Giáo án Giáo dục công dân 9 học kỳ I

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 Giúp học sinh hiểu được thế nào là chí công vô tư, vì sao cần phải chí công vô tư; những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư; vì sao cần phải chí công vô tư.

 2. Kỹ năng:

 Biết phân biệt các hành vi chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

 3. Thái độ:

 Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

* GV: Sưu tầm một số mẩu chuyện nói về chí công vô tư.

* HS: Chuẩn bị sgk, vở ghi và đồ dùng học tập.

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định tổ chức lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở của HS.

 3. Bài mới:

 

doc43 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 2. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:
 - Yêu nước. 
 - Bất khuất chống giặc ngoại xâm.
 - Đoàn kết.
 - Nhân nghĩa.
 - Cần cù lao động. 
 - Hiếu học.
 - Tôn sư trọng đạo. 
 - Hiếu thảo …
 - Các truyền thống về văn hoá, về nghệ thuật...
3. Ý nghĩa của các truyền thống tốt đẹp: Góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt nam.
4. Trách nhiệm của mỗi công dân Việt nam: Chúng ta cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lên án và ngăn chặn những hành vi làm tồn hại đến truyền thống dân tộc.
 4 - Củng cố, dặn dò: 
	- Giáo viên hệ thống lại những ý cơ bản của bài học. 
	- Học bài và làm bài tập, chuẩn bị trước phần tiếp theo.
Giáo viên lên lớp: Nguyễn Tất Thắng
Giảng:
Lớp
Tiết
Ngày
Sĩ số
Vắng
9...
.....
...........
.....
.....
9...
.....
........
.....
.....
Tiết: 9(Tiếp theo)
KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG
TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giáo viên giúp học sinh nắm được 
 	Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam
 	Ý nghĩa của truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc 
 2. Kỹ năng:
	 Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục lạc hậu. Phân tích đánh giá các quan điểm liên quan đến giá trị truyền thống.
 3. Thái độ: Có ý thức tích cực bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc.
II. Chuẩn bị:
* GV: Sưu tầm tư liệu.
* HS: Sưu tầm tư liệu.
III. Tiến trình lên lớp:
1- Ôn định tổ chức lớp:
2- Kiểm tra bài cũ: 1- 2 em.
3- Bài mới:
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Đích cần đạt
Hoạt động 1: Hệ thống lại nội dung bài học
- Câu 1: Em hiểu truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Lấy ví dụ?
- Câu 2: Kể tên những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết?
- Câu 3: Ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- Câu 4: Trách nhiệm của mỗi công dân Việt nam với truyền thống tôt đẹp của dân tộc?
- Đại diện nhóm 1 nhắc lại.
- Đại diện nhóm 2 nhắc lại.
- Đại diện nhóm 3 nhắc lại.
- Đại diện nhóm 1 trả lời.
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?
 Là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 2. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:
 - Yêu nước. 
 - Bất khuất chống giặc ngoại xâm.
 - Đoàn kết.
 - Nhân nghĩa.
 - Cần cù lao động. 
 - Hiếu học.
 - Tôn sư trọng đạo. 
 - Hiếu thảo …
 - Các truyền thống về văn hoá, về nghệ thuật...
3. Ý nghĩa của các truyền thống tốt đẹp: Góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt nam.
4. Trách nhiệm của mỗi công dân Việt nam: Chúng ta cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lên án và ngăn chặn những hành vi làm tồn hại đến truyền thống dân tộc.
Hoạt động 2: Làm Bài tập
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm bài tập.
- HS làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 1: Đúng là ý a, c, e, g, h, i, l.
Bài tập 2: HS tự làm.
Bài tập 3: Đúng là ý a, b, c, e.
 4 - Củng cố, dặn dò: 
	- Giáo viên hệ thống lại những ý cơ bản của bài học. 
	- Nhắc học sinh học bài và làm lại và làm tiếp bài tập, chuẩn bị trước bài tiếp theo.
Giáo viên lên lớp: Nguyễn Tất Thắng
Kiểm tra:
Lớp
Tiết
Ngày
Sĩ số
Vắng
9...
.....
...........
.....
.....
9...
.....
........
.....
.....
Tiết: 10 
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu kiểm tra:
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ khái niệm thế nào là chí công vô tư?.
- Nắm rõ khái niệm thế nào là tự chủ?.
- Nhận thức đúng đắn khái niệm dân chủ và kỷ luật?.
- Hiểu khái niệm thế nào là hoà bình? tình hữu nghị giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào?.
- Ý nghĩa của việc hợp tác cùng phát triển? Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?.
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt được hành vi nào thực sự là chí công vô tư và đâu là vụ lợi?
- Biết rèn mình có tính tự chủ ở mọi nơi mọi lúc.
- Chấp hành tốt kỷ luật ở trường, ở lớp, luật giao thông và các luật quy định với học sinh; phát huy tính dân chủ thực sự ở mọi nơi mọi lúc.
- Có ý thức bảo vệ hoà bình, giữ gìn tình hữu nghị giữa các đân tộc.
3. Về thái độ:
- Biết trân trọng những người có tinh thần chí công vô tư; tự chủ trong công việc - sinh hoạt.
- Tôn trọng kỷ luật chung, biết được giá trị của dân chủ trong xã hội ta.
- Trân trọng giá trị của hoà bình, hợp tác, tình hữu nghị giữa các dân tộc.
II. Hình thức kiểm tra:
	Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan.
