Giáo án Giáo dục công dân lớp 9: Dân chủ và kỉ luật

1.MỤC TIÊU :

1.1/Kiến thức:

-Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật.

-Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.

-Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật.

1.2/Kĩ năng:Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.

1.3/Thái độ:Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể.

2/NỘI DUNG HỌC TẬP:

-Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật .

-Biểu hiện mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.

-Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật .

3.CHUẨN BỊ :

 3.1/.Giáo viên: Sưu tầm câu chuyện, tình huống, sách báo về dân chủ và kỉ luật

3.2/Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ, nghiên cứu kĩ bài học trước ở nhà .

4/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :

4.2.Kiểm tra miệng:

Câu 1:Thế nào là tự chủ? Nêu biểu hiện của tính tự chủ? (10 đ)

HS: - Là làm chủ bản thân.(5đ)

-Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm,hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện cuộc sống.(5đ)

Câu 2:Theo em, học sinh cần rèn luyện như thế nào để trở thành người có tính tự chủ cao ? Hãy nêu cách rèn luyện của em.

-HS: Luôn có ý thức rèn luyện làm chủ những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của bản thân trong các hoạt động, các tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày

- Tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể; kiên định thực hiện và bảo vệ cái đúng, cái tốt; không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng (chia bè phái, mất đòan kết, trốn học, bỏ học, tham gia vào các tệ nạn xã hội.).

Câu 3: Giải thích vì sao con người cần có tính tự chủ ?Nêu một tình huống đòi hỏi có tính tự chủ mà em đã gặp và cách ứng xử của em cho phù hợp ?(10 đ)

 HS :-Vì con người biết sống đúng đắn,cư xử có đạo đức văn hóa, con người luôn biết bình tỉnh tự tin đứng vững trước những tình huống khó khăn thử thách cám dỗ.(7đ)

 -Nêu tự do.(3đ)

Câu 4. Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ phải là người luôn luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh.

Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?(10 đ) ( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi)

- Không tán thành ý kiến đó.

- Giải thích: Người biết tự chủ cần phải quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh mình vì:

+ Tự chủ không có nghĩa là sống một cách đơn độc, khép kín, mà vẫn cần giao tiếp và hoạt động

