Giáo án Giáo dục công dân 7 tuần 24- Tuần 26

I.MỤC TIÊU BÀI DẠY:

 1.Kiến thức: Giúp HS:

 - Hiểu khái niệm môi trường,vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và sự phát triển của con người, xã hội.

 2.Kĩ năng:

 - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; có thái độ lên án, phê phán, đấu tranh, phê phán, ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại, làm ô nhiểm môi trường.

 3.Thái độ:

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ, tôn trọng tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa những hành động vô ý gây hại đến môi trường.

* Các nội dung lồng ghép:

- Tích hợp môi trường là gì? Tài nguyên là gì?

- Tầm quan trọng đặc biệt của môi trường và tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với con người.

- Tình hình môi trường ngày nay và nguyên nhân.

- Môi trường bị ô nhiễm môi trường bị hủy hoại.

II.CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI

-Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.

- Kỹ năng tư duy phê phán đối với những hành vi bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và những hành vi gây hại đối với môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

- Kỹ năng tư duy sáng tạo về biện pháp, hành động để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

- Kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,quản lí thời gian trong việc xây dựng tìm hiểu tình hình và tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương.

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

- Động não

- Kĩ thuật hỏi chuyên gia

- Xử lí tình huống hoặc đóng vai

- Phương pháp dự án

IV.Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Hiến pháp 1992; Luật bảo vệ môi trường; Luật bảo vệ và phát triển rừng

- Các mẩu chuyện về tấm gương bảo vệ môi trường và tài nguyên tốt.

- Đèn chiếu, tranh về môi trường, bản đồ

2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập

 

