Giáo án Giáo dục công dân lớp 6

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức.

- Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

- Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

2. Kỹ năng.

- Học sinh biết tự đề ra kế hoạch luyện tập thể dục thể thao, có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể.

- Biết quý trọng sức khoẻ của bản thân và của người khác.

 - Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao .

3. Thái độ. Học sinh có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

1. Chuẩn bị của GV: Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ty Thiết bị Giáo dục I sản xuất, giấy khổ lớn, bút dạ , câu chuyện, tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ. Giáo án, SGK, SGV

2. Chuẩn bị của HS: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 3. Bài mới:

 * Vào bài: Cha ông ta thường nói: " Có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quý hơn vàng." Vậy sức khoẻ là gì? Vì sao phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện việc đó bằng cách nào?

 

doc50 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3604 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phê phán những hành vi pha hại thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh, máy chiếu...
2. Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về thiên nhiên.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức: 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là biết ơn? Vì sao phải biết ơn? Chúng ta cần biết ơn những ai?.
	3. Bài mới: 
* Vào bài: Con người đã làm gì để sống hòa hợp với thiên nhiên. Để thấy được con người cần thiên nhiên như thế nào. Các em tìm hiểu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
GV: Gọi HS đọc truyện sgk.
GV nêu câu hỏi:
 ? Ngày chủ nhật “tôi” được đi đâu? Tâm trạng như thế nào.
 ? Em thấy cảnh thiên nhiên trên con đường đến Tam Đảo và tại Tam Đảo được tác giả tả như thế nào.
 ? “Tôi và các bạn cảm thấy như thế nào trước thiên nhiên.
 ? Theo em thiên nhiên cần thiết và có tác dụng như thế nào tới cuộc sống của con người.
? Để bảo vệ thiên nhiên chúng ta cần làm gì.
 - Qua truyện đọc chúng ta thấy nhân vật “tôi” và các bạn rất yêu thiên nhiên, hiểu được tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người. 
I.Truyện đọc “ Một ngày chủ nhật bổ ích.”
- Thiên nhiên làm đẹp cho môi trường, giúp không khí trong lành, bảo vệ cuộc sống con người.
- Chúng ta phải biết chăm sóc, bảo vệ và hiểu được vẻ đẹp, tác dụng của thiên nhiên với chính mình và cuộc sống cộng đồng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
? Em hiểu thiên nhiên gồm những gì.
GV: Thiên nhiên là gì?
GV: Hãy kể một số danh lam thắng cảnh của đất nước mà em biết?
GV: Thế nào là yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên?
GV: Để hiểu thiên nhiên có vai trò như thế nào chúng ta sang phần 2 
Thảo luận nhóm. 
1. Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào? Cho ví dụ?
2. Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu thiên nhiên bị tàn phá?
GV: cho hs quan sát 3 bức tranh
? Em hãy nhận xét hành động của con người đối với thiên nhiên qua các bức tranh?
HS: nhận xét từng tranh 
GV: chốt lại:
Tranh 1: Hành động tàn phá thiên nhiên của con người để phục vụ cuộc sống của mình, con người đã vô tình huỷ hoại rừng, làm mất cân bằng sinh thái. ->bị pháp luật nghiêm cấm
Tranh 2: Thể hiện hành động bảo vệ, giữ gìn và tái tạo thiên nhiên của con người -> thể hiện tình yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên của của con người.
Tranh 3: Hậu quả của việc tàn phá thiên nhiên mà con người phải gánh chịu.
 ? Hãy nêu những hành động bảo vệ thiên nhiên và phá hoại thiên nhiên khác mà em biết?
 ? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
 ? Hãy nêu các hoạt động của trường em để bảo vệ thiên nhiên và môi trường
II. Nội dung bài học
1. Thiên nhiên là gì?
 Thiên nhiên bao gồm: Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật, khoáng sản...
* Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
2. Vai trò của thiên nhiên:
 - Thiên nhiên giúp tâm hồn sảng khoái, làm bầu không khí trong lành, bảo vệ cuộc sống con người, gắn bó và rất cần thiết đối với đời sống con người. Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại .
- Thiên nhiên bị tàn phá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tồn tại của con người
3. Trách nhiệm của học sinh:
- Phải bảo vệ thiên nhiên.
- Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
- Kịp thời phản ánh, phê phán những việc làm sai trái phá hoại thiên nhiên.
Hoạt động 3: Luyện tập
GV: Hd học sinh làm bài tập a sgk/22.
HS trình bày, nhận xét, bổ sung, sau đó GV: chốt lại 
III. Bài tập
Bài tập a.
 - Đáp án đúng: 1, 2, 3, 4.
	4. Củng cố: 
Cho HS nêu lại ND toàn bài.
