Giáo án Giáo dục công dân 8 - Nông Tuyết Anh

A/ Mục tiêu cần đạt:

 1, Kiến thức: Giúp HS hiểu khái niệm,một số biểu hiện, ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải

 2, Thái độ:

- Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những gương tốt trong xã hội .

- Phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải.

 3, Kỹ năng:

- Biết phân biệt hành vi biết tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.

- Rèn luyện thói quen tự kiểm tra hành vi của mình và biết giúp đỡ mọi người để trở thành những người biết tôn trọng lẽ phải.

 B/ Kỹ năng sống :

 Kĩ năng tỡm kiếm và xử lớ thụng tin, trỡnh bày suy nghĩ, tư duy phê phán, ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề

 

 C/ Phương pháp:

- Sắm vai

- Thảo luận nhóm

- Giải quyết vấn đề

- Kết hợp đàm thoại và giảng giải

 D/ Phương tiện:

- SGK,SGV GDCD8

- Chuyện, thơ

 

doc78 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Nông Tuyết Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,11/12/09
 A/ Mục tiêu bài học: 
- Bài học cho địa phương nhằm làm việc giáo dục đạo dức, pháp luật gắn với thực tiễn cuộc sống, với địa phương; góp phần giáo dục ý thức, tình cảm tốt đẹp của các em với địa phương.
 B/ Nội dung:
- Tôn trọng: người khác, lẽ phải, chữ tín, pháp luật và kỷ luật, các dân tộc khác
- Xây dựng tình bạn, xây dựng nếp sống văn hóa
- Tham gia các hoạt động, lao động
- Tính tự lập
- Quyền và nghĩa vụ của công dân
 C/ Phương tiện - Tài liệu :
 - Tư liệu có liên quan đến bài học ở địa phương
 D. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định: 	
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ, con cháu, anh chị em, trong gia đình 
? ý nghĩa của việc thực hiện tốt các quyền này?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Học sinh thảo luận cả lớp
- Thảo luận theo nhóm, theo hướng dẫn của GV.
? Theo nội dung các bài học , trong cuộc sống chúng ta cần tôn trọng những gì?
? Em hãy trình bày ý kiến của em về chủ đề “tôn trọng” liên hệ với địa phương em?
Nêu những tấm gương về người có phẩm chất biết tôn trọng ở địa phương em?
Học sinh thảo luận cả lớp
- ý kiến cá nhân
? Kể một câu chuyện về tấm gương đã xây dựng được tình bạn trong sáng lành mạnh và nếp sống văn hóa ở địa phương em mà em biết?
* Một vài học sinh kể chuyện.
 ? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện mà các bạn vừa kể?
* Thảo luận theo bàn 
? ở trường, lớp, địa phương em thường tham gia các hoạt động tập thể nào ?
* Học sinh đại diện trả lời.
? Các hoạt động đó có ý nghĩa gì? Khi tham gia các hoạt động đó có cần đến tính tự giác và sự sáng tạo không? Vì sao?
* GV nhận xét – kết luận
* Thảo luận nhóm (bàn)
? Em có thể tự lập trong những công việc nào? Trong lớp em có bao nhiêu bạn có đức tính tự lập? 
? Kể những việc làm thể hiện tính tự lập của bạn?
? Em hãy nêu những suy nghĩ của bản thân em về những việc làm đó của bạn?
* Thảo luận nhóm:
? Nêu nhận xét của em về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình của người dân địa phương em?
- Thảo luận cả lớp
- ý kiến cá nhân
1. Chủ đề: Tôn trọng
2. Chủ đề xây dựng
3. Chủ đề tham gia các hoạt động, lao động
4. Chủ đề tự lập
5. Chủ đề quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
4. Củng cố: 
H: Em hãy trình bày các vấn đề địa phương liên quan tới nội dung đã học
* GV kết luận
5 Dặn dò : - Ôn tập từ B1 -> bài 12 giờ sau( tiết 17) ôn tập toàn bộ chương trình
************************************************************
Tiết 17 : ôn tập học kì 1 
Soạn: 16/12/09
Dạy: 17,18/12/09
A/ Mục tiêu bài học: 
- Ôn tập củng cố kiến thức, nội dung chương trình học kỳ I
B/ Nội dung:
 - Nội dung từ bài 1 đến bài 12
C/ Phương tiện - Tài liệu:
 - Tài liệu đã giảng dạy từ tiết 1 -> tiết 15
