Giáo án Giáo dục công dân lớp 12: Bài 1 pháp luật và đời sống ( tiết 2 )

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Về kiến thức

Nắm được bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật.

2. Kỹ năng

Quan sát, tìm hiểu, bước đầu phân tích những sự kiện, những hành vi ứng xử của bản thân đối với những người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày so với các chuẩn mực do pháp luật đề ra.

3.Thái độ

Hình thành thái độ tôn trọng pháp luật.

Ý thức tự giác tuân theo các quy tắc đạo đức và pháp luật trong cuộc sống, học tập, lao động.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trắc nhiệm, phương pháp thuyết trình.

2. Phương tiện dạy học

SGK, SGV GDCD 12.

Số liệu, dữ liệu.

Phiếu trắc nghiệm, giấy A4, bút dạ,.

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 16257 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 12: Bài 1 pháp luật và đời sống ( tiết 2 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI 1
PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
( Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Về kiến thức 
Nắm được bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật.
2. Kỹ năng
Quan sát, tìm hiểu, bước đầu phân tích những sự kiện, những hành vi ứng xử của bản thân đối với những người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày so với các chuẩn mực do pháp luật đề ra.
3.Thái độ
Hình thành thái độ tôn trọng pháp luật.
Ý thức tự giác tuân theo các quy tắc đạo đức và pháp luật trong cuộc sống, học tập, lao động.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phương pháp dạy học
Phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trắc nhiệm, phương pháp thuyết trình...
Phương tiện dạy học
SGK, SGV GDCD 12.
Số liệu, dữ liệu.
Phiếu trắc nghiệm, giấy A4, bút dạ,.... 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1 : Pháp luật là gì ? Tại sao cần phải có pháp luật ?
Câu 2 : Em hãy nêu các đặc trưng của pháp luật ? Theo em, nội quy nhà trường, Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có phải là văn bản quy phạm pháp luật không ?
Giới thiệu bài học
Tiết trước chúng ta đã được học về pháp luật, các đặc trưng của pháp luật cũng như tại sao phải có pháp luật. Nhà nước và pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau,Nhà nước mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội. Vậy bản chất của pháp luật là gì, chúng ta đi vào bài học ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN – HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bản chất giai cấp của pháp luật
- GV: Đặt vấn đề: Chúng ta đã được học ở lớp 11 về nguồn gốc và bản chất của nhà nước. Em hãy cho biết, bản chất của Nhà nước ta là gì và nó được thể hiện như thế nào?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhắc lại kiến thức để liên hệ sang bài mới.
Nhà nước là sản phẩm của xã hội.Nó chỉ ra đời khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi xã hội phân chia thành giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không điều hòa được.
Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân,là Nhà nước của dân,do dân và vì dân.Tất cả quyền lực Nhà nước điều phục vụ nhân dân.
- GV: Phát vấn HS
Câu 1: Pháp luật nước ta do ai ban hành?
Câu 2: Pháp luật được ban hành nhằm mục đích gì?
Câu 3: Pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của giai cấp nào trong xã hội?
- HS: Thảo luận. Trả lời.
- GV: Nhận xét. Kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bản chất xã hội của pháp luật
-GV: Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận
Nhóm 1: Thực tiễn đời sống bao gồm những lĩnh vực nào? Cho ví dụ.
Nhóm 2: Những lĩnh vực của đời sống xã hội phản ánh nhu cầu gì của con người?
Nhóm 3: Các quy pham pháp luật được thực hiện trong đời sống xã hội như thế nào?
- HS: Thảo luận. Phát biểu ý kiến. Đóng góp ý kiến cho nhóm bạn.
- GV:Nhận xét. Kết luận.
2. Bản chất của pháp luật
a. Bản chất giai cấp
Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc pháp luật do nhà nước_ đại diện của giai cấp cầm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện.
Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. Nhà nước ban hành các quy định để định hướng cho xã hội, phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền, nhằm giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước.
Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào.
Nhà nước
Bản chất pháp luật
Phong kiến
Phục vụ lợi ích vua quan trong triều đình.
