Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 -Bảo vệ hòa bình

1.MỤC TIÊU :

1.1/Kiến thức:

 * Học sinh biết:

 - Hiểu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hoà bình.

 - Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hoà bình.

 * Học sinh hiểu:

 - Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới.

 - Nêu được các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày.

 -Giảm tải mục 3 bài học .

 1.2/ Kĩ năng:

 * Hs thực hiện được:

 Tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.

 * Hs thực hiện thành thạo:

- Các kĩ năng sống: kĩ năng xác định giá trị (xác định được giá trị của hòa bình); kĩ năng giao tiếp thể hiện văn hóa hòa bình trong các mối quan hệ hàng ngày; kĩ năng tư duy phê phán; kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.

 1. 3/Thái độ:

 * Thói quen: Yêu hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa. Biết cư xử một cách hòa bình thân thiện.

 * Tính cách: Biết ủng hộ những hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh phi nghĩa

2/NỘI DUNG HỌC TẬP

 -Hiểu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình .

 -Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình .

3.CHUẨN BỊ :

3.1/Giáo viên: Tư liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3.2/Học sinh: Đọc xem bài ở nhà,vẽ tranh chủ đề hoà bình .

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11143 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 -Bảo vệ hòa bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới.
 - Nêu được các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày.
 -Giảm tải mục 3 bài học .
 1.2/ Kĩ năng:
 * Hs thực hiện được:
 Tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
 * Hs thực hiện thành thạo:
- Các kĩ năng sống: kĩ năng xác định giá trị (xác định được giá trị của hòa bình); kĩ năng giao tiếp thể hiện văn hóa hòa bình trong các mối quan hệ hàng ngày; kĩ năng tư duy phê phán; kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
 1. 3/Thái độ:
 * Thói quen: Yêu hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa. Biết cư xử một cách hòa bình thân thiện.
 * Tính cách: Biết ủng hộ những hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh phi nghĩa
2/NỘI DUNG HỌC TẬP 
 -Hiểu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình .
 	-Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình .
3.CHUẨN BỊ :
3.1/Giáo viên: Tư liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3.2/Học sinh: Đọc xem bài ở nhà,vẽ tranh chủ đề hoà bình .
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 /Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kt vở ghi chép, bài làm về nhà, SGK..
4.2 /Kiểm tra miệng:
 Câu 1:Thế nào là dân chủ?thế nào là kỉ luật?(10đ)
 HS: -Dân chủ:Là làm chủ công việc,được biết, được cùng tham gia, góp phần thực hiện kiểm tra, giám sát.(5đ)
 -Kỉ luật: Là tuân theo những quy định chung nhằm tạo sự thống nhất trong hành động.(5đ)
Câu 2:Tại sao dân chủ phải đi đôi với kỉ luật?(10 đ)
HS: Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ :
- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể.
- Tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
 - Nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội.
Câu 3:Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ với nhau thế nào?( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi)(10 đ)
HS: Dân chủ mà không có kỉ luật sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn ,vô chính phủ.Và ngược lại ,nếu chỉ có kỉ luật mà thiếu dân chủ sẽ dẫn đến sự áp đặt chủ quan,không sáng tạo,không hiệu quả.Do đó dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật ,ngược lại,kỉ luật là điều kiện bảo đảm dân chủ được thực hiện có hiệu quả .
Câu 4:Hãy nêu những hậu quả do chiến tranh để lại ở Việt Nam?
 Ú Nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam…
4.3/Tiến trình bài học:
GV giới thiệu bài: Bài hát “ Em như chim câu trắng” của nhạc sĩ Trần Ngọc.
