Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 tuần 5 trường THCS Liêng Trang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1 Kiến thức: Hs hiểu:

 - Khái niệm về yêu thương con người,

 - Biểu hiện của lòng yêu thương con người.

 - Ý nghĩa của lòng yêu thương con người

 2 Kỹ năng:

 - Biết thể hiện lòng yêu thương con người đối với những người xung quanh.

 3 Thái độ:

 - Có thái độ quan tâm đến mọi người xung quanh, không đồng tình với độ thờ ơ lạnh nhạt và những hành vi độc ác đối với con người.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

 - Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng trình bày suy nghĩ về biểu hiện và ý nghĩa.

 - Kĩ năng động não.

 - Kĩ năng tổng hợp, so sánh.

 - Kĩ năng phân tích vấn đề.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1821 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 tuần 5 trường THCS Liêng Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 Ngày soạn : 12 /09 /2014.
Tiết : 5 Ngày dạy : 16/09 / 2014.
Bài 5: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (tt)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
	1 Kiến thức: Hs hiểu: 
	- Khái niệm về yêu thương con người, 
	- Biểu hiện của lòng yêu thương con người.
	- Ý nghĩa của lòng yêu thương con người
	2 Kỹ năng: 
	- Biết thể hiện lòng yêu thương con người đối với những người xung quanh. 
	3 Thái độ: 
	- Có thái độ quan tâm đến mọi người xung quanh, không đồng tình với độ thờ ơ lạnh nhạt và những hành vi độc ác đối với con người.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
	- Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng trình bày suy nghĩ về biểu hiện và ý nghĩa.
	- Kĩ năng động não.
	- Kĩ năng tổng hợp, so sánh.
	- Kĩ năng phân tích vấn đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
	1. Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số lớp học
Lớp 7A1…….Lớp 7A2………Lớp 7A3………Lớp 7A4……...Lớp 7A5….….Lớp 7A6……..
	2. Kiểm tra 15 phút:
	Câu hỏi: Thế nào là yêu thương con người? Hãy kể một việc làm của bản thân mà em cho là việc làm yêu thương con người? 
	 Đáp án: Yêu thương con người là quan tâm, đối xử tốt, làm diều tốt với người khác. Sẵn sàng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn (5đ)
VD:
 Ủng hộ đồng bào lũ lụt, chăm sóc bố mẹ khi ốm đau, dắt cụ già qua đường…(5đ)
	3. Bài mới :
	Yêu thương con người là đạo đức quí giá. Nó giúp chúng ta sống đẹp hơn, tốt hơn. Xã hội ngày càng lành mạnh, hạnh phúc, bớt đi nỗi lo toan, phiền muộn, Như nhà thơ Tố Hữu đã viết: 
“Có gì đẹp trên đời hơn thế.
 Người yêu người sống để yêu nhau’’
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung cần đạt
GV: Phát phiếu học tập cho HS
GV: Đặt câu hỏi:
 ? : Phân biệt lòng yêu thương với lòng thương hại?
HS: Cả lớp cùng làm việc.
GV hướng dẫn: Phiếu học tập của các em được chia thành ô. Mỗi ô của phiếu trả lời ghi những biểu hiện khác nhau của lòng yêu thương và lòng thương hại
Trái với yêu thương là gì?
Hâu quả của nó?
?: Theo em, hành vi nào sau đây giúp em rèn luyện lòng yêu thương con người?
a. Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, gần gũi những người xung quanh.
b. Biết ơn người giúp đỡ.
c. Bắt nạt trẻ em.
d. Chế giễu người tàn tật.
e. Tham gia hoạt động từ thiện.
GV: Kết thúc phần này, hướng dẫn HS giải thích câu ca dao:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng.”
GV: Hướng dẫn làm bài tập 
Nội dung: 
?. Em hãy nhận xét về những hành vi sau:
1. Mẹ bạn Hải bị ốm, Nam biết tin liền rủ các bạn cùng lớp đến thăm và chăm sóc.
2. Bé Thuý ở nhà một mình chẳng may bị ngã, Long gần nhà thấy vậy đã sang băng bó vết thương và mời thầy thuốc khám cho em.
III. Bài tập
Bài tập SGK, trang 16, 17
Đáp án:
- Hành vi của Nam, Long và Hùng là thể hiện lòng yêu thương con người.
- Hành vi của bạn Hạnh là không có lòng yêu thương con người. Lòng yêu thương con người không được phân biệt đối xử.
4.Củng cố :
	Để rèn luyện đức tính và tấm lòng thương người như thể thương thân em sẽ làm gì trong cuộc vận động quỹ vòng tay bè bạn do liên chi đội của trường phát động?
5. Đánh giá:
	xây dựng kịch bản và sắm vai các tình huống nói về chủ đề yêu thương con người.
6. Hoạt động tiếp nối.
 	- về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài 6 thực hiện những yêu cầu sau:
 	- Trả lời các câu hỏi gơị ý, tham khảo trước bài tập.
7. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 5 GDCD 7.doc
Giáo án liên quan