Giáo án: Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội Khối 6

I. Mục tiêu cần đạt:

 Qua bài học, HS hiểu:

- Thế nào là người thanh lịch, văn minh. Những biểu hiện của thanh lịch, văn minh trong đời sống của người Hà Nội. ý nghĩa của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.

- Tự hào về truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội.

- Có ý thức thực hiện các hành vi ứng xử thanh lịch, văn minh, đấu tranh loại trừ biểu hiện xấu, thiếu văn hóa để xây dựng một Hà Nộ văn minh, thanh lịch.

II. Tiến trình bài dạy.

1. Ổn định.

2. Kiểm tra: kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, tài liệu của HS

3. Bài mới.

 

doc15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11732 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án: Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội Khối 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t bữa ăn.
- Trong bữa ăn hàng ngày: đủ dinh dưỡng, hợp khẩu vị.
- Trong bữa cơm khách: tùy đối tượng và điều kiện kinh tế. Đón tiếp chu đáo, nhiệt tình.
- Trong bữa ăn ngày lễ tết: theo tập tục, ngon miệng, đẹp mắt, sang trọng và lạ miệng.
2. Chế biến món ăn, đồ uống.
* Món ăn:
- Dùng đúng nguyên liệu, coi trọng các loại gia vị à món có lợi cho sức khỏe, nổi bật hương vị đặc trưng món ăn.
- Đúng quy trình nấu nướng.
* Đồ uống:
- Sử dụng các loại hoa quả làm thức uống (mơ, sấu, chanh)
- Cách chế biến và thưởng thức trà ướp sen, ướp nhài thể hiện sự thanh lịch, tinh tế của người Hà Nội. 
3. Trình bày món ăn, đồ uống
* Món ăn:
- Dùng đúng loại bát đĩa phù hợp.
- Không quá đầy, chỉ vừa phải tạo cảm giác ngon mắt, ngon miệng.
- Sử dụng rau củ quả để trang trí tạo màu sắc hấp dẫn.
* Đồ uống:
- Sử dụng cốc tách phù hợp với từng loại đồ uống.
4. Thưởng thức món ăn, đồ uống
- Bằng nhiều giác quan ( thị giác, khứu giác, vị giác, thính giác)
- Kết hợp thưởng thức món ăn theo những đặc trưng riêng
4.Củng cố.
Nhắc lại nội dung bài học.
Đọc tư liệu tham khảo: Phở Hà Nội
5. Hướng dẫn về nhà.
- Xem bài đã học.
- Sưu tầm tư liệu, tìm hiểu về sự thanh lịch, văn minh trong cách ăn uống của người Hà Nội.
----------------------------------------------------
TIẾT 3 – BÀI 2 CÁCH ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NỘI (tiết 2)
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
I. Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh:
Thấy được nét đẹp văn hóa và sự thanh lịch, văn minh trong cách ăn uống của người Hà Nội.
Có ý thức thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh trong cách ăn uống
 II. Tiến trình bài dạy.
1.Ổn định.
2.Kiểm tra bài cũ.
a. Người Hà Nội lựa chọn món ăn, đồ uống theo những tiêu chí nào?
b. Cách trình bày món ăn, đồ uống và cách thưởng thức của người Hà Nội ntn?
Bài mới.
HĐ của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
H.Đ1 (cá nhân + nhóm)
(?) Bữa cơm gia đình có vai trò ntn?
(?) Việc chuẩn bị bữa ăn ntn?
(?) Trong bữa cơm gia đình, lời mời có ý nghĩa ntn? Cách mời thế nào cho đúng?
(?) Khi ăn, hành vi ntn được coi là thanh lịch, văn minh?
(?) Việc mời tăm, nước ntn?
(?) Khi nhà có khách, trong bữa ăn cần chú ý những gì?
(?) Trong những dịp liên hoan và ở nơi công cộng, cách ăn ntn là thanh lịch, văn minh?
- Cho hs xem đoạn phim
- Hướng dẫn thảo luận nhóm:
+ N1+3+5+7: Những hành vi thể hiện sự thanh lịch, văn minh?
+ N2+4+6+8: Những hành vi chưa thanh lịch, văn minh?
H.Đ2 (cá nhân)
- GV dựng tình huống 2 hs uống nước.
(?) Nhận xét về cách uống nước của 2 bạn? Cách uống nào thể hiện sự thanh lịch, văn minh?
(?) Khi nhà có khách thường mời uống loại đồ uống gì?
(?) Khi pha trà cần chú ý điều gì?
(?) Mời nước ntn? ( người nào trước, người nào sau?)
(?) Bia, rượu được dùng làm thức uống trong những trường hợp nào?