Tư sản
Về cơ bản là phục vụ lợi ích giai cấp tư sản.
XHCH
Mang bản chất giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
b. Bản chất xã hội
Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. 
Các quy phạm pháp luật đều bắt nguồn từ thực tiễn đời sống.
Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.
Củng cố
GV hệ thống lại kiến thức tiết học.
Hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK.
Dặn dò
HS đọc trước nội dung 3,4 trong SGK.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI 1
PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
( Tiết 3 )
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Về kiến thức 
Nắm được mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
Hiểu được vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
2. Kỹ năng
Quan sát, tìm hiểu, bước đầu phân tích những sự kiện, những hành vi ứng xử của bản thân đối với những người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày so với các chuẩn mực do pháp luật đề ra.
3.Thái độ
Hình thành thái độ tôn trọng pháp luật.
Ý thức tự giác tuân theo các quy tắc đạo đức và pháp luật trong cuộc sống, học tập, lao động.
II.PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phương pháp dạy học
Phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trắc nhiệm, phương pháp thuyết trình...
2. Phương tiện dạy học
SGK, SGV GDCD 12.
Số liệu, dữ liệu.
Phiếu trắc nghiệm, giấy A4, bút dạ,.... 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Hãy cho biết, bản chất giai cấp của pháp luật được thể hiện như thế nào?
3.Giới thiệu bài học
	HOẠT ĐỘNG CỦA	
 GIÁO VIÊN – HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
- GV: Bản chất giai cấp và xã hội của pháp luật được thể hiện sâu sắc trong mối quan hệ chặt chẽ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
Phát vấn đề: Các em có suy nghĩ gì khi trong xã hội ngày nay có rất nhiều trường hợp con cái đánh đập, đối xử tàn tệ và thậm chí là nhẫn tâm cướp đi sinh mạng của chính cha mẹ mình? 
- HS: Thảo luận. Phát biểu ý kiến.
- GV: Nhận xét. Kết luận. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:
Nhóm 1: Để quản lý xã hội, Nhà nước đã sử dụng các phương tiện nào? 
Nhóm 2: Vì sao quản lý xã hội bằng pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất của Nhà nước?
Nhóm 3: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật như thế nào? Ví dụ?
Nhóm 4: Tại sao nói: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình? Ví dụ? 
– HS: Thảo luận. Phát biểu ý kiến. Đóng góp ý kiến cho nhóm bạn. 
– GV: Nhận xét. Kết luận.
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức
a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế (không dạy)
b. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị (không dạy)
c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vao trong các quy phạm pháp luật. Khi đã trở thành nội dugn của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội, mà còn được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. Do đó, có thể nói, pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
Đạo đức
Pháp luật
Chuẩn mực đạo đức
Quy tắc xử sự
Việc được làm, việc phải làm, việc không được làm
Nghĩa vụ, lương tâm, thiện ác, danh dự, nhân phẩm
Cá nhân thực hiện tự giác
Bắt buộc, cưỡng chế
Nhận thức, tình cảm con người
Văn bản quy phạm pháp luật
Đảm bảo bằng sức mạnh nhà nước
Niềm tin, lương tâm, dư luận xã hội
4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
a. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội
Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. 
Nhờ có pháp luật, Nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được họat động của cá nhân, tổ chức, sẽ đảm bảo dân chủ, công bằng phù hợp lợi ích chung của mọi công dân. 
Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực Nhà nước nên có hiệu lực thi hành cao.
b. Cách thức Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật
Nhà nước phải có hệ thống pháp luật.
Tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội.
Kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật. 
c. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Hiến pháp quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể.
Công dân thực hiện quyền của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 
4. Củng cố
GV hệ thống kiến thức toàn bài.
Giải đáp thắc mắc của HS.
5.Dặn dò
Làm bài tập trong SGK.
Chuẩn bị bài 2.

File đính kèm:

  • docBai 1 Phap luat va doi song(2).doc