Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 tuần 4 trường THCS Liêng Trang
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tiết kiệm
- Biết được ý nghĩa của tiết kiệm
2. Kĩ năng:
- Tự đánh giá mình ý thức thực tiết kiệm đồ dùng, tiền của, sách vở, thời gian.
- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền của, sách vở, thời gian.
- Biết sử dụng tiết kiệm đồ dùng, tiền của, sách vở, thời gian.
3. Thái độ:
Quý trong người tiết kiệm ,giản dị.Ghét lối sống xa hoa
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá.
- Kĩ năng kĩ năng thu thập xử lí thông tin về thực hành tiết kiệm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
Lớp 6A1 .;Lớp 6A2 ;Lớp 6A3 ;Lớp 6A4 ;Lớp 6A5 .
2. Kiểm tra 15 phút:
Thế nào là siêng năng? Em đã làm gì để thể hiện mình là nguời siêng năng trong lao động?
Đáp án : Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác làm việc thường xuyên và đều đặn.(4đ)
Học sinh lấy ví dụ, mỗi ví dụ đúng 2đ (6đ)
Tuần: 4 Ngày soạn : 03 /09 /2014. Tiết : 4 Ngày dạy : 11 /09/ 2014. Bài 3: TIẾT KIỆM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là tiết kiệm - Biết được ý nghĩa của tiết kiệm 2. Kĩ năng: - Tự đánh giá mình ý thức thực tiết kiệm đồ dùng, tiền của, sách vở, thời gian... - Biết đưa ra cách xử lí phù hợp thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền của, sách vở, thời gian... - Biết sử dụng tiết kiệm đồ dùng, tiền của, sách vở, thời gian... 3. Thái độ: Quý trong người tiết kiệm ,giản dị.Ghét lối sống xa hoa II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Kĩ năng kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá. - Kĩ năng kĩ năng thu thập xử lí thông tin về thực hành tiết kiệm. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Lớp 6A1……….;Lớp 6A2…………;Lớp 6A3…………;Lớp 6A4………;Lớp 6A5………. 2. Kiểm tra 15 phút: Thế nào là siêng năng? Em đã làm gì để thể hiện mình là nguời siêng năng trong lao động? Đáp án : Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác làm việc thường xuyên và đều đặn.(4đ) Học sinh lấy ví dụ, mỗi ví dụ đúng 2đ (6đ) 3. Bài mới : Giới thiệu bài : Mỗi ngày đi học bạn Lan được mẹ cho 5000 tiền ăn sáng, nhưng bạn chỉ mua hết 3000. Số tiền còn lại bạn danh lại để mua sách vở. GV: Em nhận xét gì về việc làm của bạn Lan? Việc làm đó thể hiện đức tính gì? HS: Trả lời cá nhân. Qua tình huống trên GV chuyển ý vào bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc: Gv: Gọi hs đọc truyện Hs: 1 bạn đọc còn lại lắng nghe bạn đọc Gv: Đặt các câu hỏi sau : 1- Thái Hà có xứng đáng mẹ khen thưởng không ? Hs: Trả lời . Gv: cho hs nhận xét Gv: Kết luận 2- Thảo có suy nghĩ gì khi mẹ khen thưởng ? Hs: Trả lời . Gv: Gọi hs nhận xét câu trả lời của bạn . Gv: Khắc sâu 3- Việc làm củaThảo thể hiện đức tính gì ? Gv: Hướng dẫn 4 nhóm thảo luận Gv: Gọi hs 1 số hs phân tích diễn biến suy nghĩ của Hà trước và su khi đến nhà thảo ? Hs : Trả lời Hà ân hận vì việc làm của mình Hà càng thương mẹ va tự hứa sẽ tiết kiệm . Gv: Suy nghĩ của Hà thế nào ? Hs: Trả lời Gv: Phân tích thêm. Gv: Yêu cầu hs liên hệ bản thân Gv: Qua câu truyện trên em tự thấy đôi lúc mình giống Hà hay giống Thảo? Hs: Tự liên hệ bản thân và trả lời . Gv: Gọi hs nhận xét trả lời .Cho hs đó nhận xét bản thân . Gv: Ứng dụng thực tế minh hoạ . Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. Đưa ra tình huống sau: HS: Giải quyết và rút ra kết luận tiết kiệm là gì? Tình huống 1: Lan xắp xếp thời gian học tập rất khoa học, không lãng phí thời gian vô ích, để kết quả học tập tốt. Tình huống 2: Bác Dũng làm ở xí nghiệp may mặc. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bác phải nhận thêm việc để làm. Mặc dù vậy bác vẫn có thời gian ngủ trưa, thời gian giải trí và thăm bạn bè. Tình huống 3: Chị Mai học lớp 12, trường xa nhà. Mặc dù bố mẹ chị muốn mua cho chị một chiếc xe đạp mới nhưng chị không đồng ý. Tình huống 4: Anh em nhà bạn Đức rất ngoan, mặc dù đã lớn nhưng vẫn mặc áo quần cũ của anh trai. HS: Rút ra kết luận tiết kiệm là gì ? GV: Nhận xét GV: Biểu hiện của tiết kiệm. Gv: Chúng ta cần phải tiết kiệm những gì? Cho ví dụ?. GV: Những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm? HS: - Tiêu xài hoang phí tiền bạc cha mẹ, của nhà nước. - Làm thất thoát tài sản, tiền của Nhà nước. - Tham ô, tham nhũng - Không tiết kiệm thời gian, la cà hàng quán, bớt xén thời gian làm việc tư. - Hoang phí sức khỏe vào những cuộc chơi vô bổ… GV: Đảng và Nhà nước ta đã có lời tiết kiệm như thế nào? HS: “Tiết kiệm là quốc sách” . GV: Em đã tiết kiệm như thế nào trong gia đình, ở lớp, ở trường và ở ngoài xã hội? HS: - Ở nhà: - Ở lớp, trường: - Ở ngoài xã hội: GV: Trường em đã có những phong trào nào thể hiện sự tiết kiệm? HS: Quyên góp ủng hộ …. Gv: Hãy phân tích tác hại của sự keo kiệt, hà tiện?. * Tổ chức thảo luận nhóm “ Em đã tiết kiệm như thế nào” Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận theo 4 nd sau: - N1: Tiết kiệm trong gia đình. - N2: Tiết kiệm ở lớp. - N3: Tiết kiệm ở trường. - N4: Tiết kiệm ở ngoài xã hội HS thảo luận, trình bày, bổ sung sau đó gv nhận xét, chốt lại. ? Ở trường chúng ta có các việc làm thể hiện sự tiết kiệm như thế nào? ? Mỗi HS cần thực hành tiết kiệm ntn? - Giữ gìn quần áo, sách vở để có thể dùng được lâu dài. - Tiết kiệm tiền ăn sáng. - Sắp xếp thời gian để vừa học tốt vừa giúp đỡ bố mẹ ? Tìm ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm Được mùa chớ phụ ngô khoai Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng Nên ăn có chừng, dùng có mực Chẳng lo trước, ắt luỵ sau Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí. GV: Rèn luyện tiết kiệm là đã góp phần vào lợi ích xã hội. I. Truyện đọc. “ Thảo và Hà” II. Nội dung bài học. 1. Thế nào là tiết kiệm? Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất,thời gian, sức lực của mình và của người khác. 2 .Biểu hiện tiết kiệm : - Là quý trọng kết quả lao động của người khác 3 .Ý nghĩa của tiết kiệm: - Tiết kiệm là làm giàu cho mình,gia đình và XH Kết luận : - Chúng ta phải thực hành tiết kiệmvì điều đó có lợi cho bản thân ,gia đình,XH 3- Học sinh rèn luyện và thực hành tiết kiệm : 4. Củng cố : Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a SGK/10 HS: Đọc truyện "chú heo rô bốt" ( sbt) 5. Đánh giá: Kể chuyện Bác Hồ tiết kiệm gạo cứu đói nhân dân. Yêu cầu học sinh thực hành tiết kiệm trong cuộc sống. 6. Hoạt động tiếp nối: - Học thuộc nội dung bài học và làm các bài tập - Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm 7. Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 4 GDCD 6.doc