Giáo án Giáo dục công dân 9 Trường THCS Lý Thường Kiệt – An Giang

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được thế nào là chí công, vô tư. Nêu được những biểu hiện của chí công, vô tư.

- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công, vô tư.

2. Kĩ năng: Biết thể hiện chí công, vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

3. Thái độ: Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công, vô tư. Bên cạnh đó, có thái độ phê phán những biểu hiện thiếu chí công, vô tư.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo Viên: SGV, SGK, Phiếu học tập.

2. Học Sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi phần đặt vấn đề.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)

9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)

 2. Bài mới: Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc, sự chí công, sự vô tư là vô cùng quan trọng nhưng có mấy ai hiểu hết được khái niệm về nó. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu đươc chí công vô tư là gì, lợi ích của chí công vô như thế nào và cách rèn luyện phẩm chất này ra sao.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5529 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 Trường THCS Lý Thường Kiệt – An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thuận lợi cho công việc kinh doanh, nhưng khi nhà nước có chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở đường, bà Nga vui vẻ chấp hành. 
+ GV yêu cầu HS đọc BT2 (S/5-6) Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây ? Vì sao ?
a. Chỉ có những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư.
b. Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình.
c. Học sinh còn nhỏ không cần phải rèn luyện phẩm chất chí công vô tư.
d. Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân.
đ. Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm.
+ GV yêu cầu HS đọc BT3 (S/6) Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây (im lặng, phản đối hay đồng tình) và giải thích vì sao em lại làm như vậy ?
a) Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em.
b) Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng, song ý kiến đó lại bị đa số các bạn trong lớp phản đối.
c) Trong danh sách đề cử đi dự hội nghị “ Cháu ngoan Bác Hồ” của thành phố, một số biết Trang hoàn toàn xứng đáng, song lại không đồng ý cử Trang vì Trang hay phê bình mỗi khi các bạn đó có khuyết điểm.
+ GV yêu cầu HS đọc BT4 (S/6) Hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn, một thầy cô giáo hoặc của những người xung quanh mà em biết.
* Gợi ý: Hôm trả bài kiểm tra, hai bạn Bảo và Hà đều mắc điểm kém và có nội dung sai hoàn toàn giống nhau. Mặc dù biết Bảo là con một GV trong trường nhưng cô giáo vẫn có thái độ nghiêm khắc không bên vực Bảo. Việc làm của cô thể hiện sự chí công vô tư, xử phạt công bằng đối với những học sinh mắc khuyết điểm dù đó là con của đồng nghiệp.
I. Đặt vấn đề:
1. Truyện đọc: “Tô Hiến Thành – một tấm gương về chí công vô tư”.
a) Tô Hiến Thành dùng người căn cứ vào khả năng gánh vác công việc chung của đất nước, mà không nể tình thân mà tiến cử không phù hợp. Điều đó chứng tỏ ông là người công bằng, giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung.
2. Truyện đọc: “Điều mong muốn của Bác Hồ”
b) Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ là một tấm gương sáng. Bác đã giành trọn cuộc đời mình cho đất nước, Bác chỉ theo đuổi một mục đích là “Làm cho ích quốc, lợi dân ”. Việc làm của Bác thể hiện phẩm chất chí công vô tư và cũng chính nhờ phẩm chất này Bác được nhân dân tin yêu, kính trọng, khâm phục, tự hào, gần gũi.
c) Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng không thiên vị , giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
 Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng không thiên vị , giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. 
2. Lợi ích:
 Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3. Rèn luyện:
 Đề rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, học sinh cần có thái độ ủng hộ, quý trọng ngưòi chí công vô tư, đồng thời dám phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết mọi công việc.
III. Bài tập:
Bài tập 1: (S/5)
- Hành vi d, e thể hiện chí công vô tư và Lan và bà Nga đều giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung.
- Những hành vi a, b, c, đ thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân giải quyết công việc không công bằng.
Bài tập 2: (S/5-6)
- Tán thành với quan điểm (d), (đ).
- Không tán thành với các quan điểm sau:
+ (a): Vì chí công vô tư là phẩm chất đạo đức đẹp và cần thiết đối với tất cả mọi người chứ không phải chỉ với người có chức, có quyền.
+ (b): Vì chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. Mọi người đều chí công vô tư thì đất nước sẽ giàu mạnh, xã hội tốt đẹp, công bằng, cuộc sống nông dân được ấm no, hạnh phúc.
+ (c): Vì phẩm chất chí công vô tư được rèn luyện từ khi còn nhỏ, còn là học sinh thông qua lời nói và việc làm hàng ngày, trong quan hệ đối xử với mọi người xung quanh (trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội...).
Bài tập 3: (S/6) 
Câu a: Em không đồng tình với việc làm của ông Ba vì nếu em im lặng thì em sẽ là người thiên vị.
Câu b: Em ủng hộ bạn Trung và giải thích cho các bạn thấy được đều đúng.
Câu c: Em đồng tình với đề cử bạn Trang đi dự hội nghị vì bạn Trang là người giải quyết công việc theo lẽ phải và dám phê bình việc làm của các bạn.
