Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

1.MỤC TIÊU :.

1.1/Kiến thức:

 * Học sinh biết:

 - Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

 * Học sinh hiểu:

 - Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

 1.2/Kĩ năng:

 * HS thực hiện được:

 - Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.

 - Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.

 * HS thực hiện thnh thạo:

 - Các kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp thể hiện tinh thần hữu nghị; kĩ năng tư duy phê phán kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi và nhân dân Việt Nam với thiếu nhi và nhân dân thế giới.

 1.3/Thái độ:

 * Thói quen:

 Tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.

 * Tính cách:

 Biết phê phán các thái độ, hành vi, việc làm không phù hợp với tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc.

2/NỘI DUNG HỌC TẬP :

-Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

-Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

3.CHUẨN BỊ:

 3.1/Giáo viên:Bài hát nói về tình đoàn kết ,hữu nghị.

 3.2/.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.xem bài trước ở nhà.

4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :

 4.2.Kiểm tra miệng :

Câu 1: Hòa bình là gì?Thế nào là bảo vệ hòa bình? Nêu các hoạt động vì hòa bình mà em biết?(10đ)

HS: Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.(3đ)

 -Bảo vệ hòa bình là giữ gìn cuộc sống bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột.(5đ)

- Hoạt động vì hòa bình : Nêu tự do.(2đ)