D/ Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định: 	
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra trong bài
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
H: Nêu những chủ đề đạo đức mà các em đã được học trong trong kỳ I.
- Tôn trọng: người khác, lẽ phải, chữ tín, xây dựng tình bạn, xây dựng nếp sống văn hóa
- Tham gia các hoạt động, lao động
- Tính tự lập
 - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
? Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
? ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải?
? Cần rèn luyện đức tính tôn trọng lẽ phải như thế nào?
 GV : cho HS làm bài tập 1- SGK/1
* Thảo luận theo bàn ( 1 nhóm)
? Liêm khiết là gì? ý nghĩa của đức tính ?
? Chúng ta cần rèn luyện đức tính liêm khiết ntn?
? Thế nào là tôn trọng người khác? Kể một số biểu hiện của người biết tôn trọng người khác?
? ý nghĩa của những hành động đó trong cuộc sống đời thường?
? Thế nào là giữ chữ tín? Thái độ của mọi người đối với người biết giữ chữ tín?
? Để mọi người có niềm tin ở mình thì em sẽ làm thế nào?
? Thế nào là pháp luật và kỉ luật ?
? Nêu những điểm giống và khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật ?
? Tình bạn là gì? Nêu những đặc điểm của tình bạn trong sáng lành mạnh?
 ? ý nghĩa của mối quan hệ này trong đời sống ?
 ? Hoạt động chính trị – xã hội là những hoạt động ntn? Nêu ý nghĩa của những hoạt động này?
? Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là gì?
? Chúng ta nên tôn trọng và học hỏi những gì ở các dân tộc khác và học ntn?
? Em hiểu thế nào là cộng đồng dân cư?
? Kể những việc em đã làm để góp phần xây dựng nếp sống vănhóa ở cộng đồng dân cư?
? ý nghĩa của hành động này?
? Thế nào là tự lập? Em có thể tự lập trong những công việc gì?
? ý nghĩa của đức tính này ?
? Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? Tác dụng của lao động tự giác và sáng tạo trong đời sống?
? Nêu quyền và nghĩa vụ của từng thành viên trong gia đình với nhau?
? Vì sao phải tôn trọng quyền và nghĩa vụ đó của mọi người trong gia đình?
1.Tôn trọng lẽ phải 
2.Liêm khiết
3. Tôn trọng người khác
4.Giữ chữ tín
5.Pháp luật và kỉ luật
6. Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh
7. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hội
8.Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
9.Góp phần xây dựng nếp sống vănhóa ở cộng đồng dân cư.
10.Tự lập
11. Lao động tự giác và sáng tạo
12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
4. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống toàn bài
- Lưu ý những nội dung chính cần nhấn mạnh
5. Dặn dò:
- Ôn tập kỹ nội dung bài học từ B1 -> B12
Trọng tâm: Bài 1, 2, 3, 9, 10 , 12 chuẩn bị nội dung đã học để kiểm tra học kì.
Rút kinh nghiệm:
**************************************************************
 Tiết 18: thi học kì
 ( Thi theo đề của phòng giáo dục)
*************************************************************
Học kì ii
Tiết 19,20
 Bài 13 : phòng , chống tệ nạn xã hội
Soạn: 5/1/2010
Dạy:7,8/1/2010
 A/ Mục tiêu cần đạt:
1, HS hiểu thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó; một số những qui định cơ bản của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó; trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh.
2, Đồng tình với những chủ trương của nhà nước và những qui định của pháp luật, xa lánh các tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em , thanh thiếu niên váo các tệ nạn đó.
3, Tham gia , ủng hộ các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.
 B/ Phương pháp
Thảo luận 
Phân tích,sử lí tình huống
 Đàm thoại
Liên hệ thực tế
 C/ Phương tiện
Tình huống, các câu chuyện về tệ nạn và phòng chống tệ nạn xã hội
 D/ Tiến trình:
 1, Tổ chức
 2, Kiểm tra: sách , vở HS
 3, Bài mới:
