Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 tiết 10: góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư năm học 2014-2015

A- MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung ,ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư .

- Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ; thường xuyên tham gia hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư .

- Có tình cảm gắn bó với cộng đồng dân cư nơi ở , ham thích các hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư

B. PHƯƠNG PHÁP:

- Nêu và giải quyết vấn đề.

C- CHUẨN BỊ

1- Thầy : SGK, SGV, những mẩu chuyện về đời sống văn hoá ở cộng đồng dân cư , bảng phụ

2- Trò : SGK, xem trước bài .

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I- Ổn định lớp

II – Kiểm tra bài cũ

? Em hãy nêu một vài ví dụ về việc học hỏi các dân tộc khác của những người xung quanh em . Liên hệ bản thân em đã thực hiện việc tôn trọng học hỏi văn hoá dân tộc khác như thế nào ? (Tốt hay chưa tốt)

III- Bài mới

- GV : Những người sống cùng theo khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính .

 + Nông thôn : Thôn , xóm , làng

 + Thành thị : Thị trấn , khu tập thể , ngõ ,phố

?Cộng đồng đó được gọi là gì ? Cộng đồng dân cư phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 tiết 10: góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /10 /2014
Tiết 10
GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HOÁ Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
A- MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
- Hiểu được nội dung ,ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư .
- Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ; thường xuyên tham gia hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư .
- Có tình cảm gắn bó với cộng đồng dân cư nơi ở , ham thích các hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
B. PHƯƠNG PHÁP:
- Nêu và giải quyết vấn đề.
C- CHUẨN BỊ
1- Thầy : SGK, SGV, những mẩu chuyện về đời sống văn hoá ở cộng đồng dân cư , bảng phụ 
2- Trò : SGK, xem trước bài .
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
I- Ổn định lớp 
II – Kiểm tra bài cũ 
? Em hãy nêu một vài ví dụ về việc học hỏi các dân tộc khác của những người xung quanh em . Liên hệ bản thân em đã thực hiện việc tôn trọng học hỏi văn hoá dân tộc khác như thế nào ? (Tốt hay chưa tốt)
III- Bài mới 
- GV : Những người sống cùng theo khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính . 
	+ Nông thôn : Thôn , xóm , làng
	+ Thành thị : Thị trấn , khu tập thể , ngõ ,phố
?Cộng đồng đó được gọi là gì ? Cộng đồng dân cư phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ? 
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung kiến thức
GV tổ chức hs tìm hiểu phần đặt vấn đề 
HS đọc nội dung phần đặt vấn đề .
?- Những biểu hiện tiêu cực ở mục 1 là gì?
?- Những hiện tượng đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân 
 HS đọc nội dung (2)phần đặt vấn đề .
?- Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hoá ? 
?- Những thay đổi ở làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào với cuộc sống của người dân cộng đồng ? 
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 
Câu 1: Nêu những biểu hiện của nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? Nhóm 1 : Những biểu hiện của nếp sống văn hoá , thiếu văn hóa?
	Có văn hoá
Thiếu văn hoá
- Các gia đình giúp nhau làm kt 
- Tham gia xoá đói giảm nghèo 
- Đoàn kết giúp đỡ nhau 
- Giữ vệ sinh chung 
- Phòng chống TNXH
- Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch 
- Nếp sống văn minh 
- Chỉ biết lo cuộc sống của mình 
- Tụ tập quán xá 
- Vứt rác bừa bãi 
- Mua số đề 
- Mê tín dị đoan 
- Tảo hôn 
- Nghe tin đồn nhảm 
