Giáo án Giáo dục công dân 7 tuần 32- Tuần 33

I.MỤC TIÊU BÀI DẠY:

 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

 - Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã,phường,thị trấn)gồm có những cơ quan nào?

 - Nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan đó.

 2. Kĩ năng:

 - Xác định đúng cơ quan nhà nước địa phương có chức năng giải quyết các công việc của cá nhân và gia đình.

 - Tôn trọng ý kiến và việc làm của cán bộ địa phương hoàn thành nhiệm vụ.

 3. Thái độ:

 - Hình thành ở HS ý thức tự giác thực hiện chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.

 - Có ý thức tôn trọng giữ gìn an ninh,trật tự công cộng và an toàn xã hội ở địa phương.

* Các nội dung lồng ghép:

II.CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI:

 - Kỹ năng xử lí thông tin về nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp cơ sở.

 - Kỹ năng tư duy phê phán vai trò của cơ quan nhà nước các cấp.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề trong những môi trường cần liên hệ với cơ quan nhà nước.

 III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC:

 - Thảo luận nhóm

 - Phòng tranh

 - Xử lí tình huống

 

docx11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3889 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 tuần 32- Tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỜNG, THỊ TRẤN)
I.MỤC TIÊU BÀI DẠY:
 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
 - Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã,phường,thị trấn)gồm có những cơ quan nào?
 - Nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan đó.
 2. Kĩ năng:
 - Xác định đúng cơ quan nhà nước địa phương có chức năng giải quyết các công việc của cá nhân và gia đình.
 -Tôn trọng ý kiến và việc làm của cán bộ địa phương hoàn thành nhiệm vụ.
 3. Thái độ:
 - Hình thành ở HS ý thức tự giác thực hiện chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.
 - Có ý thức tôn trọng giữ gìn an ninh,trật tự công cộng và an toàn xã hội ở địa phương.
* Các nội dung lồng ghép:
II.CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI
 - Kỹ năng xử lí thông tin về nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp cơ sở.
 - Kỹ năng tư duy phê phán vai trò của cơ quan nhà nước các cấp.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề trong những môi trường cần liên hệ với cơ quan nhà nước.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC:
 - Thảo luận nhóm
 - Phòng tranh
 - Xử lí tình huống 
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
* GV:-Hiến pháp nước CHXHCHVN năm 1992.
-Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND.
-Băng hình,tranh ảnh về bầu cử.
-Sơ đồ bộ máy nhà nước cấp cơ sở.
* HS: SGK,vở ghi,vở bài tập
V.Tiến trình dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ:
 a. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ để hình thành kiến thức mới.
 b. Câu hỏi và đáp án.
Câu hỏi
Đáp án
? HĐND và UBND xã (phường,thị trấn) là cơ quan chính quyền thuộc cấp nào?
? HĐND xã (phường,thị trấn ) do ai bầu ra có nhiệm vụ gì?
*HĐND và UBND xã (phường,thị trấn) là cơ quan chính quyền cấp cơ sở. (4đ)
*HĐND xã (phường,thị trấn)do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước dân về:(6đ)
-Ổn định kinh tế.
-Nâng cao đời sống.
-Củng cố quốc phòng an ninh
2. Bài mới:
 Để tìm hiểu trách nhiệm của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở xã (phường,thị trấn) ta vào bài học mới.
* Trình tự các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ4:Tìm hiểu nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp cơ sở và hệ thống nội dung bài học.
GV: UBND là cơ quan chấp hành của HĐND do HĐND bầu ra,là cơ quan hành chính nhà nước địa phương,chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp,luật,các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND.
? UBND xã (phường,thị trấn )do ai bầu ra?
? UBND có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
-UBND xã (phường,thị trấn ) do HĐND xã (phường,thị trấn )bầu ra.
-Có nhiệm vụ và quyền hạn:
+Quản lý nhà nước ở địa phương các lĩnh vực.
+Tuyên truyền và giáo dục pháp luật.
+Đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội.
+Phòng chống thiên tai bảo vệ tài sản.
+Chống tham nhũng và tệ nạn xã hội.
?Mỗi công dân có trách nhiệm gì đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở xã (phường,thị trấn)?
HĐ5: Hướng dẫn làm bài tập.
?Em hãy chọn ý đúng.
Em An 16 tuổi đi xe máy phân khối lớn. Rủ bạn đua xe,lạng lách,đánh võng bị cảnh sát giao thông bắt giữ. Gia đình em An đã nhờ ông chủ tịch xã xin bảo lãnh và để UBND xã xử lý.
? Việc làm của gia đình em An đúng hay sai?
? Vi phạm của em An xử lý như thế nào?
? Những hành vi nào sau đây góp phần xây dựng nơi em ở?
a. Chăm chỉ hôc tập
b.Chăm chỉ học tập giúp đỡ gia đình và làm nghề truyền thống.
c.Giữ gìn môi trường.
e.Tham gia luật nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.
f.Phòng chống tệ nạn xã hội.
? Bạn An kể tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở như sau:
a. HĐND xã (phường,thị trấn)
b. UBND xã (phường,thị trấn)
c.Trạm y tế xã (phường,thị trấn)
d.Công an xã (phường,thị trấn)
e.Ban văn hóa xã (phường,thị trấn)
f.Đoàn TNCSHCM xã (phường,thị trấn)
g.Mặt trận Tổ quốc xã (phường,thị trấn)
h.Hợp tác xã dệt thảm len
i. Hợp tác xã nông nghiệp.
j.Hội cựu chiến binh.
k.Trạm bơm.
? Em hãy chọn các mục A tương ứng với mục B?
A: Việc cần giải quyết
B:Cơ quan giải quyết.
1. Đăng kí hộ khẩu
2. Khai báo tạm trú
3. Khai báo tạm vắng.
4. Xin giấy khai sinh.
5. Sao giấy khai sinh
6. Xác nhận lý lịch.
7. Xin sổ y bạ khám bệnh.
8.Xác nhận bảng điểm học tập.
9.Đăng kí kết hôn
1.Công an.
2UBND xã
3.Trường học
4.Trạm ytế(bệnh viện)
4. Trách nhiệm của công dân.