? ở xóm, làng em có những vấn đề gì làm cho em và mọi người cảm thấy nhức nhối , khó chịu trong cuộc sống hàng ngày?
- Đánh cãi, chửi nhau
- Chộm cắp, cướp dật
- Buôn bán, tiêm trích ma túy
- Cờ bạc, buôn lậu, tham nhũng, mại dâm
 GV: Những vấn đề mà các em vừa liệt kê ở trên được gọi là tệ nạn xã hội 
? Qua VD em hiểu thế nào là tệ nạn xã hội?
? Đọc bài tập 1-SGK/35 và đề xuất biện pháp khắc phục?
? Đọc 2 tình huống?
 GV: tổ chức cho HS thảo luận nhóm
? N1: Em có đồng tình với ý liến của An không?
- Đồng ý, vì lúc đầu chơi vui, ít tiền , sau đó thành quen, ham mê sẽ chơi nhiều
à đánh bài ăn tiền là hành vi đánh bạc, vi phạm pháp luật
? N2: Em sẽ làm gì nếu các bạn lớp em cũng chơi bài như vậy?
- Sẽ can ngăn, nếu không dừng lại sẽ báo thầy cô xử lí
? N3: ý kiến của em về nhận xét tình huống 2?
- Ngoài vi phạm đạo đức P và H vi phạm pháp luật về tội cờ bạc, nghiện hút
- Bà Tâm vi phạm pháp luật về tội tổ chức buôn bán ma túy
? N4: Những người này sẽ bị xử lí ntn?
- Tờt cả sẽ bị xử lí theo qui định của pháp luật, trong đó P và H xử theo tội được qui định riêng cho lứa tuổi vị thành niên
? Qua 2 tình huống em rút ra bài học gì?
- Không chơi cờ bạc, nghiện hút, không nghe kẻ xấu xúi giục làm điều sai trái
 ? Trong số tệ nạn xã hội đó, thì tệ nạn nào vừa gây nguy hiểm cho người trực tiếp tạo ra sự việc và vừa gây nguy hiểm cho mọi người xung quanh?
- Cờ bạc, ma túy, mại dâm
? Vậy 3 tệ nạn này có liên quan đến nhau không? Vì sao?
Có liên quan, là bạn đồng hành với nhau. Trong
đó ma túy, mại dâm là hai tệ nạn trực tiếp dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS
? Từ đó cho thấy các tệ nạn xã hội có tác hại gì đến cá nhân , gia đình và xã hội?
- Cá nhân: sức khỏe suy kiệtàchết, sa sut tinh thần, hủy hoại phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật
- Gia đình: kinh tế cạn kiệt , gia đình tan vỡ
- Xã hội: ảnh hưởng đến kinh tế, suy giảm sức lao động, suy thoái nòi giống, mất trật tự an ninh toàn xã hội...
 GV: Tệ nạn xã hội là những liều thuốc độc đang tàn phá những điều tốt đẹp mà chúng ta đang ra sức xây dựng. Nó gặm nhấm làm tổn hại nhân cách, phẩm chất đạo đức của con người.
Thảo luận : Nêu những nguyên nhân đẩy con người sa vào các tệ nạn xã hội này? Trong đó nguyên nhân nào là chính?
- Khách quan:
+ pháp luật chưa nghiêm
+ kinh tế kém phát triển
+ chính sách mở cửa kinh tế
+ tràn lan văn hóa phẩm đồi trụy
+ cha mẹ nuông chiều
+ bị người xấu lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc
- Chủ quan:à nguyên nhân chính
+ lười lao động, đua đòi, chơi bời
+ tò mò, thiếu hiểu biết 
? Theo em , ta phải giữ mình thế nào để không bị sa vào các tệ nạn xã hội và góp phần phòng chống các tệ nạn xã hội?
- Nhà nước: ban hành các văn bản pháp luật
- Gia đình- nhà trường: giáo dục , tuyên truyền
- Cá nhân: nghiêm chỉnh tuân theo các qui định của pháp luật
 GV: phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm chung của tất cả chúng ta
? Vậy riêng đối với học sinh thì phải có trách nhiệm ntn?
? Đọc tài liệu tham khảo SGK/35
I, Đặt vấn đề
II, Bài học
1, Tệ nạn xã hội là gì:
2, Tác hại của các tệ nạn xã hội
3, Nguyên nhân
- Chủ quan:
- Khách quan:
4, Biện pháp phòng chống
a- Biện pháp chung .
- Nâng cao chất lượng cuộc sống 
- Tăng cường giáo dục tư tưởng , đạo đức
- Giáo dục pháp luật 
- Cải tiến hoạt động của tổ chức Đoàn ..
- Kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục GĐ-NT- XH 
b- Biện pháp riêng .
- Không che giấu , tàng trữ..
- Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội
- Có cuộc sống lành mạnh
- Vui chơi lành mạnh
- Giúp đỡ các cơ quan phát hiện tội phạm 
- Không xa lánh , miệt thị người mắc
5, Trách nhiệm của học sinh
III, Bài tập
 Bài 3:
- Hoàng sai
- Nếu là Hoàng: tự nói với mẹ, xin lỗi, không bao giờ vi phạm

File đính kèm:

  • docGDCD 8MOI.doc