III. Ma trận đề kiểm tra:
Cấp độ
Chủ đề
Nhận Biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Chí công vô tư
Hiểu thế nào là chí công vô tư
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,5
5%
1
0,5
5%
2. Tự chủ
Hiểu thế nào là tự chủ
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,5
5%
1
0,5
5%
3. Dân chủ kỷ luật
Hiểu được thé nào là dân chủ, kỷ luật
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,5
5%
1
0,5
5%
4. Tình hữu nghị giữa các DT trên TG
Hiểu được KN thế nào là tình hữu nghị giữa các dan tộc trên TG
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,5
5%
1
0,5
5%
5. Hoà bình
Hiểu được khái niệm về hoà bình
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
2
20%
1
2
20%
6. Hợp tác cùng phát triển
Hiểu được KN hợp tác
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
2
20%
1
2
20%
7. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp c ủa DT
Nêu được những truyền thống cơ bản của DT
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
4
40%
2
4
40%
T. Số câu:
TS điểm:
Tỉ lệ:
4
2
20%
4
8
80%
8
10
100%
D. Đề:
 Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng.
Câu 1. Chí công vô tư là gì?
A. Là phẩm chất tốt đẹp của con người, giải quyết công việc theo ý của mình.
B. Là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
C. Là đem lại lợi ích cho cộng đồng và cho xã hội.
D. Là làm chủ bản thân mình, làm chủ trong mọi tình huống. 
Câu 2. Câu ca dao sau nói về nội dung gì ?
 Dù ai nói ngả nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
A. Dân chủ kỉ luật. B. Chí công vô tư.
C.Tự chủ. D. Bảo vệ hoà bình.
Câu 3: Theo em, những việc làm nào sau đây thể hiện tính dân chủ?
A. Nhà trường tổ chức học sinh học tập nội quy của trường, học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện.
B. Nam đến trường ngồi học mất trật tự.
C. Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô sát với nhau.
D. Trong giờ học Bình hay nói tự do trong lớp.
Câu 4: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên Thế Giới là gì?
A. Là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
B. Là quan hệ hữu nghị với các nước trong khu vực. 
C. Là trách nhiệm của mỗi người.
D. Là tạo sự hiểu biết lẫn nhau.
Phần II. Tự luận : (8 điểm)
Câu 1: Hoà bình là gì?
Câu 2: Em hiểu thế nào là hợp tác?
Câu 3: Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết? 
Câu 4: Chúng ta cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói lên các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và phân tích ý nghĩa của câu tục ngữ, ca dao đó? 
Đ. Đáp án và hướng dẫn chấm:
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm) chọn câu B.
Câu 2: (0,5 điểm) chọn câu C.
Câu 3: (0,5 điểm) chọn câu A.
Câu 4: (0,5 điểm) chọn câu A.
Phần II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1. ( 2 điểm) Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc; giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.
Câu 2. ( 2 điểm) Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
Câu 3. (2 điểm) Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: Yêu nước nồng nàn, gan dạ - dũng cảm, yêu lao động, yêu thiên nhiên - con người, ham hiểu biết, tôn sư trọng đạo, lễ hội - trò chơi dân gian ở các địa phương,....
Câu 4. (2 điểm) Mỗi học sinh cần học tập tu dưỡng rèn luyện tốt để trở thành những công dân có ích cho Tổ quốc, luôn tự hào - gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
	Ví dụ: Muốn sang thì bắc cầu kiều
	 Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
	Thể hiện lòng tôn kính với các thầy cô giáo, có quan tâm một cách đúng mức đến thế hệ thầy cô thì thầy cô mới có nhiều điều kiện đầu tư vào chất xám, chuyên môn, tâm huyết với ngành nghề...
Giáo viên lên lớp: Nguyễn Tất Thắng
Giảng:
Lớp
Tiết
Ngày
Sĩ số
Vắng
9...
.....
...........
.....
.....
9...
.....
........
.....
.....
Tiết: 11
Bài 8: NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO
I. Mục tiêu:
1. Kiến Thức: 
	 Hiểu được thế nào là năng động sáng tạo và vì sao cần phải năng động, sáng tạo.
2. Kỹ Năng:
	Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động sáng tạo.
	Biết cách rèn luyện phẩm chất năng động sáng tạo.
3. Thái độ:
 Hình thành nhu cầu và ý thức sáng tạo.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
 - GV: SGK, Giáo án.
 - HS: Nghiên cứu trước bài học, sưu tầm các mẩu chuyện về năng động sáng tạo.
III. Tiến trình tổ chức:
 1 - Ổn định tổ chức lớp:
 2 - Kiểm tra bài cũ: Không
 3 - Bài mới:
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc sgk và thảo luận các nội dung sau:
+ Em có nhận xét gì về việc làm của Ê- Đi-Xơn Và Lê Thái Hoàng trong 2 câu truyện trên?
+ Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính năng động sáng tạo của họ?
+ Theo em, những việc làm đó đem lại thành quả gì cho Ê- Đi -Xơn và Lê Thái Hoàng ?
- Đọc SGK.
- Thảo luận và trình bày.
- Trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Một em trả lời.
 1. Nhà bác học Ê-Đi-Xơn
 2. Lê Thái Hoàng một học sinh năng động sáng tạo.
- Chịu khó đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, tìm ra nhiều hướng giải quyết công việc mang lại hiệu quả cao.

File đính kèm:

  • docGAGDCD 9 KI I 3 COT.doc