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 21968 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Tiết : 5
Ngày dạy: 17/9/2014
BÀI 5. TÌNH HỮU NGHỊ
GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI
1.MỤC TIÊU :.
1.1/Kiến thức:
 * Học sinh biết:
 - Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
 * Học sinh hiểu:
 - Ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
 1.2/Kĩ năng:
 * HS thực hiện được:
 - Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.
 - Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.
 * HS thực hiện thnh thạo:
 - Các kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp thể hiện tinh thần hữu nghị; kĩ năng tư duy phê phán kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi và nhân dân Việt Nam với thiếu nhi và nhân dân thế giới. 
 1.3/Thái độ:
 * Thói quen:
 Tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.
 * Tính cách:
 Biết phê phán các thái độ, hành vi, việc làm không phù hợp với tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc.
2/NỘI DUNG HỌC TẬP :
-Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
-Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
3.CHUẨN BỊ:
 	3.1/Giáo viên:Bài hát nói về tình đoàn kết ,hữu nghị.
 	 3.2/.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ.xem bài trước ở nhà.
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :
 4.2.Kiểm tra miệng :
Câu 1: Hòa bình là gì?Thế nào là bảo vệ hòa bình? Nêu các hoạt động vì hòa bình mà em biết?(10đ)
HS: Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.(3đ)
 -Bảo vệ hòa bình là giữ gìn cuộc sống bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột.(5đ)
- Hoạt động vì hòa bình : Nêu tự do.(2đ)
Câu 2: Hãy giải thích vì sao phải bảo vệ hòa bình (10 đ)
HS:-hòa bình mang lại cuộc sống ấm no,hạnh phúc bình yên cho mỗi người,mỗi gia đình và xã hội.
-Chiến tranh dẫn tới đau thương chết chóc,đói nghèo bệnh tật, gia đình ly tán ô nhiễm môi trường .
-Hiện nay xung đột vũ trang và chiến tranh vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, nếu không cảnh giác và kiên quyết ngăn chặn thì nhiều quốc gia,dân tộc trong đó có VN cũng sẽ rơi vào vòng xoáy của chiến tranh .
Câu 3:Duy là một học sinh hay gây gổ đánh nhau, cãi nhau với các bạn trong lớp, trong trường. Em hãy nhận xét hành vi của Duy. Em sẽ góp ý cho Duy như thế nào ? ( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi)( (10 đ)
Hs: Nhận xét hành vi của Duy: Hành vi của Duy không thể hiện lòng yêu hoà bình, vì người yêu hoà bình phải biết tôn trọng người khác, sống thân ái với mọi người. Ngoài ra, Duy còn vi phạm đạo đức, cư xử thiếu nhân ái và khoan dung đối với bạn bè. 
- Góp ý cho Duy: 
	- Nên gần gũi, lắng nghe để hiểu và thông cảm với bạn bè và được bạn bè thông cảm hơn.
	- Không dùng vũ lực để ép buộc bạn bè theo ý mình.
- Không nên nóng nảy mà phải biết tự kiềm chế, làm chủ bản thân trong mọi tình huống quan hệ và giao tiếp.
Câu 4: Để không xảy ra chiến tranh trước hết phải làm gì ?( 10 đ)
HS: Xây dựng tình hữu nghị .
4.3/Tiến trình bài học:
Giới thiệu bài:Cho HS hát bài “Trái đất này là của chúng em”Nhạc và lời của Trương Quang Lục .
 ?Bài hát nói lên điều gì?
HS: trả lời.
GV: nhận xét, dẫn vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: ( 10 phút)
Tìm hiểu phần đặt vấn đề .
HS: Đọc phần đặt vấn đề SGK trang 17
Mở rộng : ASEM gồm có 26 thành viên ,10 nước châu Á và 15 nước thuộc liên minh châu Au và ủy ban châu Âu(EC).Đến nay đã 4 lần tổ chức hội nghị :Thái Lan (1996),Anh (1998),Hàn Quốc (2000),Đan Mạch (2002),Việt Nam ( 2004).
? Thế nào là tình hữu nghị ?Việt Nam là bạn với các nước nào ? 
?Tính đến tháng 10/2002Việt Nam đã có bao nhiêu tổ chức hữu nghị song phương và đa phương với các nước ?
HS: Có 47 tổ chức .
?Thế nào quan hệ song phương và đa phương ?Kể một vài tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia?
HS: Pháp là nước thứ 2quan hệ song phương 
? Tính đến tháng 3/2003 Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu quốc gia ?
HS: 167 quốc gia và trao đổi đại diện với 61 quốc gia trên thế giới.
Nhóm 1,2: Qua quan sát ảnh và đọc các thông tin, sự kiện, em có suy nghĩ gì về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dâncác nước khác ? 
Nhóm 3,4: Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại? 
HS cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Kết luận :Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhân dân ta luôn nhận được sự ủng hộ to lớn và quí báu của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
HOẠT ĐỘNG 2:(20 phút)
Mục tiêu:-Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
-Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
?Nêu những hoạt động thể hiện tình hữu nghị của nhân dân ta với các dân tộc khác trên thế giới?
HS: Thăm hỏi các nước ,đá bóng giao hữu, ca nhạc ., lễ hội Festival( hai năm 1 lần ).
? Thế nào là tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới?Ví dụ?
?Vì sao phải xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc?
