Giáo án Giáo dục công dân 7 tuần 17- Tuần 18

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Về kiến thức.

 - Hiểu được thế nào là đạo đức và kỉ luật.

 2. Về kĩ năng.

 - Biết phân biệt giữa đạo đức và kỉ luật.

 - Biết xử lí các tình huống liên quan đến đạo đức và kỉ luật.

 3. Về thái độ.

 - Ủng hộ, bảo vệ những hành vi sống có đạo đức và kỉ luật

 - Phê phán những hành vi thiếu đạo đức và kỉ luật.

 * Nội dung lồng ghép:

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC.

 - Động não.

 - Xử lí tình huống.

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

- Tình huống.

 - Bảng da.

V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

 1. Kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra phần soạn đề cương ôn tập của học sinh.

2. Bài mới.

 * Giới thiệu bài mới:

 Trong chúng ta ai cũng hiểu văn minh lịch sự luôn gắn liền với sống đạo đức và kỉ luật. Mỗi chúng ta ai cũng hiểu và thực hiện tốt điều này thì xã hội ấy sẽ phát triển bền vững về mọi mặt. Bài học hôm nay cô trò chúng ta cùng đi vào tìm hiểu làm thế nào để sống vừa có đạo đức vừa có kỉ luật qua tiết ngoại khóa.

 

