Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 :Công dân với sự phát triển kinh tế ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong tiết này HS cần đạt được:
1. Về kiến thức:
Hiểu được thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội.
Hiểu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.
2. Về kỹ năng
Phân tích các khái niệm và mối liên hệ giữa những nội dung chủ yếu của bài học.
Vận dụng những kiến thức của bài học vào thực tiễn, giải thích một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học.
3. Về thái độ
Tích cực tham gia xây dựng kinh tế gia đình và địa phương.
Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng kinh tế đất nước.
hỏi cho HS trả lời để hiểu về nội dung của “ Sức lao động: + Sức lao động là gì? + Thể lực là gì ? Lấy ví dụ. + Trí lực là gì ? Lấy ví dụ. + Chứng minh rằng, thiếu một trong hai yếu tố trên thì con người không thể có SLĐ. + Để tồn tại và phát triển con người cần phải làm gì? + Con người sử dụng công cụ lao động biến đổi tự nhiên với mục đích gì ? + Tại sao nói SLĐ mới chỉ là khả năng, còn lao động là sự tiêu dùng SLĐ trong hiện thực? Nêu ví dụ. - HS : Trình bày ý kiến cá nhân. - GV : Nhận xét. Kết luận nội dung. GV lần lượt đặt các câu hỏi cho HS trả lời để hiểu về nội dung của “ Đối tượng lao động”: + Đối tượng lao động là gì? + Thế nào là ĐTLĐ có sắn trong tự nhiên? Ví dụ. + Thế nào là ĐTLĐ đã trải qua tác động của lao động? Ví dụ. + Mọi ĐTLĐ đều bắt nguồn từ tự nhiên, nhưng có phải mọi yếu tố tự nhiên đều là ĐTLĐ không? Vì sao? + Vai trò của khoa học - công nghệ đối với việc tạo ra nhiều dạng ĐTLĐ mới thúc đẩy sản xuất phát triển như thế nào? + Nêu ví dụ minh hoạ về một số ngành, nghề khác nhau trong xã hội ? Liên hệ cần phải làm gì để bảo vệ tự nhiên, môi trường ? - HS : Trả lời. - GV : Nhận xét. Kết luận nội dung. GV lần lượt đặt các câu hỏi cho HS trả lời để hiểu về nội dung của “ Tư liệu lao động”: + Tư liệu lao động là gì? Các yếu tố cấu thành TLLĐ? + Yếu tố nào của TLLĐ đóng vai trò quyết định? Vì sao ? + Phân biệt ĐTLĐ và TLLĐ. Lấy ví dụ minh họa cụ thể. - HS : Trả lời. - GV : Nhận xét. Kết luận nội dung. -GV: Cho lớp thảo luận kết thúc đơn vị tiết học: Anh (chị) có suy nghĩ gì về những ý kiến sau: C.Mác: “ Những thời đại kinh tế khác nhau không phải là ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”. “ Một quốc gia không giàu về tài nguyên thiên nhiên, nhưng vẫn trở thành một cường quốc kinh tế, nếu có sức lao động chất lượng cao”. - HS: Thảo luận. Trả lời. - GV: Nhận xét. Kết luận. 1. Sản xuất của cải vật chất a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất? Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội. Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội. Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội, là quan điểm duy vật lịch sử. Nó là cơ sở để xem xét, giải quyết các quan hệ KT, CT, VH trong XH.(nó quyết định toàn bộ sự vận động của xã hội). 2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất Ba yếu tố cơ bản của QTSX Sức lao động Tư liệu lao động Đối tượng lao động Sản phẩm a. Sức lao động Sức lao động ( SLĐ) là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người vận dụng vào quá trình sản suất. Sức lao động Trí lực Thể lực Thể lực và trí lực là hai yếu tố không thể thiếu trong hoạt động lao động của con người. Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với yêu cầu của con người. Nói SLĐ mới chỉ là khả năng, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.Vì: Chỉ khi SLĐ kết hợp với TLSX thì mới có quá trình lao động; vì vậy, người có SLĐ muốn thực hiện quá trình lao động thì phải tích cực tìm kiếm việc làm, mặt khác xã hội phải tạo ra nhiều việc làm để thu hút SLĐ. KL: Lao động là hoạt động bản chất của con người, là tiêu chuẩn phân biệt con người với loài vật. Hoạt động tự giác, có ý thức, biết chế tạo công cụ lao động là phẩm chất đặc biệt của con người. b. Đối tượng lao động Đối tượng lao động ( ĐTLĐ) là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người. ĐỐI TƯỢNG LAO ĐỘNG ĐÃ TRẢI QUA TÁC ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG CÓ SẮN TRONG TỰ NHIÊN ĐTLĐ gồm 2 loại: + Loại có sẵn trong tự nhiên (gỗ, quặng, tôm, cá...) là ĐTLĐ của các ngành khai thác. + Loại trải qua tác động của lao động (như các nguyên liệu: sợi, sắt thép, lúa gạo...) là ĐTLĐ của các ngành công nghiệp chế biến. Vai trò của khoa học - công nghệ tạo ra nhiều nguyên vật liệu “nhân tạo” có nguồn gốc từ tự nhiên, thúc đẩy sản xuất phát triển. c. Tư liệu lao động Tư liệu lao động ( TLLĐ) là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên ĐTLĐ, nhằm biến đổi ĐTLĐ thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người. TLLĐ gồm 3 loại: + Công cụ lao động (cày, cuốc, máy móc ...) + Hệ thống bình chứa (ống, thùng, hộp ...) + Kết cấu hạ tầng của sản xuất (đường xá, bến cảng, sân bay...) Công cụ lao động là yếu tố quan trọng, quyết định nhất, thể hiện ở trình độ phát triển KT – XH của một quốc gia. Kết cấu hạ tầng, là điều kiện cần thiết của sản xuất, phải đi trước một bước. Một vật nào đó là đối tượng lao động hay là tư liệu lao động còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng gắn với chức năng mà nó đảm nhận trong quá trình sản xuất. Tính độc lập tương đối giữa “TLLĐ” với “ĐTLĐ” kết hợp với nhau tạo thành TLSX. Khái quát như sau: SLĐ + TLLĐ Þ sản phẩm. * Mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất: Ba yếu tố (SLĐ, ĐTLĐ, TLLĐ) có quan hệ chặt chẽ với nhau của quá trình sản xuất. Trong đó, SLĐ là chủ thể sáng tạo, là nguồn lực không cạn kiệt, là yếu tố quan trọng và quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, Vì vậy, phải xác định bồi dưỡng nâng cao chất lượng SLĐ - nguồn lực con người là quốc sách hàng đầu. TLLĐ và ĐTLĐ bắt nguồn từ tự nhiên, nên đồng thời với phát triển sản xuất phải quan tâm bảo vệ để tái tạo ra tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo sự phát triển bền vững. 4.Củng cố GV hệ thống kiến thức tiết học. Giải đáp thắc mắc của HS. Hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK. 5.Dặn dò Đọc Phần 2. Phát triển kinh tế, ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình, xã hội. Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 1 CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ( TIẾT 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong tiết này HS cần đạt được: 1.Về kiến thức: Hiểu được thế nào là phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội. 2.Về kỹ năng Phân tích các khái niệm và mối liên hệ giữa những nội dung chủ yếu của bài học. Vận dụng những kiến thức của bài học vào thực tiễn, giải thích một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học. 3.Về thái độ Tích cực tham gia xây dựng kinh tế gia đình và địa phương. Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng kinh tế đất nước. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.Phương pháp dạy học Sử dụng phương pháp giảng giải, kết hợp với gợi mở, nêu vấn đề, lấy ví dụ minh họa, liên hệ với thực tiễn. Sử dụng thêm phương pháp thảo luận nhóm để rèn luyện kĩ năng diễn đạt, làm phong phú thêm những vấn đề đã nêu trong SGK. 2.Phương tiện dạy học Tranh, ảnh, sơ đồ có liên quan nội dung bài học. Những biểu đồ, thông tin kinh tế có liên quan đến nội dung bài học. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Sản xuất vật chất là gì? Vai trò của sản xuất vật chất. Câu hỏi 2: Hãy phân biệt ĐTLĐ với TLLĐ của một số ngành mà em biết? 3. Giảng bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu về phát triển kinh tế - GV : Đặt vấn đề bằng cách giới thiệu sơ đồ về Phát triển kinh tế. Sau đó, lần lượt sử dụng một loạt các câu hỏi, kết hợp thuyết trình giảng giải, giúp HS hiểu được nội dung kiến thức. * Tăng trưởng kinh tế + Thế nào là phát triển kinh tế? + Thế nào là tăng trưởng kinh tế? Tăng trưởng kinh tế khác gì so với phát triển kinh tế? + Tiêu chí để xác định tăng trưởng kinh tế của một quốc gia là gì? + Dân số có ảnh hưởng như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế? Lấy ví dụ. + Liên hệ thực tế tăng trưởng kinh tế ở nước ta. * Cơ cấu kinh tế + Mọi nền kinh tế đều tồn tại và vận động trong một cơ cấu nhất định. Vậy, cơ cấu kinh tế là gì? + Thế nào là cơ cấu kinh tế hợp lý. Ví dụ. + Thế nào là cơ cấu kinh tế biến đổi theo hướng tiến bộ? Ví dụ. * Công bằng xã hội + Công xã hội có mối quan hệ thế nào với tăng trưởng kinh tế? + Hãy nêu các giải pháp đảm bảo công bằng xã hội mà Đảng, Nhà nước ta thực hiện. - HS: - GV: Nhận xét. Kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu về ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân gia đình và xã hội -GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận: + Nhóm 1: Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân. Liên hệ thực tiễn. + Nhóm 2: Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với gia đình. Liên hệ thực tiễn. + Nhóm 3: Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với xã hội. Liên hệ thực tiễn. + Nhóm 4: Anh ( chị) có suy nghĩ thế nào về nhận định: Lao động là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. - HS: Thảo luận. Trình bày ý kiến của nhóm. Đóng góp cho nhóm bạn. - GV: Nhận xét. Bổ sung. Kết luận. 3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội a. Phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CƠ CẤU KINH TẾ HỢP LÝ TIẾN BỘ XÃ HỘI * Tăng trưởng kinh tế Là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kỳ nhất định. Tăng trưởng kinh tế là một khía cạnh, một nội dung của phát triển kinh tế; là yếu tố đầu tiên, quan trọng, giữ vài trò là cơ sở của phát triển kinh tế. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế là thước đo quan trọng để xác định phát triển kinh tế của một quốc gia. Hiện nay, trên thế giới, để phản ánh sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng hai tiêu chí: + GDP ( Tổng sản phẩm quốc nội): là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ nước đó (dù nó thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. + GNP ( Tổng sản phẩm quốc dân): là tổng giá trị tính bằng tiền mặt của những hàng hóa và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ những yếu tố sản xuất của mình ( dù là sản xuất ở nước ngoài hay trong nước) trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. So sánh GDP
File đính kèm:
- Bai 1 Cong dan voi su phat trien kinh te.doc