Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 tuần 3 trường THCS Liêng Trang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức: Hs hiểu:

 - Thế nào là tự trọng.

 - Biểu hiện của lòng tư trọng

 - Ý nghĩa của lòng tự trọng trong việc nâng cao phẩm giá của con người.

2 Kỹ năng:

 - Biết thể hiện tính tự trọng trong học tập và mọi lĩnh vực, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.

 - Biết phân biệt những hành vi thể hiên tự trọng và thiếu tự trọng.

3 Thái độ:

 - Tự trong, không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

 - Kĩ năng tự nhận thức giá trị của bản thân về tính tự trọng.

 - Kĩ năng thể hiện sự tự tin về giá trị của bản thân.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.

 1. Ổn định tổ chức.

 Kiểm tra sĩ số lớp học

 Lớp 7A1 . Lớp 7A2 . Lớp 7A3 .

 Lớp 7A4 Lớp 7A5 . Lớp 7A6 .

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Thế nào là trung thực? Trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 tuần 3 trường THCS Liêng Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 Ngày soạn: 28/08/2014.
Tiết: 3 Ngày dạy: 04/09/2014.
Bài 3: TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1 Kiến thức: Hs hiểu: 
	- Thế nào là tự trọng.
	- Biểu hiện của lòng tư trọng 
	- Ý nghĩa của lòng tự trọng trong việc nâng cao phẩm giá của con người.
2 Kỹ năng: 
	- Biết thể hiện tính tự trọng trong học tập và mọi lĩnh vực, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
	- Biết phân biệt những hành vi thể hiên tự trọng và thiếu tự trọng.
3 Thái độ: 
	- Tự trong, không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
	- Kĩ năng tự nhận thức giá trị của bản thân về tính tự trọng.
	- Kĩ năng thể hiện sự tự tin về giá trị của bản thân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
	1. Ổn định tổ chức.
	Kiểm tra sĩ số lớp học
 Lớp 7A1…………. Lớp 7A2…………. Lớp 7A3…………. 
 Lớp 7A4………… Lớp 7A5…………. Lớp 7A6………….
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Thế nào là trung thực? Trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
	3. Bài mới :
	- GV : Có thể vận dụng câu hỏi kiểm tra bài cũ (câu 2) để vào bài
 	- HS sẽ trả lời: Trung thực là biểu hiện cao của đức tính: Tự trọng 
- Tõ ®ã GV dÉn d¾t HS vµo bµi míi
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc.GV: Hướng dẫn HS đọc truyện bằng cách phân vai.
GV: Đặt câu hỏi
HS: Trả lời các câu hỏi sau:
1. Hành dộng của Rô-be qua câu truyện trên.
Hành động của Rô-be
- Là em bé mồ côi nghèo khổ đi bán diêm.
- Cầm đồng tiền vàng đổi lấy tiền lẻ trả lại cho người mua diêm.
- Khi bị xe chẹt và bị thương nặng Rô-be đã nhờ em mình trả lại tiền cho khách
2. Vì sao Rô-be lại nhờ em mình trả lại tiền cho người mua diêm?
Vì sao Rô-be lại làm như vậy?
- Muốn giữ đúng lời hứa.
- Không muốn người khác nghỉ mĩnh nghèo mà nói dối để ăn cắp tiền.
 - Không muốn bị coi thường, danh dự bị xúc phạm, mất lòng tin ở mình 3. Cỏc em cú nhận xột gỡ về hành động của Rô-be?
4. Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
Nhận xét của Rô-be
- Có ý thức trách nhiệm cao
- Giữ đúng lời hứa
- Tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
 - Tâm hồn cao thượng tuy cuộc sống rất nghèo.
5. Hành động của Rô-be tác động đến tác giả như thế nào?
Hành động của Rô-be thể hiện đức tính tự trọng.
- Hành động của Rô-be đã làm thay đổi tình cảm của tác giả. Từ chỗ nghi ngờ, không tin đến sững sờ, tim se lại vì hối hận và cuối cùng ông nhận nuôi em Sac-lây
HS: Tự do trình bày ý kiến của mình khi đánh giá hành động của Rô-be.
GV: Kết luận
Qua câu chuyện cảm động trên ta thấy được hành động, cử chỉ đẹp đẽ cao cả.
Tâm hồn cao thượng của một em bé nghèo khổ. Đó là bài học quý giá về lòng tự trọng cho mỗi chúng ta.
Hoạt động 2: Khai thác nội dung bài học:
GV: Thế nào là tự trọng?
HS: Trả lời
GV: Biểu hiện của tự trọng?
HS: Trả lời 
GV: Ý nghĩa của tự trọng?
HS: Trả lời cá nhân
GV: Nhận xét, bổ sung.
- Trái với tự trọng là gì?
- Mỗi chúng ta có cần đức tính này không? Vì sao? 
- Là học sinh phải làm như thế nào để có được đức tính này? 
Hs: Đại diện nhóm trả lời , và các nhóm nhận xét lẫn nhau. 
Gv: Chốt lại.
HS: Giải thích câu tục ngữ:
 - Chết vinh còn hơn sống nhục
 - Đói cho sạch rách cho thơm
GV: Nhận xét và kết thúc nội dung bài 
Hoạt động 3: Luyện tập
Hướng dẫn làm bài tập a tr.11, SGK
I. Truyện đọc.
 Một tâm hồn cao thượng
II. Nội dung bài học
1. Tự trọng:
 Là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp chuẩn mực xã hội.
2. Biểu hiện: 
Cư xử đàng hoàng đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn luôn làm tròn nhiệm vụ.
3. Ý nghĩa: 
Là phẩm chất đạo đức cao quý, giúp con người có nghị lực nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân và được mọi người tôn trọng quý mến.
III. Bài tập.
Bài tập a, tr.11, SGK
Đáp án: 1, 2
4.Củng cố :
	Trong những câu tục ngữ dưới đây, câu tục ngữ nào nói lên đức tính tự trọng?
	1. Giấy rách phải giữ lấy lề.
	2. Đói cho sạch, rách cho thơm.
	3. Học thày không tày học bạn.
	4. Chết vinh còn hơn sống nhục.
	5. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
	HS: Phát biểu ý kiến.
	GV: Nhận xét và cho điểm những HS làm nhanh và đúng
5. Đánh giá:
	GV: Nêu các tình huống sau và yêu cầu HS bày tỏ thái độ của mình với các nhân vật trong mỗi tình huống.
	1. Bạn Nam xấu hổ với bạn bè vì cả bọn đang đi chơi thì gặp bố đang đạp xích lô.
	2. Bạn Hương rủ bạn bè đến nhà mình chơi nhưng lại đưa bạn sang nhà cô chú vì nhà cô chú sang trọng hơn.
	3. Minh không bao giờ đi sinh nhật vì không có tiền mua quà.
6. Hoạt động tiếp nối.
	- Học bài theo nội dung bài học, chuẩn bị bài 4, trả lời theo gợi ý sgk. 
	- Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ có nội dung nói về lòng tự trọng 
7. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 3 GDCD 7.doc