? Nội dung bài hát nói lên điều gì ?
HS:Bồ câu là biểu tượng của hòa bình ,mong muốn được hòa bình .
GV: Vậy hòa bình là gì ,vì sao lại bảo vệ hòa bình ,và chúng ta làm gì để bảo vệ hòa bình ,tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu vấn đề đó .
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặt vấn đề .( 10 phút)
HS :Đọc đặt vấn đề SGK trang 12.
? Vấn đề 1: Chiến tranh đã gây ra hậu quả gì cho con người ? 
Nhắc lại kiến thức lịch sử : Chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra :1914-1918,còn chiến tranh lần thứ hai :1939-1945.
? Vấn đề 2:Trong khoản thời gian từ 1900 đến 2000 các cuộc chiến tranh và xung đột trên thế giới đã để lại hậu quả gì cho trả em ? 
? Vì sao chúng ta phải bảo vệ hòa bình ngăn chặn chiến tranh ?
HS: Vì hòa bình đem lại cuộc sống bình yên ,ấm no ,hạnh phúc,chiến tranh là đau thương chết chóc ,bệnh tật thiếu ăn ,không được học hành …
-Nếu hòa bình là khát vọng của loài người thì chiến tranh là thảm họa của loài người.
- Ngày nay các thế lực phản động , hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hòa bình ,gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới .Vì thế chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình .
? Để bảo vệ hòa bình nhân dân tiến bộ toàn thế giới đã làm gì ? 
HS:-Tiến hành nhiều hoạt động mít tinh,biểu tình phản đối chiến tranh .
? Em có nhận xét gì khi đế quốc Mĩ gây chiến tranh ở Việt Nam ? 
HS: Gây thảm họa tàn khốc cho Việt Nam 
nên phải bảo vệ hòa bình chống chiến tranh .
? Em có suy nghĩ gì khi xem ảnh và đọc các thông tin?
? Chiến tranh gây ảnh hưởng gì đến môi trường ?(Giáo dục môi trường )
Liên hệ : Việt Nam đã trải qua những cuộc chiến tranh nào sau đại chiến thế giới lần thứ 2?
HS: -Pháp xâm lược :1946-1954
 -Mĩ xâm lược : 1955-1975.
Mở rộng :Hòa bình đối lập với chiến tranh :Chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa .
HOẠT ĐỘNG 2. (25 phút)
 Mục tiêu: -Hiểu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình. -Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình . -Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình ,chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới. 
 -Nêu được các biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày .
Sơ đồ tư duy .:Viết chữ hòa bình lên bảng nêu câu hỏi động não :Thế nào là hòa bình ? 
 ?Em có nhận xét gì về tình hình đất nước ta hiện nay ?
HS: Sống trong thời bình từ sau 1975.
? Nhờ có hòa bình mà cuộc sống của nhân dân ra sao ? 
HS: Đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc ,đất nước bình yên tự do.
? Bảo vệ hòa bình là gì ?
HS:Ngày 21 tháng 9 là ngày hoà bình thế giới. Ngày thế giới chống chiến tranh là ngày :1/8
? Biểu hiện hòa bình trong cuộc sống hằng ngày ?( Kĩ năng giao tiếp thể hiện lối sống văn hóa )
HS: Biết lắng nghe , không phân biệt đối xử , biết học hỏi tinh hoa những điểm mạnh của người khác...
? Phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa ?(Câu hỏi dành cho học sinh giỏi ).
HS:+Chính nghĩa :-Tiến hành đấu tranh chống xâm lược .
 -Bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ hòa bình .
+Phi nghĩa : -Gây chiến tranh ,giết người ,cướp của ,xâm lược đất nước khác ,phá hoại hòa bình .
Liên hệ : Giai đoạn Mĩ xâm lược nước ta (1955-1975 )là chiến tranh gì ? 
HS: Là chiến tranh phi nghĩa .
? Vì sao phải bảo vệ hòa bình ,ngăn chặn chiến tranh ? ( Kĩ năng xác định giá trị )
Nhấn mạnh : Chiến tranh chỉ đem lại đau thương chết chóc ,đói khát ,thảm họa ,còn hòa bình mang lại cuộc sống thanh bình ,hạnh phúc ấm no ,học tập …
? Các hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranh đang diễn ra ở VN và trên thế giới có ý nghĩa gì ?
HS: 
? Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai ?
HS: -Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của tất cả các quốc gia ,các dân tộc và của toàn nhân loại .
-Ý thức bảo vệ hòa bình , lòng yêu hòa bình cần được thể hiện ở mọi lúc mọi nơi ,trong các mối quan hệ và giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người.