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 18232 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 9: Dân chủ và kỉ luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện, tình huống, sách báo về dân chủ và kỉ luật
3.2/Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ, nghiên cứu kĩ bài học trước ở nhà .
4/TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1:Thế nào là tự chủ? Nêu biểu hiện của tính tự chủ? (10 đ)
HS: - Là làm chủ bản thân.(5đ)
-Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm,hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện cuộc sống.(5đ)
Câu 2:Theo em, học sinh cần rèn luyện như thế nào để trở thành người có tính tự chủ cao ? Hãy nêu cách rèn luyện của em.
-HS: Luôn có ý thức rèn luyện làm chủ những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của bản thân trong các hoạt động, các tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày 
- Tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể; kiên định thực hiện và bảo vệ cái đúng, cái tốt; không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng (chia bè phái, mất đòan kết, trốn học, bỏ học, tham gia vào các tệ nạn xã hội...).
Câu 3: Giải thích vì sao con người cần có tính tự chủ ?Nêu một tình huống đòi hỏi có tính tự chủ mà em đã gặp và cách ứng xử của em cho phù hợp ?(10 đ)
 HS :-Vì con người biết sống đúng đắn,cư xử có đạo đức văn hóa, con người luôn biết bình tỉnh tự tin đứng vững trước những tình huống khó khăn thử thách cám dỗ.(7đ)
 -Nêu tự do.(3đ)
Câu 4. Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ phải là người luôn luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh. 
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?(10 đ) ( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi)
- Không tán thành ý kiến đó.	
- Giải thích: Người biết tự chủ cần phải quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh mình vì: 
+ Tự chủ không có nghĩa là sống một cách đơn độc, khép kín, mà vẫn cần giao tiếp và hoạt động	
+ Người biết tự chủ là người phải luôn biết biết lắng nghe ý kiến của mọi người để tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình theo hướng đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh, tình huống.	
4.3/Tiến trình bài học:
 Giới thiệu bài :Trong sự nghiệp đổi mới ,Đảng và Nhà nước có chủ trương “Dân biết ,dân bàn, dân làm ,dâm kiểm tra”vì sao Đảng ta chủ trương như vậy ? 
HS: Phát huy tính dân chủ trong nhân dân vì nó liên quan đến đất nước .
 - Để hiểu rõ hơn về vấn đề dân chủ và kỉ luật và mối quan hệ của nó chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay .
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu đặt vấn đề (10 phút)
HS :Đọc phần đặt vấn đề SGK trang 9.
Phương pháp thảo luận nhóm :2 phút .
Nhóm 1: Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong hai câu chuyện trên ?
Nhóm 2: Hãy phân tích sự kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A ?
Nhóm 3:Hãy nêu tác dụng của việc phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A dưới sự chỉ đạo của thầy giáo chủ nhiệm ? 
Nhóm 4:Việc làm của ông giám đốc ở câu chuyện 2 đã có tác hại như thế nào? Vì sao?
?Phân tích sự kết hợp dân chủ và kỉ luật của lớp 9A? 
HS:Biện pháp dân chủ :
-Mọi người cùng tham gia bàn bạc.
-Thể hiện ý thức tự giác của mọi người.
-Biện pháp tổ chức thực hiện.
* Biện pháp kỉ luật:
-Các bạn tuân thủ qui định tập thể.
-cùng thống nhất hành động.
-Nhắc nhở đôn đốc nhau thực hiện .
HS :Cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
?Qua 2 câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân ?
HS: Nếu biết phát huy dân chủ và kỉ luật như lớp 9a sẽ hoạt động có hiệu quả và chất lượng .Phê phán thiếu dân chủ của ông giám đốc đã gây ra hậu quả xấu cho công ty.Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể.(Kĩ năng tư duy phê phán )
@Hs lần lượt trình bày và phân tích câu chuyện, tình huống đã sưu tầm được.
. GV :Nhận xét , chốt ý .Vì sao phải nghiên cứu dân chủ và kỉ luật ,phẩm chất này có ý nghĩa gì trong sự phát triển của con người và xã hội chúng ta chuyển sang phần hai .
HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu nội dung dân chủ và kỉ luật ,biểu hiện của dân chủ và kỉ luật. ( 20 phút)
? Thế nào là dân chủ?
? Tìm biểu hiện dân chủ và thiếu dân chủ mà em biết? (Câu hỏi dành cho học sinh trung bình )
HS :-Dân chủ:HS tham gia ý kiến năm học ,…
-Thiếu dân chủ :Biết bạn có khuyết điểm nhưng ngại không góp ý kiến ..
? Thế nào là kỉ luật?
?Hành vi biểu hiện tính kỉ luật và vô kỉ luật mà em biết ?( Câu hỏi dành cho học sinh yếu )
HS: Kỉ luật :Học sinh đi học đúng giờ..
-Thiếu kỉ luật :HS trốn học, làm việc riêng trong giờ học, cầu thủ xô xát trên sân cỏ không theo quyết định của trọng tài ..
? Bản thân em có thực hiện tốt nội quy của nhà trường không vậy là là người có tuân thủ kỉ luật hay dân chủ ?
?Ý kiến nào dưới đây về dân chủ và kỉ luật là đúng ? 
A. Dân chủ là mọi người có quyền được nói, được làm bất kì việc gì, ở đâu. 
B. Trong nhà trường chỉ cần có kỉ luật, không cần có dân chủ.
C. Dân chủ đi đôi với kỉ luật sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể.(x)
D. Kỉ luật sẽ làm cản trở sự phát huy tinh thần dân chủ và hạn chế tài năng của con người.
?Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