Phòng tranh :Việc làm cụ thể của tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới:-Bảo vệ môi trường,Xóa đói giảm nghèo ,du lịch , gia nhập ASEAN.( 28/7/1995), Tổ chức thương mại thế giới(WTO ) 11/1/2007.
Liên hệ :Nêu sự chuyển biến của Việt Nam ta nhờ việc mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước mà em biết ? (Câu hỏi dành cho học sinh giỏi )
HS: Trong lúc đói nghèo do chiến tranh lũ lụt nước ta nhận được sự đóng góp ủng hộ cả về vật chất, tinh thần nên nước ta đã thoát ra khỏi nạn đói nghèo ..
?Ý nghĩa chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Liên hệ :Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết :
 “Quan sơn muôn dặm một nhà.
 Bốn phương vô sản đều là anh em”
? Vì sao Đảng ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hữu nghị với các dân tộc trong khu vực và thế giới?
Chủ trương của Đảng và nhà nước ta là “ Việt Nam Muốn làm bạn với tất cả các nước phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển quan hệ trên nhiều mặt , với tất cả các nước” . . 
? HS chúng ta phải làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị?
-Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ tiếp xúc.
-Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường ,địa phương tổ chức …
Liên hệ : Lời nhận định của 1 VĐV Đông TiMo trong Seagam “Việt Nam rất hiếu khách”
HOẠT ĐỘNG 3 :(5 PHÚT)
Kĩ năng: -Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.
-Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức
Lớp, trường và với bạn bè các nước.Kết nghĩa ,giao lưu với các trường bạn :THCS Tân Hòa, Bổ Túc? Lập kế hoạch hoạt động thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với các tập thể học sinh lớp 9a ?
Kết luận : Giao lưu quốc tế trong thời đại hiện nay trở thành xu thế của mỗi quốc gia ,mỗi dân tộc bản thân phải ra sức học tập ngoại ngữ.
GV cho HS làm bài tập 2 SGK trang 19
GV :Nhận xét, đưa ra đáp án đúng.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
1.Thông tin.
2.Quan sát ảnh .
-Nói đến tình hữu nghị thân thiện giữa các nước .Ví dụ : Cuba ,Lào,Campuchia …
-Cho thấy đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam mở rộng về nhiều lĩnh vực : Kinh tế ,văn hóa và cũng là dịp để giới thiệu cho bạn bè các nước biết về đất nước ,con người Việt Nam.
-Tạo cơ hội cùng hợp tác phát triển thúc đẩy kinh tế mở rộng giao lưu văn hóa ,tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài .
II. NỘI DUNG BÀI HỌC ;
1. Khái niệm tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới .
Là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác, ví dụ : Việt Nam-Lào, Việt Nam –Cu ba.
2/Vì sao phải xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc:
Tạo cơ hội và điệu kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục …
Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
3. Ý Nghĩa chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
 - Giúp thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới, về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
 - Tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác của các nước trên thế giới.
4.Công dân : 
_Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài.
_Có thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống
III./BÀI TẬP :
Bài tập 2 SGK trang 19:
 a.Góp ý với bạn cần phải có thái độ văn minh lịch sự với người nước ngoài ,cần giúp đỡ họ khi họ cần .
 b.Tham gia tích cực đóng góp sức mình ý kiến cho cuộc giao lưu vì đây là dịp để giới thiệu con người VN để thấy chúng ta lịch sự hiếu khách .
4.4/Tổng kết:.
Câu hỏi:Theo em, học sinh cần phải làm gì để thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân và học sinh các nước khác ?
-Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc trong các tình huống như có khách nước ngoài đến thăm trường; khi giao lưu với các bạn học sinh quốc tế; khi có người nước ngoài đến làm việc tại địa phương; khi có khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu; ...
- Tích cực tham gia các hoạt động hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức, như : Mít tinh ủng hộ, bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân và trẻ em các vùng bị chiến tranh tàn phá, quyên góp ủng hộ nhân dân và trẻ em vùng bị thiên tai, các hoạt động giao lưu khác, ...
GV: Tổ chức cho HS chơi trò “ai nhanh hơn”.trong thời gian là 3 phút .
Đội A:Tìm các hoạt động về tình hữu nghị của nước ta mà em được biết ?
Đội B:Tìm công việc cụ thể của các hoạt động về tình hữu nghị của nước ta mà em được biết ?
Sau 3 phút, đội nào tìm được nhiều sẽ là đội thắng cuộc.
GV: Giáo dục ý thức, tình cảm cho HS và kết luận.
4.5./Hướng dẫn học tập : 
* Đối với bài học ở tiết này :	
 -Học bài kết hợp SGK / trang 18.
-Làm các bài tập còn lại SGK trang 19. 
-Rèn luyện thóiquen thể hiện thái độ thân thiện với các dân tộc .
 *Đối với bài học ở tiết tiếp theo : 
-Chuẩn bị bài 6: “Hợp tác cùng phát triển”
-Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời phần gợi ý SGK trang 20.
-Xem phần nội dung bài học, bài tập SGK trang 22,23.
5/PHỤ LỤC:
Chính sách hoà bình, hữu nghị (điều 14 Hiến pháp 1992).
@T?

File đính kèm:

  • docTINH HUU NGHI GIUA 9.doc