GV Kết luận: Thiên nhiên là tài sản chung vô giá, là nguồn sống của con người. Thiên nhiên bị tàn phá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Sống hoà hợp với thiên nhiên là sống gần gũi với thiên nhiên, tôn trọng, không làm trái quy luật thiên nhiên, biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con ngưòi, mặt khác biết tìm cách khắc phục, hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra.
	5. Dặn dò:
	- Học bài, làm bài tập b SGK/22.
	- Xem lại nội dung các bài đã học, tiết sau kiểm tra 1 tiết.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 12/10/2013 Ngày dạy: 14/10/2013 (lớp 6A2)
	 Ngày dạy: 18/10/2013 (lớp 6A3)
	 Ngày dạy: 18/10/2013 (lớp 6A1)
TIẾT 9: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
 - Nêu được thế nào là biết ơn.
	2. Kĩ năng: - Biết nhận xét, đánh giá hành vi của người khác về lễ độ trong giao tiếp ứng xử.
 - Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể.
	3. Thái độ: Đồng tình, ủng hộ hành vi cư xử lễ độ với mọi người. Không đồng tình những hành vi thiếu lễ độ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Câu hỏi, đáp án, biểu điểm
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại nội dung các bài đã học, giấy kiểm tra.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Ổn định tổ chức: 
2. Bài mới:
* Hình thức ra đề kiểm tra: Tự luận
* Ma trận đề kiểm tra:
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TL
TL
TL
TL
1. Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2
20%
1
2
20%
2. Lễ độ
Biết nhận xét, đánh giá hành vi của người khác về lễ độ trong giao tiếp ứng xử.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
3
30%
1
3
30%
3. Biết ơn
Nêu được thế nào là biết ơn.
Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện sự biết ơn trong các tình
huống cụ thể.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
2
20%
1
3
30%
2
5
50%
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ
1
2
20%
1
2
20%
1
3
30%
1
3
30%
4
10
100%
* Đề bài:
Câu 1: ( 2 điểm) 
Vì sao phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể? Em đã thực hiện chăm sóc, rèn luyện thân thể như thế nào?
	Câu 2: (3 điểm)
	Tình huống: Lan có bố là giám đốc một công ty. Chiều nay tan học sớm, lan rẽ vào cơ quan của bố để lấy chìa khóa. Qua cổng, chú bảo vệ gọi lan lại và hỏi: " Cháu muốn gặp ai?". Lan trả lời: " Cháu lên gặp bố cháu! Chú hỏi cháu làm gì? 	Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cách ứng xử của bạn Lan? Nếu là Lan trong tình huống trên, em sẽ ứng xử như thế nào?
Câu 3: ( 2 điểm)
Thế nào là biết ơn? Hãy lấy một ví dụ về sự biết ơn. 	
Câu 4: ( 3 điểm)
	Em sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây để thể hiện lòng biết ơn?
Tình huống A: Gần nhà em có một bà mẹ Việt Nam anh hùng sống neo đơn.
Tình huống B: Vào ngày Nhà giáo Việt Nam.
* Đáp án và thang điềm:
Câu 1: ( 2 điểm)
- Giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối lao động và làm việc có hiệu quả. Thấy sảng khoái, sống lạc quan, yêu đời.
- Nêu được cách chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân ...
Câu 2: (3 điểm)
- Nhận xét được cách ứng xử: Lan ứng xử với chú bảo vệ như vậy là thiếu lễ độ.
- Nêu được cách ứng xử: Cần phải chào hỏi chú bảo vệ và xin phép chú lên gặp bố.
Câu 3: ( 2 điểm)
- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa với những người đã giúp đỡ mình.
- Lấy được ví dụ: thăm hỏi thầy cô giáo, hiếu thảo với cha mẹ ...
Câu 4: ( 3 điểm)
Tình huống A: Đến thăm hỏi, động viên, giúp đỡ bà những việc phù hợp với khả năng ...
Tình huống B: Đến thăm hỏi, phấn đấu học thật tốt, làm điều hay để tỏ lòng biết ơn thầy, cô giáo nhân ngày 20/11.
3. Nhận xét sau giờ kiểm tra:
4. Dặn dò:
 Xem trước nội dung bài “ Sống chan hoà với mọi người ”.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 19/10/2013 Ngày dạy: 21/10/2013 (lớp 6A2)
	 Ngày dạy: 25/10/2013 (lớp 6A3)
	 Ngày dạy: 25/10/2013 (lớp 6A1)
TIẾT 10, BÀI 8: SỐNG CHAN HOÀ VỚI MỌI NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: 
- Nêu được các biểu hiện cụ thể của sống chan hoà với mọi người.
- Nêu được ý nghĩa của việc sống chan hòa với mọi người.
	2. Kĩ năng: 
- Biết sống chan hòa với mọi người xung quanh.
	3. Thái độ: 
- Yêu thích lối sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với mọi người.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Ổn định tổ chức: 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
* Vào bài: Sống chan hòa có tác dụng gì? Làm thế nào để sống chan hòa. Các em tìm hiểu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
GV: Gọi HS đọc truyện sgk.
GV: Bác đã quan tâm đến những ai?
- Bác quan tâm đến tất cả mọi người từ cụ già đến em nhỏ.
- Bác cùng ăn, cùng vui chơi và tập TDTT với các đồng chí trong cơ quan
Gv: Bác có thái độ ntn đối với cụ già?
-Bác đối xử rất ân cần, niềm nở
-Mời cụ già ở lại ăn cơm trưa
- Chuẩn bị xe đưa cụ về.
Gv: Vì sao Bác lại cư xử như vậy đối với mọi người?
? việc làm đó thể hiện đức tính gì của Bác?
I. Truyện đọc:
- Bác Hồ Là một người biết sống chan hòa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Gv: Thế nào là sống chan ho

File đính kèm:

  • docgiao an gdcd 6.doc
Giáo án liên quan