- Tổ chức cưới xin , ma chay linh đình 
- Lấn chiếm vỉa hè
- Vi phạm ATGT
Câu 2: Nêu những biện pháp góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? 
Câu 3: Vi sao cần phải xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? 
Câu 4: HS làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ? 
GV bổ sung thêm 
- Hoạt động nhân đạo ,đền ơn đáp nghĩa 
- Giữ gìn thuần phong mĩ tục 
- Xây dựng đời sống văn hoá , KT phát triển 
- Xây dựng cơ sở vững mạnh ,dân chủ 
- Kỉ cương pháp luật 
- Thực hiện quy ước cộng đồng dân cư 
GV bổ sung : Gia đình hạnh phúc , cộng đồng dân cư bình yên , góp phần cho một xã hội văn minh ,tiến bộ 
GV : yêu cầu HS bổ sung thêm hành vi trái với nếp sống văn hoá ở một số học sinh 
- Thiếu lễ độ , tôn trọng người lớn 
- Bỏ học , giao du với bọn xấu 
- Gây rối , mất trật tự 
- Tham gia nghiện hút , đua xe, cờ bạc , số đề 
- Lười lao động , thích ăn chơi ….
GV đàm thoại cùng học sinh tìm hiểu nội dung bài học : 
?-Cộng đồng dân cư là gì ? 
?-Xây dựng nếp sống văn hoá như thế nào ? 
?-ý nghĩa của việc làm này ? 
?-HS cần làm gì ?
GV hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung bài học . 
I- Đặt vấn đề 
Câu 1: Những biểu hiện tiêu cực là : 
- Tảo hôn, gả chồng sớm để có người làm , mời thầy cúng về trừ ma khi có người hoặc gia súc chết .
Câu 2: Những tệ nạn đó ảnh hưởng : 
- Các em lấy chồng sớm phải sa gia đình ,có em không được đi học ,vợ chồng trẻ bỏ nhau , cuộc sống dang dở, sinh ra đói nghèo .
- Người bị coi là mà thì bị căm ghét , xua đuổi , những người này bị chết vì bị đối xử tồi tệ , cuộc sống cô đọc khó khăn 
Câu 3 : Làng Hinh được công nhận là làng văn hoá .
- Vệ sinh sạch , dùng nước giếng sạch ,không có bệnh dịch lây lan ,ốm đau đễn trạm xá , trẻ em đủ tuổi được đi học , phổ cập giáo dục , xoá mù chữ , đoàn kết , nương tựa , giúp đỡ nhau ,an ninh giữ vững, xoá bỏ tập tục lạc hậu…
Câu 4: ảnh hưởng của sự thay đổi đó:
- Mỗi người dân yên tâm sản xuất , làm ăn kinh tế ..
- Nâng cao đời sống vật chất , tinh thần của người dân 
Nhóm 2: Biện pháp đó là : 
- Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước 
- Xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh , phong phú 
- Nâng cao dân trí , chăm lo giáo dục ,y tế cho người dân 
- Xây dựng tình đoàn kết 
- Giữ gìn an ninh 
- Bảo vệ môi trường 
- Giữ kỷ cương , pháp luật 
Nhóm 3: ý nghĩa đó là :
- Cuộc sống bình yên , hạnh phúc 
- Bảo vệ , giữ gìn phát triển truyền thống văn hoá dân tộc 
- Đời sống nhân dân ổn định, phát triển 
( HS cần làm :
- Ngoan ngoãn kính trọng ông bà , cha mẹ , những người xung quanh ….
- Chăm chỉ học tập 
- Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội 
- Thực hiện nếp sống văn minh 
- Tránh xa các TNXH
- Đấu tranh với các hiện tượng mê tín ,dị đoan , hủ tục lạc hậu …
- Có cuộc sống lành mạnh có văn hoá )
II- Nội dung bài học 
1- Cộng đồng dân cư :
- Là toàn thể những người sống trong toàn khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính ……..
2- Xây dựng nếp sống văn hóa …
- Làm cho điều kiện văn hoá ngày càng lành mạnh , phong phú 
- Giữ trật tự an ninh 
- Vệ sinh nơi ở …..
3- ý nghĩa : 
- Cuộc sống bình yên , hạnh phúc 
- Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá …
4- Học sinh cần làm 
IV- Bài tập 
1- Bài tập 2 (SGK)
Đáp án : 
	Việc làm đúng : a,c,d,đ,g,i,k,o
	Việc làm sai : b,e,h,l,n,m
2- Bài tập tình huống 
Tình huống : Gia đình có ông bố rượu chè , chơi đề em phải bỏ học 
	Gia đình bác Nam tổ chức đám cưới cho con quá linh đình tốn kém , sau đó bị vỡ nợ .
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà 	
- Làm bài tập còn lại SGK
- Chuẩn bị bài 10
- Tìm hiểu gương người tốt ở địa phương tham gia xây dựng nếp sống văn hoá 

File đính kèm:

  • docTiet 10GDCD 8.doc
Giáo án liên quan