(?) Thể hiện sự thanh lịch, văn minh ntn trong việc uống bia, rượu?
II. Thanh lịch, văn minh trong cách ăn uống của người Hà Nội
1. Thanh lịch, văn minh trong cách ăn của người Hà Nội.
a. Trong bữa cơm gia đình.
- Có vị trí quan trọng: gia đình quây quần sau 1 ngày làm việc, học tập, thể hiện tình cảm, sự quan tâm lẫn nhau.
- Các thành viên gia đình tham gia vào việc chuẩn bị bữa ăn.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
- Phải mời trước khi ăn và khi kết thúc bữa ăn.
- Khi ăn: khoan thai; không nhai tóp tép, không gõ bát đũa; khi lấy đồ ăn phải ý tứ; khi ho hay hắt hơi phải quay mặt ra ngoài.
- Sau bữa ăn: con cháu lấy tăm, nước mời ông bà cha mẹ - lễ phép, đúng mực
b. Khi nhà có khách
- Mọi thành viên phải ý tứ từ lời mời chào, cách tiếp đón .
- Để ý sở thích của khách, ân cần niềm nở.
- Mời nước trước và sau bữa ăn thể hiện sự chu đáo, lịch sự để khách vừa lòng.
c. Trong những dịp liên hoan và ở nơi công cộng
- Trong dịp liên hoan: ứng xử phù hợp tạo không khí vui vẻ thoải mái dễ chịu cho mọi người xung quanh.
- Ở nơi cộng cộng: giữ lịch sự tránh làm phiền đến người xung quanh. Không vứt rác bừa bãi, giữ vệ sinh nơi công cộng.
2. Thanh lịch, văn minh trong cách uống của người Hà Nội.
a. Uống nước
- Uống từng ngụm, không uống một hơi quá nhiều.
- Uống nước đun sôi để nguội, không uống nước lã.
- Uống nước sau khi ăn 1 giờ sẽ tốt cho tiêu hóa.
b. Uống trà, cà phê, nước ngọt.
- Pha trà tiếp khách cần rửa ấm chén, chú ý tráng trà, pha trà đúng cách
- Mời người kính trọng trước, thân tình sau.
- Uống cà phê chú ý cách cầm tách, sử dụng thìa.
c. Uống bia, rượu
- Trẻ em không uống bia, rượu.
- Không say xỉn. Không mượn rượu để gây gổ đánh nhau.
- Không lái xe khi đã uống bia, rượu.
- Không ép người khác uống bia, rượu. 
Củng cố
Tổ chức trò chơi: Pha trà mời khách
Hướng dẫn về nhà.
Xem nội dung bài đã học
Tìm hiểu, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về trang phục của người Hà Nội.
---------------------------------------------
TIẾT 4 – BÀI 3 TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
I. Mục tiêu cần đạt
 Giúp hs:
Thấy được sự thanh lịch, văn minh trong trang phục của người Hà Nội.
Biết cách, có ý thức lựa chọn và sử dụng trang phục thanh lịch, văn minh trong hoàn cảnh cụ thể.
II. Tiến trình bài dạy
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
(?) Chúng ta thể hiện sự thanh lịch, văn minh ntn trong cách ăn uống hàng ngày?
Bài mới
HĐ của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
H.Đ1(cá nhân)
- GV giới thiệu tranh ảnh về trang phục của người HN xưa.
- HS quan sát.
(?) Em có nhận xét gì về trang phục của người HN xưa?
(?) Ngày nay em thấy trang phục của người HN ntn?
(?) Ngày nay, chúng ta có sử dụng trang phục xưa để mặc không? Vì sao?
- GV chuyển ý.
H.Đ2 (nhóm)
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm: Trang phục của người HN thay đổi theo mùa ntn? Theo em, mùa nào thể hiện rõ nhất sự phong phú trong trang phục của người HN?
- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung
- GV nhận xét, KL.
H.Đ3 (cá nhân)
- GV giới thiệu: HN ngày nay đã mở rộng địa giới hành chính gồm cả Hà Tây cũ và một số huyện của tỉnh Hòa Bình nên thành phần dân tộc đa dạng.
- GV giới thiệu tranh về trang phục của người Kinh, người Mường.
(?) Em có nhận xét gì về trang phục của các dân tộc đó?
- GV KL
(?) Vì sao phải mặc trang phục theo hoàn cảnh giao tiếp?
(?) Trong các dịp lễ hội mặc trang phục ntn?
(?) Các dịp trọng đại mặc ntn?
(?) Trong đời sống thường ngày mặc ntn?
H.Đ4(nhóm)
- Hướng dẫn hs thảo luận nhóm:
+ Cặp tổ 1+2: Để lựa chọn trang phục người HN dựa trên những tiêu chí nào? Hãy chọn cho mẹ một bộ trang phục mặc đi đám cưới vào mùa xuân?
