Giáo án Giáo dục công dân 8 - Trường THCS Cảnh Hưng

I.Mục tiêu.

1.Kiến thức: HS hiểu thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.

2. Kĩ năng: HS biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.

3. Thái độ: HS có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.

- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.

II. Chuẩn bị:

1.GV: SGV, SGK.

2. HS: Sưu tầm những câu truyện về tôn trọng lẽ phải.

III. Tiến trình bài dạy.

 

doc78 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Trường THCS Cảnh Hưng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Hàng ngang 11: ( 5 chữ cái) Cấm không được ..... đông người trên đường quốc lộ.
- Hàng ngang 12: ( 12 chữ cái) Khi đi xe đạp cấm....trên đường.
- Hàng ngang 13: ( 1 chữ cái) Một vật dụng khi đi xe đạp, xe máy không được dùng.
- Hàng ngang 14: ( 8 chữ cái) Muốn rẽ ta phải....
- Hàng ngang 15: (9 chữ cái) Khi ra đường ưu tiên ta phải....
+ CH: Em hãy đọc ra ô chữ hàng dọc?
+ CH: Trình chiếu PowerPoint một số hình ảnh tai nạn giao thông?
(5’)
(10’)
(10’)
(15’)
1. Bài tập trắc nghiệm.
Đáp án: d
2. Cách nhận dạng ba loại biển báo thông dụng
* Biển báo cấm: Hình tròn, viền màu đỏ, nền trắng, hình vẽ đen nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo.
* Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các nguy hiểm trên đường để có cách xử trí cho phù hợp với tình huống.
* Biển chỉ dẫn, hiệu lệnh: Hình tròn hoặc hình vuông, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành hoặc những điều có ích trong hành trình.
3. Bài tập tình huống.
Tình huống 1.
* Các cách ứng xử có thể có:
- Tìm cách báo cho người đi đường biết có sự nguy hiểm ở phía trước để họ đề phòng.
- Lấy vật chuẩn đánh dấu nơi nguy hiểm để mọi người dễ nhận thấy và đề phòng.
- Nếu có thể thì cùng mọi người tìm cách khắc phục sự cố nguy hiểm đó.
- Báo cho công an hoặc người có trách nhiệm biết để xử lý.
b. Tình huống 2. 
 * Không đồng ý với ý kiến trên vì: 
 - Người đi xe đạp có lỗi (không đi đúng phần đường của mình)gây ra tai nạn và phải chịu trách nhiệm về vi phạm của mình.
 - Người đi xe mô tô không có lỗi vì đã đi đúng phần đường của mình, nên không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi xe đạp.
 - Mọi hành vi vi phạm đều phải được xử lý nghiêm minh, không phân biệt đối tượng vi phạm.
c. Tình huống 3.
*H đã vi phạm quy định về an toàn giao thông.
- Chưa đủ 18 tuổi, chưa được cấp giấy phép lái xe, vi phạm điều 53 và điều 55 Luật GTĐB.
- Chở 2 người lớn, vi phạm điều 28 Luật GTĐB, quy định người điều khiển xe mô tô chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi.  - Khi muốn vượt xe khác, ta phải báo hiệu( bằng đèn, còi hoặc bằng tay) và phải chú ý quan sát, khi thấy đảm bảo an toàn thì mới được vượt ( không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước đã tránh về bên phải), phải vượt về bên trái.
4. Trò chơi ô chữ.
- Hàng ngang 1: Mũ bảo hiểm.
- Hàng ngang 2: Biển báo cấm.
- Hàng ngang 3: Tín hiệu đèn.
- Hàng ngang 4: Họp chợ trên đường.
- Hàng ngang 5: Xe gắn máy.
- Hàng ngang 6: Phóng nhanh vượt ẩu.
- Hàng ngang 7: Chăn thả gia súc.
- Hàng ngang 8: Biển báo nguy hiểm.
- Hàng ngang 9: Rượu bia.
- Hàng ngang 10: Điện thoại di động.
- Hàng ngang 11: Tụ tập.
- Hàng ngang 12: Dàn hàng ngang.
- Hàng ngang 13: Ô
- Hàng ngang 14: Xin đường.
- Hàng ngang 15: Giảm tốc độ.
- Ô chữ hàng dọc: an toàn giao thông.
4. Củng cố: (3’)
- CH: Bản thân em sẽ làm gì để chấp hành đúng luật an toàn giao thông?