docx11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2453 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 tuần 24- Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trách nhiệm biết.
1.BT3: Các biện pháp góp phần bảo vệ môi trường.
1.Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở
2.Xây dựng các quy định về bảo vệ rừng,bảo vệ nguồn nước và bảo vệ động vật quy, hiếm;
3. Hướng dẫn học tập ở nhà:
-Về nhà học thuộc bài cũ và làm bài tập d,đ
-Chuẩn bị bài: “Bảo vệ di sản văn hóa”.
VI. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….	 
 **********************************
Ngày soạn: 26.01.2014 Ngày dạy: 22/02/2014
Tuần 25. Tiết 24
 Bài 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA
I.MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1.Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu khái niệm di sản văn hóa,bao gồm: di sản văn hóa vạt thể và di sản văn hóa phi vật thể, sự giống và khác nhau giữa chúng; hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa, những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hóa.
2.Kĩ năng:
- Hình thành ở HS các hành động cụ thể về bảo vệ như không phá phách, không xâm hại, di chuyển, chiếm đoạt các di sản, tham gia vào việc những hành vi tàn phá di sản văn hóa, đồng thời tuyên truyền cho người khác cùng giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa.
3.Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ, tôn trọng những di sản văn hóa, ngăn ngừa những hành động vô ý hay cố ý xâm hại đến di sản văn hóa.
* Các nội dung lồng ghép:
II.CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI 
- Kỹ năng phân tích, so sánh về sự giống nhau và khác nhau giữa di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan đến di sản văn hóa 
- Kỹ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất biện pháp giữ gìn, phát huy giá trị của di sản văn hóa.
- Kỹ năng hợp tác, đảm nhiệm trách nhiệm trong việc tham gia bảo vệ di sản văn hóa.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 
- Thảo luận nhóm
- Trình bày 1 phút
- Hỏi và trả lời
- Xây dựng kế hoặch hành động
- Xử lí tình huống 
IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1.Giáo viên: - Soạn, nghiên cứu bài dạy.
 - Băng hình, đèn chiếu.
 2. Học sinh: Tranh ảnh về các di sản văn hoá.
V.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
 1.Kiểm tra bài cũ: 
* Mục tiêu kiểm tra: Tìm hiểu khái niệm bảo vệ môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường
Câu hỏi
Đáp án và biểu điểm
Câu hỏi:Thế nào là bảo vệ môi trường? Nêu biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
a. Bảo vệ môi trường: (5đ)
- Là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái,cải thiện môi trường, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên tai gây ra.
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác,sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tu bổ tái tạo những tài nguyên có thể phục hồi được.
 b. Biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: (5đ)
- Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Biết tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Nếu thấy các hiện tượng làm ô nhiễm môi trường phải nhắc nhở hoặc báo cơ quan có thẩm quyền để trừng trị nghiêm khắc kẻ cố tình hủy hoại môi trường.
2.Bài mới:
Trong những năm gần đây, tổ chức UNESCO đã có một chương trình bảo vệ di sản văn hoá và đã được triển khai ở hàng trăm nước. Còn ở Việt Nam tháng 7-2000, Quốc Hội đã thông qua Luật di sản văn hoá, TW Đảng ra Nghị quyết về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy di sản văn hoá là gì và vì sao cả nhân loại, dân tộc đều đang quan tâm đến di sản văn hoá? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.
 * Trình tự các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1:Quan sát và nhận xét tranh ảnh
GV: Giới thiệu ba bức ảnh ở sgk
? Em hãy nhận xét đặc điểm và phân loại 3 bức ảnh trên?
Anh 1: Di tích Mỹ Sơn là công trình kiến trúc, phản ánh tư tưởng xã hội (văn hóa,nghệ thuật, tôn giáo…) của nhân dân thời kì phong kiến
Anh 2: Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh, là cảnh đẹp tự nhiên được xếp hạng là thắng cảnh thế giới
Anh 3: Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử vì nó đánh dấu sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Đây là một sự kiện trọng đại.
? Từ đặc điểm và phân loại trên, Em hãy nêu một số ví dụ về danh lam thắng cảnh, di tich lịch sử văn hóa ở địa phương, nước ta và trên thế giới?
Di sản văn hóa
Di tích lịch sử và cách mạng
Danh lam thắng cảnh
Cố đô Huế. Phố cổ Hội An. 
Thánh địa Mỹ Sơn. 
Văn miếu Quốc Tử Giám.
Chữ Nôm
Ao dài truyền thống.
Bài hát quan họ
Bến nhà rồng.
Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Hỏa Lò.
Côn Đảo.
Pác Bó.
Gò Đống Đa
Vịnh Hạ Long.
Ngũ Hành Sơn.
Đồ Sơn.
Sầm Sơn.
Rừng Cúc Phương.
Hang Bích Động.
? Việt Nam có những di sản văn hóa nào được UNESCO xếp hạng là di sản văn hóa thế giới?
- Cố Đô Huế
- Phố Cổ Hội An
- Thánh địa Mỹ Sơn
- Vịnh Hạ Long
HĐ2: Khắc sâu-mở rộng khái niệm.
? Qua phân tích trên em thấy di sản văn hóa có những loại nào?
- Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể
? Thế nào là di sản văn hóa phi vật thể
+ Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm tiếng nói, chữ viết lối sống, lễ hội, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống
? Thế nào là di sản văn hóa vật thể?
 + Di sản văn hóa vật thể báo gồm các di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
? Cho ví dụ về cụ thể về di sản phi vật thể và di sản vật thể ?
Di sản văn hóa vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể
- Cố Đô Huế
- Phố cổ Hội An
- Thánh địa Mỹ Sơn
- Vịnh Hạ Long
- Bến cảng Nhà Rồng
- Kho tàng ca dao, tục ngữ, dân gian.
- Chữ Hán, Nôm.
- Các điệu dân ca
- Tác phẩm văn học.
GV: Hai loại di sản văn hóa trên đều được gọi chung là di sản văn hóa.
? Vậy em hiểu thế nào là di sản văn hóa?
Di sản văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể,là sản phẩm tinh thần, vật chất có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ đời này sang đời khác,…
? Di sản văn hóa bao gồm mấy loại ?
-Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
HĐ3: Luyện tập
Thảo luận
GV: Cho HS thảo luận sau đó cho các em đại diện nhóm lên bảng trình bày.
? Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh?
I. Bài học
1. Thế nào là di sản văn hóa ?
Di sản văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể,là sản phẩm tinh thần, vật chất có ý nghĩa lịch sử,văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ đời này sang đời khác,…
+ Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm tiếng nói, chữ viết lối sống, lễ hội, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống
+ Di sản văn hóa vật thể báo gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
II.Bài tập.
- Giữ sạch đẹp các di sản văn hóa ở địa phương
- Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa.
- Không vứt rác bừa bãi.
- Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật, di vật…
- Chống mê tín dị đoan
- Tham gia các lễ hội truyền thống.
3. Hướng dẫn học tập ở nhà:
-Về nhà học thuộc bài cũ.
-Chuẩn bị trước phần còn lại.
 KIỂM TRA 15 phút
I.Mục tiêu bài dạy:
 1.Kiến thức: Giúp HS:
 - Truy bài một cách có hệ thống và biết cách làm bài có sáng tạo và đạt hiệu quả cao.
2. Kĩ năng:
 -Tự giác làm bài, không quay cóp và biết vận dụng vào thực tiễn.
3. Thái độ:
 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu thích và có hứng thú trong các tiết học GDCD.
 - Có thái độ làm bài nghiêm túc.
II.Chuẩn bị: 
- GV: Soạn đề
- HS: Chuẩn bị giấy bút để làm bài.
III.Tiến trình dạy học.
 * Trình tự bài kiểm tra:
Đề bài:
A. Trắc nghiệm: (2điểm) 
 Hãy đọc kĩ đề và khoanh tròn vào chữ cái có ý em chọn là đúng nhất.
Câu 1:Thế nào là làm việc có kế hoạch?
Xác định nhiệm vụ,sắp xếp công việc một cách hợp lí.
Không cần thiết phải lập kế hoạch
Lập kế hoạch nhưng không cần thiết phải làm theo kế hoạch
Cả B và C đều đúng.
Câu 2: Quyền bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được chia làm mấy nhóm?
Hai nhóm B- Ba nhóm
C - Bốn nhóm D -Năm nhóm
Câu 3:Quyền được giáo dục là gì?
Trẻ em được cha mẹ nuôi dưỡng
Trẻ em được học tập,dạy dỗ
Trẻ em có quyền được vui chơi giải trí,t ham gia các hoạt động văn hóa,thể thao.
Câu B,C đều đúng.
Câu 4: Bổn phận của trẻ em là?
Yêu Tổ quốc,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Tôn trọng pháp luật,tài sản của người khác.
Muốn làm việc gì tùy thích
Không nên tham gia bất cứ một việc gì,kể cả đến trường đi học
Có thể đánh bạc, uống rượu, hút thuốc.
Câu 5:Hành vi nào sau xâm phạm quyền trẻ em?
Đánh đập, hành hạ trẻ em
Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng
Buộc trẻ em nghiện phải đi cai nghiện
Cha mẹ bắt con cái phải đến trường đi học
Câu 6: Theo em hiểu, môi trường là gì?
Là của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên
Là các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống,sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Là tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người
Câu A,C đều đúng.
Câu 7: Biện pháp nào sau giúp bảo vệ môi trường?
Khai thác nước ngầm bừa bãi
Tự đục lỗ để sử dụng nước máy cho gia đình mình
Đổ nhớt xả vào đường thoát nước
Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học
Câu 8: Hành vi nào sau đây phá hoại môi trường? 
Tự chặt cây cối trên rừng về xây nhà ở
Đốt rừng để trồng cây lương thực
Nổ bom để đánh,bắt hải sản.
Cả A,B,C đều đúng
B. Phần tự luận: (8điểm)
Câu 1: Thế nào là tài nguyên thiên nhiên? Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng như thế nào?
Câu 2: Em hãy kể một câu chuyện nói về lợi ích của việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em Việt Nam?
Đáp án:
A. Phần tự luận: (mỗi câu đúng được 0,25đ)
Câu 1: A	Câu 5: A
Câu 2: B	Câu 6: B
Câu 3:D	Câu 7: D
Câu 4:A	Câu 8: D
B. Phần tự luận: (8,0đ)
Câu1: (5điểm)
 Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn ở trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, hải sản, động thực vật, các nguồn nước,…). Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Mỗi hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên thiên nhiên dù tốt, xấu đều có tác động đến môi trường. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tần quan t

File đính kèm:

  • docxTuần 24,25,26.docx