HS: Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ hai chiều, thể hiện : kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả; dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.
?Ý nghĩa? ( Kĩ năng trình bày ý nghĩa dân chủ và kỉ luật )
Liên hệ : có dân chủ mọi người mới cống hiến trí tuệ ,sức lực cho xã hội ,tập thể đi lên như trong Hội Nghị Diên Hồng trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên 1285(lịch sử 7.)
? Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải có dân chủ và kỉ luật?(Phương pháp động não )
? Em hiểu gì về chủ trương của Đảng thể hiện qua câu : “Dân biết,dân bàn,dân làm ,dân kiểm tra?( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi)
Mở rộng :Nếu giờ sinh hoạt lớp mà ai cũng tự do ý kiến không tuân thủ kỉ luật thì lớp có thể thống nhất thực hiện được không .
? Chúng ta cần rèn luyện dân chủ và kỉ luật như thế nào? 
? Ai là người có trách nhiệm thực hiện dân chủ và kỉ luật ?
?Muốn phát huy dân chủ và kỉ luật có hiệu quả thì chúng ta phải làm gì ? 
HS:Không ngừng học tập văn hóa, mạnh dạn đóng góp ý kiến trong các cuộc họp và có ý thức tuân thủ kỉ luật .
? Cần phê phán hành vi gì ?
HS: Thiếu dân chủ độc đoán, gia trưởng thiếu kỉ luật.
? Theo em, học sinh cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật?
Hs: Để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật, học sinh cần tham gia xây dựng nội quy trường lớp; tham gia ý kiến về các hoạt động của tập thể; thực hiện tốt nội quy của nhà trường, Điều lệ của Đội, của Đoàn; tôn trọng và thực hiện các quy định của cộng đồng nơi ở; …
Tóm lại :Trong việc phát huy dân chủ có tính kỉ luật vừa đem lại lợi ích phát triển nhân cách vừa góp phần phát triển xã hội .Nên việc phát huy dân chủ phải tuân theo kỉ luật .
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
 1. Chuyện của lớp 9A.
 2. Chuyện ở một công ti.
 -Câu chuyện lớp 9a thể hiện tính dân chủ .vì các bạn được sôi nổi thảo luận ,đề xuất chỉ tiêu ,biện pháp thực hiện ,tham gia các hoạt động tập thể ,thành lập Đội thanh niên .
 -Chuyện ở một công ty là không có tính dân chủ .Vì công nhân không được bàn bạc ,góp ý và yêu cầu của giám đốc :sức khỏe công nhân giảm sút kiến nghị đòi cải thiện lao động đời sống vật chất nhưng giám đốc vẫn không chấp nhận .
-Mọi người cùng được tham gia ý thức tự giác của lớp tuân thủ quy định của tập thể cùng thống nhất thực hiện ,nhắc nhở đôn đốc thực hiện kế hoạch của lớp .
-Nhờ phát huy dân chủ nên mọi người đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp hay ,thiết thực để thực hiện .
- Việc làm của ông giám đốc có tác hại đã làm cho công nhân bất mãn,nên kết quả sản xuất giảm sút và công ty bị thua lỗ nặng nề..Việc làm thiếu dân chủ không phát huy sức mạnh quần chúng ,công ty thua lỗ,phá sản.
-Bởi vì: ông là người độc đoán ,chuyên quyền gia trưởng
II. NỘI DUNG BÀI HỌC :
 1. Thế nào là dân chủ, kỉ luật?
 a/ Dân chủ :Mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội.
-Mọi người phải được biết,được cùng tham gia bàn bạc .
-mọi người góp phần thực hiện và gíam sát những công việc chung của tập thể,hoặc của xã hội có liên quan đến mọi người ,đến cộng đồng và đất nước .
 b/ Kỉ luật : Tuân theo những quy định chung của cộng đồng( tập thể) nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng cao.
2 Mối quan hệ : 
-Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình và những công việc chung.
-Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
3. Ý nghĩa .
 - Tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí, hành động của các thành viên trong tập thể .
-Tạo cơ họi cho mọi người phát triển.
-Xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp , nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lao động , hoạt động xã hội . 
4. Rèn luyện:
- Mọi người tự giác chấp hành kỉ luật ..
- Cán bộ lãnh đạo:tạo điều kiện cho cá nhân phát huy dân chủ và kỉ luật.
-Học sinh phải vâng lời cha mẹ thầy cô giáo, thực hiện đúng qui định của lớp, của trường ,phát huy quyền dân chủ và có ý thức kỉ luật của một công dân .
4.4/Tổng kết:: 
Làm bài tập 1 SGK trang 11.
 HS:	 - Hoạt động thể hiện dân chủ:(a) ,(c),(đ.)Nhà trướng đã tạo điều kiện cho học sinh thảo luận nội qui và thống nhất thực hiện.đây là một việc làm phát huy tính dân chủ của học sinh .
 	 - Thiếu dân chủ (b.)Ông Bích tự quyết định số tiền mỗi gia đình phải nộp không thông qua bàn bạc với các hộ gia đình .Đây là việc làm thiếu dân chủ.
 	 -Thiếu kỉ luật (d.)các cầu thủ không thực hiện đúng qui định kỉ luật trong sân bóng và tôn trọng quyết định của trọng tài .
*Làm bài tập 3 SGK trang 11.Phân tích và chứng minh nhận định “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”
	Dân chủ là mọi người thể hiện và phát huy tiềm năng trí tuệ của mình đóng góp vào những công việc của tập thể ,dân chủ tạo ra hoạt động công khai .Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả .Phát huy dân chủ và kỉ luật là khai thác có hiệu quả tiềm năng của quần chúng ,là sức mạnh của một tập thể ,biết đoàn kết thống nhất trong hành động để đạt hiệu quả cao trong công việc .
4.5.Hướng dẫn học tập : 
* Đối với bài học ở tiết này :
- Về nhà học kĩ nội dung bài học SGK.
-,Làm bài tập 4

File đính kèm:

  • docDAN CHU VA KI LUAT.doc
Giáo án liên quan