Giáo án giáo dục công dân 8 tuần 2 bài 2: Liêm khiết

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được thế nào là liêm khiết. Phân biệt được hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày.

- Vì sao phải sống liêm khiết ?

- Để có được đức tính liêm khiết chúng ta cần phải rèn luyện như thế nào ?

3. Kĩ năng:

- Phân biệt hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính.

- Biết sống liêm khiết, không tham lam.

2. Thái độ:

- Đồng tình, ủng hộ, học tập gương liêm khiết.

- Phê phán hành vi không liêm khiết trong cuộc sống.

II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:

 - Kĩ năng xác định giá trị về ý nghĩa cuộc sống liêm khiết .

 - Kĩ năng kiên định.

 - Kĩ năng phân tích so sánh những biểu hiện liêm khiết và những biểu hiện trái với liêm khiết.

 - Kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện liêm khiết và không liêm khiết.

III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Nghiên cứu trường hợp điển hình.

- Động não.

- Thảo luận nhóm

- Xử lý tình huống.

 

docx11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5434 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục công dân 8 tuần 2 bài 2: Liêm khiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hữa ung thư.
- Không nhận quà mà Tổng thống Mỹ trao tặng.
] Bà Ma-ri: không vụ lợi tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội, không đòi hỏi điều kiện vật chất.
Nhóm 2:
- Tiến cử Vương Mật làm quan huyện.
- Kiên quyết từ chối, không nhận vàng.
] Dương Chấn: tiến cử người làm việc tốt, không nghĩ đến sự đền ơn của người khác à không hám lợi.
Nhóm 3:
- Cụ sống như những người Việt Nam bình thường.
- Khước từ nhà cửa, quân phục, huân huy chương.
] Bác là người thanh cao, vô tư, không hám lợi.
Nhóm 4:
Những cách xử sự đó đều có điểm chung giống nhau: sống thanh cao, không hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào. Vì thề người sống liêm khiết sẽ nhận được sự qúy trọng của mọi người, làm cho xă hội trong sạch tốt đẹp hơn .
+ GV hỏi thêm: Theo em, trong điều kiện hiện nay, việc học hỏi những tấm gương đó có còn phù hợp hay không ? Vì sao ?
+ HS suy nghĩ, phát biểu tự do.
+ GV nhận xét và chốt: Trong điều kiện hiện nay lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên và có ý nghĩa thiết thực vì:
Giúp mọi người phân biệt được những hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày .
Đồng tình, ủng hộ, qúy trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết: Tham ô, tham nhũng. hám lợi …
Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết .
+ GV kết luận: Vậy ở bất kì thời đại nào, liêm khiết luôn là đức tính cần rèn luyện.
+ GV: Qua tìm hiểu mục đặt vấn đề, em hiểu thế nào là liêm khiết?
+ HS: Tự do phát biểu
+ GV kết luận: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỉ.
+ GV hỏi thêm: Thế nào được gọi là không hám danh, hám lợi ?
+ HS suy nghĩ và phát biểu.
+ GV: Tức là không ham danh vọng, làm việc gì cũng không màn đến lợi ích cho bản thân.
* Dẫn vào hoạt động 2: Liêm khiết là một đức tính cao quý của con người. Nhưng mấy ai biết được người có tính liêm khiết có những biểu hiện như thế nào ? Để biết rõ hơn chúng ta cùng phân tích 2. Biểu hiện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những biểu hiện của liêm khiết hoặc trái với lối sống liêm khiết.
*Mục tiêu:
- HS hiểu những biểu hiện của liêm khiết và trái với liêm khiết.
- Rèn kĩ năng phân tích , so sánh.
* Cách tiến hành:
