tán”, các chiến sĩ nhanh chóng tản ra, nếu đang đứng nghỉ phải trở về tư thế đứng nghiêm rồi mới tản ra. Nguyễn Quốc Việt – Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai Giáo án Giáo dục quốc phòng 10 ( Năm học:2014-2015) 66 b. Đội hình trung đội 2 hàng ngang Ý nghĩa: Đội hình trung đội 2 hàng ngang thường dùng trong hạ mệnh lệnh, huấn luyện, kiểm tra, điểm nghiệm, khám súng, giá súng, đặt súng. Động tác: Cơ bản giống như tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang nhưng tập hợp đội hình 2 hàng ngang tiến hành theo 3bước (không điểm số) và khác ở vị trí đứng. * Bước 1: Tập hợp đội hình - Khẩu lệnh: “Trung đội x thành 2 hàng ngang…tập hợp”. - Vị trí tập hợp theo thứ tự: tiểu đội 1, 2, 3 (mỗi tiểu đội thành 2 hàng ngang),số lẻ đứng trên, số chẵn đứng dưới, phó trung đội trưởng đứng sau trung đội trưởng, toàn bộ trung đội thành 2 hàng ngang. * Bước 2: Điểm số: (Trung đội 2 hàng ngang không điểm số). * Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ - Khẩu lệnh, động tác của trung đội trưởng và động tác của cán bộ, chiến sĩ trong đội hình thực hiện như chỉnh đốn đội hình trung đội 1 hàng ngang. Nhưng điểm khác: - Cả 2 hàng đều phải quay mặt gióng hàng, các chiến sĩ đứng ở dưới vừa gióng hàng ngang, vừa dùng ánh mắt để gióng hàng dọc. Người làm chuẩn của từng hàng nhìn thẳng. Thứ tự sửa của trung đội trưởng, từ hàng trên đến hàng dưới. * Bước 4: Giải tán Thực hiện như ở đội hình trung đội 1 hàng ngang. Giáo viên lấy đội mẫu để giảng dạy. Giáo viên làm động tác mẫu theo 2 bước: Bước 1: Hô khẩu lệnh và làm nhanh động tác Bước 2: Làm chậm có phân tích -Nghe, quan sát, ghi nhớ. - Luyện tập theo hướng dẫn của GV. Nguyễn Quốc Việt – Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai Giáo án Giáo dục quốc phòng 10 ( Năm học:2014-2015) 67 c. Đội hình trung đội 3 hàng ngang Ý nghĩa: Đội hình trung đội 3 hàng ngang giống như trung đội 2 hàng ngang. Thực hiện thứ tự như sau: * Bước 1: Tập hợp đội hình - Khẩu lệnh: “Trung đội x, thành 3 hàng ngang…tập hợp”. - Động tác: Nghe dứt động lệnh “Tập hợp” toàn trung đội vào vị trí tập hợp: phó trung đội trưởng đứng sau trung đội trưởng. Theo thứ tự: tiểu đội 1 đứng bên trái trung đội trưởng, tiểu đội 2 đứng sau tiểu đội 1, tiểu đội 3 đứng sau tiểu đội 2 (mỗi tiểu đội thành 1 hàng ngang). Cự li giữa hàng trên và hàng dưới là 1m. * Bước 2: Điểm số Có 2 cách điểm số: - Cách 1: Điểm số toàn trung đội để nắm quân số Khẩu lệnh: “Điểm số” không có dự lệnh. Nghe dứt động lệnh “Điểm số”, từng người trong hàng đều điểm số lần lượt cho đến hết. Người đứng cuối cùng của từng tiểu đội điểm số của mình và hô “Hết” không phải quay mặt. - Cách 2: Điểm số theo từng tiểu đội để tiện khi đđổi hình, đổi hướng Khẩu lệnh: “Từng tiểu đội điểm số”, không có dự lệnh Nghe dứt động lệnh“Từng tiểu đội điểm số”, tiểu đội 1 điểm số (tiểu đội trưởng không điểm số). Tiểu đội 2, tiểu đội 3 không điểm số mà lấy số đã điểm của tiểu đội 1 để tính số của tiểu đội mình. Người đứng cuối cùng của từng tiểu đội điểm số của mình và hô “Hết” không phải quay mặt. Giáo viên lấy đội mẫu để giảng dạy. Giáo viên làm động tác mẫu theo 2 bước: Bước 1: Hô khẩu lệnh và làm nhanh động tác Bước 2: Làm chậm có phân tích -Nghe, quan sát, ghi nhớ. - Luyện tập theo hướng dẫn của GV. Nguyễn Quốc Việt – Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai Giáo án Giáo dục quốc phòng 10 ( Năm học:2014-2015) 68 Nếu tiểu đội 2 và 3 thừa hoặc thiếu quân số so với quân số đã điểm của tiểu đội 1, thì người đứng cuối hàng của tiểu đội 2 và tiểu đội 3 phải báo cáo cho trung đội trưởng biết. Khi báo cáo phải đứng nghiêm, báo cáo xong đứng nghỉ. Ví dụ: Tiểu đội 1 có 7 người, tiểu đội 2 có 8 người, tiểu đội 3 có 6 người. Khi báo cáo thì người đứng cuối hàng tiểu đội 2 báo cáo “Tiểu đội 2 thừa 1”, người đứng cuối hàng tiểu đội 3 báo cáo “Tiểu đội 3 thiếu 1”. * Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ Cán bộ, chiến sĩ: Khi gióng hàng cán bộ chiến sĩ đứng hàng thứ 2 và hàng thứ 3 vừa gióng hàng ngang, vừa dùng mắt gióng hàng dọc để đứng đúng gián cách, cự li quy định. Trung đội trưởng: Khi kiểm tra gióng hàng, trung đội trưởng kiểm tra chỉnh đốn hàng trên trước, thứ tự từ tiểu đội 1 đến tiểu đội 2 đến tiểu đội 3. * Bước 4: Giải tán III. KẾ HOẠCH LUYỆN TẬP 1. Nội dung luyện tập - Đội hình trung đội 1 hàng ngang. - Đội hình trung đội 2 hàng ngang. - Đội hình trung đội 3 hàng ngang. 2. Thời gian luyện tập: (20 phút) 3. Tổ chức và phương pháp luyện tập a. Tổ chức Lấy đội hình theo tiểu đội (tổ) để luyện tập. b. Phương pháp - Từng học sinh thực hành động tác, thay nhau làm chỉ huy. - Học sinh tự nghiên cứu và làm đúng động tác. 4. Người phụ trách Giáo viên phụ trách chung. 5. Địa điểm
File đính kèm:
- GIAO AN GIAO DUC QUOC PHONG AN NINH KHOI 10.pdf