Bài tập 4: (S/6) 
Chí công vô tư
Không chí công vô tư
- Làm giàu bằng sức lao động chính đáng của mình.
- Hiến đất để xây trường học.
- Dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo.
- Bỏ tiền xây cầu cho nhân dân đi lại.
- Chiếm đoạt tài sản nhà nước.
- Lấy đất công bán lợi riêng .
- Bố trí việc làm cho con cháu họ hàng.
- Trù dập những người tốt
IV. Hướng dẫn tự học:
Về nhà tìm thêm các danh ngôn, ca dao, tục ngữ về chí công vô tư.
Soạn bài Tự chủ.
Đọc trước hai mẫu truyện trong sách và trả lời các câu hỏi gợi ý.
Về nhà học bài, tiết sau trả bài Chí công vô tư.
TUẦN 2 Ngày soạn:……………………………...
TIẾT 2 Ngày dạy:……………………………….
TỰ CHỦ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- HS hiểu được thế nào là tự chủ. Nêu được những biểu hiện của tự chủ. 
- Hiểu được ý nghĩa của tự chủ và cách rèn luyện nó.
2. Kĩ năng: Biết thể hiện đức tính tự chủ trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ: 
- Tôn trọng ủng hộ những người có hành vi tự chủ
- Có biện pháp ,kế hoạch rèn luyện tính tự chủ trong học tập cũng như các hoạt động xã hội khác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo Viên: SGV, SGK, Phiếu học tập.
2. Học Sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi phần đặt vấn đề.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .)
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là chí công vô tư, ý nghĩa ?
- Những biểu hiện của chí công vô tư ?
- Cách rèn luyện để có được phẩm chất tốt đẹp này ?
- Nêu một số câu ca dao, tục ngữ thể hiện chí công vô tư ?
Đói cho sạch, rách cho thơm 
Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo 
Áo rách cốt cách người thương 
Của thấy không xin
Của công giữ gìn
Của rơi không nhặt
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
	3. Bài mới: 
	Ca dao có câu:
Dù ai nói ngã nói nghiêng,
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
	Ca câu dao trên khuyên chúng ta cần phải biết nắm giữ chủ kiến của mình, không được lay động dù ai nói ngã nói nghiêng thế nào thì lòng ta vẫn phải vững, đây được gọi là tự chủ. Vậy, tự chủ là gì, tự chủ có ích lợi gì cho ta hay không và rèn luyện như thế nào để có đức tính quý giá này, thầy trò ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
NỘI DUNG GHI BẢNG
@ Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích hai mẫu truyện
+ GV yêu cầu HS đọc mẫu truyện 1 trong SGK (tr.6-7).
Một người mẹ
 Bà Tâm có người con trai đã trưởng thành tên là M. Anh là một người đi biển giỏi và là trụ cột trong gia đình. Khi bà Tâm nhận thấy con có những dấu hiệu không bình thường thì M đã nghiện ma tuý từ lâu, bị nhiễm HIV/ AIDS. Biết tin bà Tâm choáng váng, đau khổ đến mất ăn mất ngủ vì thương con. Mặc dù đau đớn, nhưng bà không khóc trước mặt con. Bà còn tích cực giúp đỡ những người có HIV/ ADIS khác và vận động gia đình những người này không xa lánh mà gần gũi, chăm sóc họ. 
+ GV yêu cầu HS đọc mẫu truyện 2 trong SGK (tr.7).
Chuyện của N
N là con út trong một gia đình khá giả, được bố mẹ rất cưng chiều. Lúc đầu, N là một học sinh ngoan và học khá. Nhưng sau đó, N bị bạn bè xấu rủ rê theo chúng tập hút thuốc lá, uống bia, đua xe máy và chơi các trò nguy hiểm khác. N trốn học liên miên, vì vậy cuối năm lớp 9, N thi trượt tốt nghiệp. Đúng lúc đó, một đứa bạn cũ đến rủ N hút cần sa. Đang lúc buồn chán, tuyệt vọng, N liền hút thử…Cứ như vậy một lần, rồi lần nữa,…N đã bị nghiện. Để có tiền chích hút, N tham gia vào một nhóm trộm cắp và bị bắt trong lúc đi ăn trộm. 
+ GV cho 5 HS lần lượt đọc 5 câu hõi gợi ý trong S/7.
a) Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình ?
b) Theo em bà tâm là người như thế nào ? 
c) N đã từ một học sinh ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào ? Vì sao như vậy ?
d) Theo em, tính tự chủ được thể hiện như thế nào ?
đ) Vì sao con người cần phải biết tự chủ ?
@ Hoạt động 2: Hướng dẫn ghi bài.
+ GV hỏi: Thế nào là tự chủ ?
+ HS đáp: Tự chủ là làm chủ bản thân.
+ GV hỏi tiếp: Tự chủ có ý nghĩa như thế nào ?
+ HS suy nghĩ kết hợp với SGK (tr.7) và trả lời.
+ GV tiếp tục hỏi: Những biểu hiện của đức tính này là như thế nào ?
+ HS thảo luận và phát biểu. GV cho HS ghi bài.
+ GV tiếp: Tự chủ là đức tính quý giá. Vậy, cần rèn luyện thế nào để có đức tính này ?
+ HS suy nghĩ, phát biểu.
@ Hoạt động 3: Hướng dẫn giải các bài tập
+ GV yêu cầu HS đọc BT1 (S/8): Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Vì sao ?
a. Người tự chủ biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân.
b. Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động.
c. Người tự chủ luôn hành động theo ý mình.
d. Cần điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau.
đ. Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
e. Cần giữ thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp với người khác.
+ GV yêu cầu HS đọc BT2 (S/8): Em hãy kể lại một câu chuyện về một người biết tự chủ.
+ GV cho HS thi kể chuyện.
+ GV yêu cầu HS đọc BT3 (S/8): Chủ nhật, Hằng được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo đúng mốt, bộ nào Hằng cũng thích. Hằng đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui.
 Em hãy nhận xét việc làm của Hằng ? Em sẽ khuyên Hằng như thế nào ?
+ GV yêu cầu HS đọc BT4 (S/8): Hãy tự nhận xét xem bản thân em đã có tính tự chủ chưa. (Trước những khó khăn, xích mích, xung đột, em có giữ được bình tĩnh và thái độ ôn hòa, lễ độ không ? Khi bạn bè rủ rê, 

File đính kèm:

  • docGA GDCD9.doc