+ Cặp tổ 3+4: Sử dụng trang phục ntn là thanh lịch, văn minh? Đưa ra một tình huống về một bạn hs sử dụng bộ đồng phục đến trường chưa thanh lịch, văn minh?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, KL.
I. Trang phục thanh lịch, văn minh
1. Trang phục phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể
a. Trang phục phù hợp với thời đại.
- Xưa: Trang phục giản dị, thanh nhã:
+ Nam: áo cánh, quần ta.
+ Nữ: Váy yếm, áo tứ thân.
- Nay: Đủ màu, đủ kiểu, thể hiện nhiều phong cách và xu hướng thẩm mỹ, nhưng vẫn thể hiện sự tề chỉnh, nền nã.
=> Trang phục phải phù hợp với thời đại.
b. Trang phục phù hợp với mùa.
- Thời tiết 4 mùa à trang phục phù hợp:
+ Mùa hè: màu sắc tươi sáng, nhã nhặn, nhẹ nhàng, mát mẻ.
+ Mùa đông: dầy, ấm áp.
+ Mùa xuân và thu: trang phục phong phú, phù hợp với thời tiết từng thời điểm.
c. Trang phục phù hợp với phong tục, tập quán.
- Trang phục mang đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán của từng vùng, từng dân tộc. 
d. Trang phục phù hợp với điều kiện kinh tế.
- Tùy điều kiện kinh tế của gia đình để có trang phục phù hợp.
e. Trang phục theo hoàn cảnh giao tiếp.
- Tùy theo hoàn cảnh giao tiếp( đi đâu, làm gì, gặp ai) mà chọn trang phục phù hợp.
- Lễ hội: trang phục riêng
- Các dịp trọng đại ( cưới hỏi, ngày tết …): mặc đẹp, sang trọng.
- Thường ngày:
+ Ở nhà: thuận tiện, thoải mái.
+ Ra khỏi nhà: tươm tất, tề chỉnh.
+ Cơ quan, trường học: theo quy định.
2. Cách lựa chọn và sử dụng trang phục.
a. Lựa chọn trang phục.
- Dựa vào chất liệu vải.
- Kiểu dáng, màu sắc phù hợp.
- Chọn trang phục phù hợp giới tính và tuổi tác.
b. Sử dụng trang phục
 - Luôn gọn gàng sạch sẽ, phẳng phiu, hợp cảnh hợp người.
4.Củng cố.
- Nhắc lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Xem nội dung đã học.
- Chuẩn bị cho giờ sau: GV hướng dẫn HS cách lập bộ sưu tập và thuyết trình theo yêu cầu sau: 
+ Các nhóm tổ 1: trang phục ở nhà
 + Các nhóm tổ 2 + 3: trang phục khi đến trường
 + Các nhóm tổ 4: trang phục khi tham gia các hoạt động xã hội.
-------------------------------------------
TIẾT 5 – BÀI 3 TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
(tiết 2)
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
I. Mục tiêu cần đạt
 Giúp hs:
Thấy được sự thanh lịch, văn minh trong trang phục của người Hà Nội.
Biết cách, có ý thức lựa chọn và sử dụng trang phục thanh lịch, văn minh trong hoàn cảnh cụ thể.
II.Tiến trình bài dạy.
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
 Đánh dấu vào cột thể hiện sự thanh lịch, văn minh hoặc chưa thanh lịch, văn minh đối với cách lựa chọn trang phục dưới đây:
Cách lựa chọn trang phục
Thanh lịch, văn minh
Chưa thanh lịch, văn minh
1. Mặc bộ quần áo ngủ nhàu nhĩ khi đi dự đám cưới.
2. Mẹ bạn A mặc chiếc quần âu và áo sơ mi màu đen khi đến đám tang.
3. Mẹ bạn B mặc bộ quần áo màu đỏ rất đẹp để đi dự tang lễ bên nhà hàng xóm.
4. Bạn C là con nhà bình dân nhưng luôn đòi bố mẹ mua cho những bộ quần áo cầu kì, đắt tiền.
5. Bác An mặc chiếc áo dài mới may khi đi làm đồng.
6. Hôm nay là mồng một Tết, bà mặc chiếc áo dài nhung để đi lễ chùa. 
7. Bộ quần áo đi làm đồng về, bác Ân treo ngay lên mắc định tối nay sẽ mặc đi dự sinh nhật cháu.
8. Hôm nay trời nắng như đổ lửa, bác Quang mặc cái áo khoác dày và đẹp đi họp tổ dân phố.
9. Bà A hàng xóm nhà tôi năm nay 70 tuổi, bà luôn mặc những bộ trang phục màu mè và hết sức kiểu cách. 
10. Nhà D rất khá giả, nhưng mọi người thấy D luôn mặc giản dị và gọn gàng.
3. Bài mới.
HĐ của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
- GV tổ chức cho các nhóm thuyết trình về bộ sưu tập.
H.Đ1: Các nhóm của tổ 1 giới thiệu bộ sưu tập và thuyết trình về trang phục ở nhà.
- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu thêm (n

File đính kèm:

  • docGA thanh lich van minh Ha Noi khoi 6.doc