Chấp hành và vận động cha mẹ, mọi người chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước ở địa phương.
-Tôn trọng các cơ quan nhà nước ở địa phương.
II. Bài tập.
1. BT1
Tất cả các hành vi trên đều góp phân xây dựng nơi em ở.
2. BT2
a,b,c,d,e.
3. BT3
* Đáp án:
- A1, A4, Ạ5, A6, A9 - B2
- A2, A3 - B1.
- A8 - B3
- A7 - B4
3. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Em hãy nêu một số tấm gương cán bộ xã làm việc tốt?
- Tìm hiểu lịch sử truyền thống quê hương ta?
- Về nhà học thuộc nội dung bài học và xem lại các nội dung bài học để chuẩn bị cho tiết ôn tập.
VI. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………	 
 **********************************
Ngày soạn: 20.03.2014 Ngày dạy: 21.04.2014
Tuần 34. Tiết 33
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức về một số bài học của chủ đề pháp luật như: sống và làm việc có kế hoạch;quyền của trẻ em Việt Nam;bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên;bảo vệ di sản văn hóa;quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo;nhà nước CHXHCHVN;bộ máy nhà nước cấp cơ sở…
 2. Kĩ năng:
 - Có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra học kì và có thể vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ:
 - Giúp HS biết cách hệ thống hóa kiến thức qua bài ôn tập.
* Các nội dung lồng ghép:
 II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI 
 - Kỹ năng tư duy hệ thống hóa kiến thức.
 - Kỹ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống thể hiện mối quan hệ giữa các bài học.
 III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI
 - Thảo luận nhóm
 - Phòng tranh
 - Xử lí tình huống 
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
*GV: - Chuẩn bị bài và hệ thống các câu hỏi cho tiết ôn tập.
 - Một số tài liệu tham khảo để bổ sung cho bài học
 *HS: SGK, vở ghi, vở bài tập.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới:
- Để hiểu và nắm được những kiến thức ở học kì II thì bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta điều này.
* Trình tự các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1:Tìm hiểu về một số kiến thức đã học.
? Em hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?
?Sống và làm việc có kế hoạch thường mang lại cho chúng ta lợi ích gì trong cuộc sống hằng ngày?
? Quyền trẻ em Việt Nam được chia làm mấy nhóm?
? Trẻ em chúng ta phải có bổn phận gì? Trách nhiệm của gia đình,Nhà nước,xã hội đối với trẻ em như thế nào?
? Thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Mội trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng như thế nào?
GV: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng rất lớn đối với con người, tạo nên cở sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa,xã hội…
? Thế nào là di sản văn hóa? Di sản văn hóa được chia làm mấy loại? Cho ví dụ?
GV: Di sản văn hóa được chia làm hai loại (di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể)
VD: Tiếng nói,chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, cổ Đô Huế,Vịnh Hạ Long…
? Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo?
? Pháp luật nước ta có quy định như thế nào đối với quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo?
GV: Pháp luật nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng hay tôn giáo,lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
? Nhà nước VNDCCH ra đời vào năm nào? Và được đổi tên thành nước CHXHCNVN vào năm nào?
? Nhà nước CHXHCNVN do ai lãnh đạo?
? Chính phủ do ai bầu ra? Có nhiệm vụ gì?
GV: Nhiệm vụ của Chính phủ:
- Bảo đảm việc tôn trộng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật,phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,q uốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước.
- Bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
? Tòa án nhân dân có nhiệm vụ gì?
? UBND do ai bầu ra? Có nhiệm vụ gì?
? Nêu một số việc làm gây ô nhiễm môi trường?
? Nêu một số điều kiện tự nhiên và nhân tạo của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
? Thế nào là mê tín dị đoan?
? Là HS em phải làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
? Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bản thân em còn phải học tập những gì ở Bác?
HĐ2: Cho HS làm một số bài tập thực hành.
* Hệ thống hóa kiến thức:
1. Sống và làm việc có kế hoạch:
 Biết xác định nhiệm vụ,sắp xếp công việc hằng ngày,hằng tuần một cách hợp lí,đảm bảo cân đối các nhiệm vụ,công việc theo mục tiêu giáo dục, rèn luyện của HS.
à Làm việc có kế hoạch giúp ta chủ động ,tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc.
2. Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam:
Quyền của trẻ em được chia làm 3 nhóm:
- Quyền bảo vệ.
- Quyền chăm sóc.
-Quyền giáo dục.
a. Bổn phận của trẻ em :
- Yêu Tổ quốc,có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tôn trọng pháp luật và tài sản của người khác.
- Chăm chỉ học hành,không sa vào tệ nạn xã hội.
b.Trách nhiệm của gia đình và xã hội phải tạo điều kiện cho các em phát triển,bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em…
3. Bảo vệ di sản văn hóa:
Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hoa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị văn hóa, khoa học, lịch sử được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
4. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
a. Môi trường là toàn bộ điều kiện tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người. Những điều kiện đó có sẵn hoặc do con người tạo ra.
b.Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, sử dụng, chế biến phục vụ cuộc sống của con người.
5. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo:
- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo hay tín ngưỡng nào.
- Người đã theo một tín ngưỡng hay tôn gi

File đính kèm:

  • docxTuần 32 ,33.docx