+ GV yêu cầu HS nêu một số ví dụ vế lối sống liêm khiết hoặc không liêm khiết mà em thấy (trong gia đình, nhà trường và xã hội)
+ GV: Chia bảng thành 2 cột, HS lên bảng điền vào:
Liêm khiết
Không liêm khiết
- Cố gắng vươn lên để đạt thành tích cao trong học tập.
- Chịu khó làm ăn để thoát nghèo.
- Nhặt được của rơi tìm cách trả lại cho người đã mất
.....................................
.....................................
- Quay cóp trong kiểm tra, thi cử đạt điểm cao
- Buôn lậu, trốn thuế
- Cán bộ lợi dụng chức quyền nhận hối lộ.
................................
...............................
+ GV bổ sung: Nếu một người muốn đem tài năng và sức lực của mình, luôn kiên trì vượt khó để làm đạt kết quả cao trong công việc, không gian lận, không hối lộ....Đó có phải là người liêm khiết không? Vì sao?
+ HS: Tự do phát biểu.
+ GV kết luận: Nói đến liêm khiết là nói đến sự trong sạch trong đạo đức cá nhân của từng người. Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng, việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa. Điều đó giúp chúng ta phân biệt được những hành vi liêm khiết hoặc không liêm khiết, giúp mọi người có thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân.
* Dẫn vào hoạt động 3: Bất kì đức tính tốt đẹp nào của con người cũng đều có ý nghĩa của nó. Vậy liêm khiết có ý nghĩa như thế nào ? Chúng ta sẽ tiến hành phân tích 3. Ý nghĩa.
Hoạt động 3: Thảo luận tìm hiểu ý nghĩa của liêm khiết
*Mục tiêu:
- HS hiểu ý nghĩa của liêm khiết.
- Rèn kĩ năng xác định giá trị. Rèn kĩ năng tư duy phê phán.
* Cách tiến hành:
+ GV: Vì sao chúng ta cần phải sống liêm khiết?
+ HS: Thảo luận lớp, xung phong phát biểu.
+ GV kết luận: Sống liêm khiết giúp con gười được thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
+ GV: Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì ?
+ HS: Phát biểu.
+ GV kết luận: Thật thà, trung thực trong quan hệ với gia đình, bạn bè, xã hội. Chú tâm học tập tốt, dựa vào sức mình; kiên trì phấn đấu để đạt kết quả cao bằng chính sức lực của mình.
* Dẫn vào hoạt động 4: Để có thể khắc sâu kiến thức hơn nữa các em hãy theo dõi SGK/8 chúng ta sẽ cùng làm bài tập 1 và 2.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS giải bài tập SGK.
* Mục tiêu: Giúp HS khắc ghi kiến thức lâu hơn.
* Cách tiến hành:
+ GV yêu cầu HS đọc BT1(S/8) và cho 2HS cùng bàn thảo luận trong 3’.
Yêu cầu: Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính không liêm khiết? Vì sao?
a) Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình;
b) Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích;
c) Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong công việc;
d) Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình;
đ) Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn;e) Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi;
g) Tính toán cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định một việc gì.
+ GV cho một nhóm đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét.
+ GV chốt lại đáp án.
+ GV yêu cầu HS đọc tiếp BT2(S/8).
+ GV đọc từng tình huống nếu tình huống nào HS tán thành thì giơ tay và gọi 1HS giải thích vì sao tán thành, vì sao không tán thành.
Yêu cầu: Em tán thành hay không tán thành với những việc làm nào sau đây? Vì sao?
a) Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm môn toán cho mình.
b) Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Lâm làm giám đốc. Ai mang quà cáp đến biếu, ông Lâm đều không nhận.
c) Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán.
d) Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên, đã mang trả lại cho khách.
I, Đặt vấn đề:
II, Bài học
1, Liêm khiết:
Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỷ. 
2, Biểu hiện của liêm khiết
- Không tham lam.
- Không tham ô tiền bạc, tìa sản chung.
- Không nhận hối lộ.
- Không sử dụng tiền bạc, tài sản chung vào việc các nhân.
- Không lợi dụng chúc quyền để mưu lợi cho bản than.
3, Ý nghĩa:
Sống liêm khiết giúp con gười được thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
III, Bài tập
Bài tập 1: 
- Hành vi không liêm khiết: b,d,e (là những hành vi chỉ vì lợi ích cá nhân).
Bài tập 2:
- Tán thành: b,d.
- Không tán thành: a,c.
4. Củng cố: 
Hoạt động 5: Luyện tập củng cố
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học.
* Cách tiến hành:
Bài Tập 1: Cho tình huống: 
Vào ngày 18/07/2009, tại Siêu thị số 2 ở 292 Tây Sơn – Hà Nội, đang trong lúc làm việc thì anh Diệu tình cờ nhìn thấy chiếc ví rơi ở dưới đất, anh đoán chắc là của khách hàng đến mua sắm tại siêu thị vô tình đã đánh rơi. Trong ví có tiền, bằng lái, đăng ký xe, chứng minh thư nhân dân, thẻ ATM có chủ sở hữu là Tống Thị Oanh cùng một số giấy tờ quan trọng khác. 
? Theo em, trong trường hợp này anh Diệu có thể làm gì ? 
+ HS: làm việc cá nhân, xung phong phát biểu.
+ HS cả lớp nhận xét.
+ GV nhận xét và kết luận.
* Đáp án: 
* Trong trường hợp này anh Diệu có thể:
- Tìm cách liên lạc với chị Tống Thị Oanh để trả lại cái ví.
-Giao nộp cho chính quyền địa phương để nhờ họ trả giúp.
-Giữ cái ví lại để sử dụng tài sản trong đó.
-Để cái ví lại chỗ cũ.
-…
Bài Tập 2: Những việc làm dưới đây thể hiện tính liêm khiết hay không liêm khiết? (Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Việc làm
Liêm khiết
Không liêm khiết
A. Nhiệt tình giúp đỡ mọi người mà không tính toán, không vụ lợi
B. Sẵn sàng làm bất cứ việc gì miễm có lợi cho mình
C. Làm giàu bằng chính sức lực, tài năng mình
D. Nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất
E. Muốn được việc sẳn sàng dùng tiền bạc biếu xén, quà cáp
G. Đấu tranh chống tiêu cực trong thi cử
H. Lợi dụng chúc quyền để thu lợi cho cá nhân mình
+ HS cả lớp làm bài tập.
+ GV: Mời 2 HS lên bảng làm bài.
+ HS cả lớp nhận xét.
+ GV nhận xét, cho điểm khuyết khích.
* Đáp án:
- Liêm khiết : A, D, G.
- Không liêm khiết: B, E, H.
5. Vận dụng:
- Học thuộc bài, làm bài tập 4, 5 SGK 
- Xem trước bài 2: Tôn trọng người khác + Đọc mục đặt vấn đề và trả lời câu hỏi gợi ý.
VI. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Sưu tầm:
1.Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. 2. Cây ngay bóng thẳng , cây cong bóng vẹo. 3. Cây ngay không sợ chết đứng.  4. Của mình thì giữ bo bo, của người thì đớp cho no mới về.
ĐỌC THÊM
Ai xấu hổ trước bé 6 tuổi liêm khiết?
Một cậu bé 6 tuổi ở Đồng Nai từ chối tiền “hối lộ” của tội phạm, quyết tâm đi báo tin cho người lớn bắt kẻ gian. Tôi cứ vẩn vơ nghĩ, những kẻ đang giàu sụ vì nhận tiền bảo kê cho việc xấu có khi nào thấy xấu hổ và nhục nhã trước cậu bé này?
Chắc sẽ có nhiều bạn đọc không đồng tình với tôi, bởi ai cũng biết, nếu những kẻ giàu có nhờ những phi vụ mờ ám mà biết xấu hổ và nhục nhã vì đồng tiền bất lương của mình, thì cuộc đời này tươi đẹp quá. Nhưng dẫu sao, tôi vẫn muốn kể lại cho bạn nghe về câu chuyện của bé Nguyễn Ngọc Khang- 6 tuổi đang học lớp 1 tại trường Trần Quốc Toản (xã Phú

File đính kèm:

  • docxGiao an GDCD8 Bai 2 Liem Khiet co Thoa.docx