- CH: Để mọi người chấp hành đúng luật an toàn giao thông chúng ta phải làm gì?
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Ôn tập chuẩn bị thi học kì?
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng
Ngày soạn: /12/2013
Ngày dạy: /12/2013 
Tiết 18: Thực hành ngoại khoá
các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học (tiếp)
A- Phần chuẩn bị:
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Giúp H/S hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến gây ra các tai nạn giao thông, những qui định cần thiết, ý nghĩa việc chấp hành trất tự an toàn giao thông.
2- Kĩ năng:
- Nhận thức một số dấu hiệu chỉ dẫn áp dụng vào thực tế.
3- Thái độ:
- Rèn ý thức tôn trọng các qui định, ủng hộ việc tôn trọng luật an toàn giao thông, phản đối hành vi vi phạm luật an toàn giao thông.
II- Phương pháp:
- Hỏi đáp, thảo luận.
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy:
- SGK + SGV, nghiên cứu bài soạn.
- Sưu tầm thông tin, số liệu, biển chỉ dẫn…
2- Trò:
- SGK + vở ghi.
- Ôn lại các nội dung đã học.
- Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV.
B- Phần thể hiện trên lớp:
*/ ổn định tổ chức.
I- Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/S.
II- Bài mới:
*/ Giới thiệu bài: (2’)
Tai nạn giao thông trong những năm gần đây ngày cang gia tăng, trở thành mối quan tâm lo lắng của toàn cầu ( xã hội). Hàng năm tai nạn giao thông làm chết, bị thương hàng vạn người, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Vậy làm thế nào để giảm bớt được những vụ tai nạn đó…
*/ Nội dung bài:
?
GV
?
GV
?
GV
?
GV
?
GV
?
GV
?
GV
Em hãy nêu việc thực hiện luật an toàn giao thông ở địa phương nơi em cư trú?
Những nguyên nhân nào phổ biến gây ra các tai nạn giao thông?
Những đối tượng nào thường gây ra tai nạn giao thông nhiều nhất?
Các vụ tai nạn xảy ra do xe máy chiếm khoảng 70%... ở Việt Nam tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ cao so với các nước trên thế giới.
Em hãy nêu các nguyên nhâ dẫn tới các vụ tai nạn giao thông mà em biết?
Bổ xung.
Để giảm bớt được các tai nạn giao thông đáng tiếc sảy ra chúng ta phải làm như thế nào?
Mọi người dân cần nêu cao ý thức, trách nhiệm…
Những nguyên nhân nào do người đi bộ gây ra tai nạn giao thông?
Những nguyên nhân gây tai nạn giao thông do người đi xe đạp là gì?
Tai nạn giao thông do người đi xe máy gây ra bao gồm những nguyên nhân nào?
I- Tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông ở địa phương: (5’)
- Đa số thực hiện tốt.
- Một số người còn vi phạm (Cố tình vi phạm).
II- Nguyên nhân gây ra các tai nạn giao thông: (10’)
- Đi lại lộn xộn, phóng nhanh, vượt ẩu.
- Chưa đủ 18 tuổi đi xe máy.
- Đi xe, đi bộ không tuân thủ luật giao thông.
- Không hiểu luật giao thông.
- ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông kém…
-> Các vụ tai nạn do thanh thiếu niên gây ra chiếm tỉ lệ cao. Vì không am hiểu luật giao thông, một số ít người cố tình vi phạm.
- Do người đi bộ không đi đúng phần đườn qui định: Đi lộn xộn, mang vác cồng kềnh…
- Người đi xe đạp: Đi hàng 3 hàng 4, kéo đẩy, sang đường không xin đường…
- Người đi xe máy: Phóng nhanh vượt ẩu, đi quá tốc độ cho phép, đèo 3...
- Điều khiển ô tô không có giấy phép, xe quá hạn sử dụng…
III- Cách khắc phục: (8’)
- Tìm hiểu luật giao thông đường bộ.
- Thực hiện đúng hiệu lệnh, qui định, tín hiệu, biển báo, cọc tiêu, hàng rào chắn…
- Nêu cao ý thức khi tham gia giao thông.
- Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- Phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm luật giao thông.
IV- Nhận biết những tai nạn giao thông do nguyên nhân nào gây ra: (13’)
1- Do người đi bộ:
- Đi không đúng phần đường qui định dành cho người đi bộ.
- Gánh hàng cồng kềnh.
- Không quan sát trước khi sang đường.
2- Do người đi xe đạp:
- Dàn hàng ngang.
- Lạng lách, đánh võng.
- Chở vật cồng kềnh.
- Kéo đẩy xe khác.
- Đèo 3, đi bằng 1 bánh, buông hai tay…
3- Do người đi xe máy:
- Đi quá tốc độ, phóng nhanh, vượt ẩu.
- Lạng lách, đánh võng.
- Không am hiểu luật giao thông.
- Say rượu, bia khi điều khiển xe.
- Chở hang cồng kềnh.
- Chưa đủ tuổi đi xe…
*/ Củng cố: (3’)
?- Tình hình tai nạn giao thông ở Mai Sơn hiện nay như thế nào?
?- Để giảm bớt được các vụ tai nạn giao thông mỗi chúng ta cần phải làm gì?
III- Hướng dẫn H/S về học và làm bài tập ở nhà: (1’)
- Ôn lại nội dung các bài đã học.
Ngày soạn: 4/1/2014
Ngày giảng: 8/1/2014
. 
 TIẾT 19: Phòng chống tệ nạn xã hội
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của tệ nạn xã hội.
- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
- Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội.
2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. 
- Tham gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội.
3. Thái độ: ủng hộ các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
II. Chuẩn bị.
1. GV: SGV, SGK, phiếu học tập, phòng học chung. 
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. ổn định tổ chức.( 1’) 
2. Kiểm tra bài cũ. ( kết hợp trongbài)
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động1. HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.
- GV trình chiếu PowerPoint một số hình ảnh tệ nạn xã hội?
+ CH: Em có nhận xét gì về những hình ảnh vừa xem?
+ CH: Em hãy kể tên một số tệ nạn xã hội mà em biết?
-> Cờ bạc, ma túy, mại dâm, đua xe máy…
* Hoạt động nhóm.( nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề:
+ Tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân người mắc tệ nạn ?
+ Tác hại của tệ nạn xã hội đối với gia đình người mắc tệ nạn?
+ Tác hại của tệ nạn xã hội đối với cộng đồng và toàn xã hội?
- Nhiêm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
+CH: Theo em nguyên nhân nào khiến con người sa vào tệ nạn xã hội?
-> Lười nhác, ham chơi, đua đòi.
-> Cha mẹ nuông chiều.
-> Tiêu cực xã hội.
-> Do tò mò.
-> Hoàn cảnh gia đình éo le, cha mẹ buông lỏng con cái.
-> Do bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo.
-> Do thiếu hiểu biết...
+ CH: Trong các nguyên nhân trên, đâu là nguyên nhân chính?
+ CH: Em hãy nêu các cách phòng chống tệ nạn xã hội?
-> Hiểu biết đầy đủ về tệ nạn xã hội.
-> Chấp hành tốt quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
-> Sống lành mạnh, giản dị, chăm học, chăm làm.
-> Truyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội.
+ CH: Trong những ý kiến sau đây ý kiến nào đúng? (trình chiếu PowerPoint)
- Những người mắc vào tệ nạn xã hội là những người lười lao động, thích hưởng thụ.
- Thấy người buôn bán ma túy thì nên coi như không biết.
- Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa được các tệ nạn xã hội.
- Dùng thử ma túy một lần cũng không sao.
- Tuyệt đối không quan hệ với người nghiện ma túy vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng xấu.
- Ma túy. mại dâm là con đường lây nhiễm bệng xã hội, đặc biệt là nhiễm HIV/AID

File đính kèm:

  • docGiao an GDCD 8 CKTKN 20112012.doc