Mở rộng : Nhiều nước hiện nay trên thế giới nhận định rằng : “Không có một nước nào như nước Việt nam liên tiếp chống chiến tranh suốt ngàn thế kỉ và cũng không có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam có cách đánh sáng tạo mưu trí .”đó là một lính Mĩ đã nhận xét .
? Với thành quả đã giành lại được dân tộc ta vẫn luôn làm gì ? (Kĩ năng giao tiếp văn hóa )
? Hãy chứng minh việc làm trên ?
HS: Mĩ đánh Irac VN lên tiếng phản đối.( Giáo dục thái độ )
? Cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh,bảo vệ hòa bình?
HOẠT ĐỘNG 3:Bài tập .(5 PHÚT)
 GV cho HS làm bài tập SGK.
Bài tập 1 Sgk/16 .
Bài tập 2/SGk/16 Em có tán thành với từng ý kiến dưới đây không? Vì sao?
a. Mọi người đều có quyền sống trong hòa bình .
b. Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh.
c. Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.
? Năm 1999 thành phố nào của Việt Nam được UNESCO công nhận là thành phố vì hòa bình?
HS: Thủ đô Hà Nội.
Hãy cho biết tên một ca khúc nói về hòa bình? Tác giả? Biểu diễn ca khúc đó.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
1. Thông tin .
-Hậu quả : +Chiến tranh thế giới thứ nhất làm 10 triệu người chết .
+ Chiến tranh thứ hai làm 60 triệu người chết (tăng 5 lần )
 -Từ 1900 đến năm 2000 đã làm :
+2 triệu trẻ em chết .
+Hơn 6 triệu trẻ em bị thương tích ,tàn phế .
+20 triệu trẻ em sống bơ vơ.
+300.000 trẻ em buộc phải đi lính cầm súng giết người.
.2/Hình ảnh :
-Thấy sự tàn khốc của chiến tranh .
-Giá trị của hòa bình .
-Sự cần thiết phải ngăn chặng chiến tranh bảo vệ hòa bình 
 II.NỘI DUNG BÀI HỌC :
Hòa bình :
_Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang;
Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng, hợp tác giữa các quốc gia- dân tộc, giữa con người với con người;
Là hạnh phúc và khát vọng của toàn nhân loại.
-Biểu hiện của bảo vệ hòa bình :
_Là giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên.
_ Giải quyết các vấn đề mâu thuẫn,xung đột giữa các dân tộc ,tôn giáo và quốc gia bằng thương lượng ,đàm phán.
2. Bảo vệ hòa bình vì :
- Vì hòa bình đem lại cuộc sống ấm no ,hạnh phúc, bình yên cho con người .Còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương tang tóc ,đói nghèo ,bệnh tật , trẻ em thất học gia đình li tán …
 - Hiện nay chiến tranh xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia ,nhiều khu vực trên thế giới..
-Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của tất cả các quốc gia ,các dân tộc và của toàn nhân loại .
3.Chúng ta phải làm gì?
- Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
-Lòng yêu hòa bình thể hiện mọi lúc, mọi nơi, giữa con người với con người .
-Tham gia đấu tranh vì hòa bình và công lí trên thế giới.
III.BÀI TẬP :
*Bài tập 1 SGK/16.
- Đáp án : a,b, d, e, h, i, là biểu hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.
*Bài tập 2 SGK/16.
Đáp án:a,c.
Vì Mọi người đều có quyền được sốn g trong hòa bình để có cuộc sống bình yên ,ấm no,hạnh phúc, có điều kiện học hành phát triển .Nên bảo vệ hòa bình ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại ,không chỉ của một cá nhân, hay một tổ chức,hay một nước nào .
4.4 /Tổng kết:
Để thể hiện lòng yêu hòa bình ,ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường ,học sinh cần làm gì ?
HS: -Đi bộ vì hòa bình .
-Việt thư cho bạn bè quốc tế
-Tham gia các diễn đàn vì hòa bình
-Cư xử thân thiện với mọi người xung quanh
-có ý thức tìm hiểu,tôn trọng văn hóa các dân tộc ,các quốc gia . 
GV: Nhận xét, đánh giá. Kết luận toàn bài.
4.5/Hướng dẫn học tập: 
* Đối với bài học ở tiết học này :
- Học bài , làm bài tập/ sgk. 
-Sống thân thiện với mọi người và yêu chuộng hoà bình.
-Xây dựng kế hoạch thực hiện bảo vệ hòa bình.
 *Đối với bài học ở tiết tiếp theo : 
- Đọc bài 5 : “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.”
-Chú ý:Sưu tầ

File đính kèm:

  • docBAO VE HOA BINH.doc