docx7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2764 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 tuần 17- Tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức và kỉ luật.
 3. Về thái độ.	
 - Ủng hộ, bảo vệ những hành vi sống có đạo đức và kỉ luật
 - Phê phán những hành vi thiếu đạo đức và kỉ luật.
 * Nội dung lồng ghép: 
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC.
 - Động não.
 - Xử lí tình huống.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Tình huống.
 - Bảng da.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra phần soạn đề cương ôn tập của học sinh.
2. Bài mới.
 * Giới thiệu bài mới: 
 Trong chúng ta ai cũng hiểu văn minh lịch sự luôn gắn liền với sống đạo đức và kỉ luật. Mỗi chúng ta ai cũng hiểu và thực hiện tốt điều này thì xã hội ấy sẽ phát triển bền vững về mọi mặt. Bài học hôm nay cô trò chúng ta cùng đi vào tìm hiểu làm thế nào để sống vừa có đạo đức vừa có kỉ luật qua tiết ngoại khóa.
 * Trình tự các hoạt động dạy và học: 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung
? HS nhắc lại thế nào là đạo đức và kỉ luật?
- Học sinh trả lời theo yêu cầu.
- Giáo viên nhận xét ghi bài.
Hoạt động 2: Bài tập.
 Bài 1: Xép các hành vi sau vào cột đạo đức hay kỉ luật?
1. Đi học đúng giờ
2. Nhường chỗ cho người già trên xe buýt.
3. Bạn nghỉ ốm, em chép bài dùm bạn.
4. Chấp hành nội quy nhà trường.
5. Giúp đỡ đồng bào lũ lụt.
6. Nghỉ học phải xin phép.
Bài 2: Những biểu hiện nào thường gặp trong học sinh là những người vô kỉ luật, đạo đức kém?
Bài 3: Cho tình huống:
 Trong giờ GDCD, An đã đưa bài tập lịch sử ra làm, khi cô giáo nhắc nhở An đã trả lời cô: “Ở nhà chưa kịp làm bài tập lịch sử, giờ em tranh thủ làm”
Em hãy nhận xét về hành vi của An?
Bài 4: Em hãy nêu mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật? Để trở thành người có đạo đức vì sao cần phải tuân theo kỉ luật?
Bài 5: Cho tình huống.
 Sắp đến ngày thi văn nghệ mừng Đảng mừng xuân, một số bạn trong đội văn nghệ của lớp rủ Lan bỏ học để đi tập múa chuẩn bị cho buổi biểu diễn.
a. Theo em, Lan có thể có những cách ứng xử nào?
b. Nếu là Lan em sẽ chọn cách ứng xử nào? Vì sao?
Bài 6: Hãy nhận xét bản thân em và các bạn trong lớp đã sống có đạo đức và kỉ luật hay chưa? Nêu các biểu hiện cụ thể?
I. Phân biệt đạo đức và kỉ luật
- Đạo đức là những quy định , những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện .
- Kỉ luật là những quy định chung của một cộng động hoặc của tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan, xí nghiệp,…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.
II. Bài tập.
Bài 1: 
- Đạo đức: 2,3,5
- Kỉ luật: 1,4,6.
Bài 2: 
- Gian dối trong kiểm tra thi cử.
- Không làm bài tập.
- Trang phục không đúng theo nội quy nhà trường.
- Ra vào lớp tùy tiện.
- Nghỉ học không xin phép.
- Giả vờ ốm để xin cô miễn kiểm tra bài cũ,...
Bài 3: 
Hành vi của An là vi phạm ý thức kỉ luật và đạo đức của người học sinh.
 + Làm việc riêng trong giờ học, biểu hiện của người không có tính kỉ luật.
 + Giờ GDCD đem bài tập lịch sử ra làm, không tôn trọng cô giáo.
 + Trả lời cô trống không là thái độ vô lễ. Hành vi đó đáng bị chê trách.
Bài 4:
Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
- Đạo đức tạo động cơ bên trong, điều chỉnh nhận thứa và hành vi kỉ luật và ngược lại, hành động tự giác tôn trọng những quy định của tập thể, pháp luật của nhà nước là biểu hiện của người có đạo đức.
- Người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỉ luật. Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức.
Bài 5:
 a. Có thể:
- Đến xin phép thầy cô giáo cho nghỉ học.
- Cùng các bạn tự ý bỏ học để đi tập múa.
- Trao đổi với cán bộ lớp để ngăn chặn.
- Báo với cha mẹ các bạn.
- Khuyên các bạn không nên bỏ học và rủ các bạn tập múa vào buổi khác ngoài giờ học.
b. Chọn cách ứng xử: cuối cùng
Bài 6: HS tự trả lời.
3. Hướng dẫn học tập ở nhà: Học đề cương chuẩn bị thi HKI.
VI. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………	 
 **********************************
Ngày soạn: 18.11.2013 Ngày dạy:
Tuần: 17 Tiết : 17
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Kiểm tra, đánh giá một cách toàn diện những kiến thức và kĩ năng đã học trong học kì một theo hướng tích hợp: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn, học sinh vận dụng một cách tổng hợp trong một bài viết 90 phút.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Nộp: Ma trận; Đề bài kiểm tra; Đáp án – Thang điểm.
 2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức đã học theo đề cương đã cho 
MA TRẬN ĐỀ
]
 Cấp độ
Tên chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Sống giản dị
Nhận biết được hành vi nào là sống giản dị.
(câu 1)
1
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
Trung thực
Tự trọng
Nhận biết được ý kiến về lòng trung thực và tự trọng.
 (câu 2,3)
Nhận biết thế nào là tự trọng. 
(câu 1)
Hai việc làm thể hiện tính tự trọng (câu 1)
3
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
2
0,5
5%
0,5
1,0
10%
0,5
1,0
10%
3
2,5
25%
Tôn sư trọng đạo
Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ về truyền thống tôn sư trọng đạo 
 (câu 4)
1
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
Yêu thương con người
Đoàn kết tương trợ
Nhận biết được khái niệm và hành vi của đoàn kết tương trợ.
(câu 7, 8)
Ý nghĩa của lòng yêu thương con người. (câu 2)
Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ về lòng yêu thương con người.
 (câu 5)
Tìm được bốn câu ca dao, tục ngữ.
(câu2)
4
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
2
0,75
7,5%
0,5
1,0
10%
1
0,25
2,5%
0,5
2,0
20%
4
4,0
40%
Khoan dung
Biết được ý nghĩa của lòng khoan dung.
(câu 6)
Vận dụng kiến thức xử lí tình huống (câu 3)
2
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1
0,25
2,5%
1
2,0
20%
1
2,25
22,5%
Tự trọng. Khoan dung.
Tôn sư trọng đạo.
Nhận biết được các hành vi phù hợp với nội dung bài học
(câu 9)
1
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1
0,75
7,5%
1
0,75
7,5%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
7
2,5
25%
1
2
20%
2
0,5
5%
0,5
1
10%
0,5
2
20%
1
2
20%
12
10
100%
I. Phần: Trắc nghiệm (3 điểm)
 Khoanh tròn vào đáp án đúng.
 Câu 1: Những biểu hiện nào sau đây thể hiện lối sống giản dị?
Cắt tóc ngộ nghĩnh.
Sống đua đòi không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
Ăn mặc đơn giản gọn gàng, sạch sẽ.
Nói năng không mạch lạc, hách dịch.
Câu 2: Tính trung thực được thể hiện ở ý nào sau đây?
Thẳng thắng phê bình khi bạn mắc khuyết điểm.
Không dám phê bình khi bạn làm sai vì sợ bạn buồn.
Bao che khi bạn mắc lỗi..
Nhìn bài của bạn trong giờ kiểm tra.
Câu 3: Hành vi nào sau đây biểu hiện lòng tự trọng?
Bạn Lan là người luôn thất hứa với bạn bè.
Bạn Hùng giở tài liệu trong giờ kiểm tra môn giáo dục công dân.
Bạn Hoa thường xuyên không học bài cũ.
Lớp trưởng luôn chấp hành tốt nội quy của lớp.
Câu 4: Câu tục ngữ nào sau đây nói về truyền thống tôn sư trọng đạo?
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 5: Câu tục ngữ “Lá lành, đùm lá rách” ý nghĩa là gì?
Đưa ra một kinh nghiệm khi gói bằng lá.
Khuyên mọi người phải sống trung thực.
Kính thầy mến bạn.
Phải có lòng yêu thương con người.
Câu 6: Đối với cá nhân lòng khoan dung giúp ta điều gì?
Vượt qua mọi khó khăn.
Có nhiều kinh nghiệm sống.
Ảnh hưởng đến việc học tập.
Dược mọi người yêu mến, tin cậy.
Câu 7: Chép giúp bài cho bạn và giảng lại bài khi bạn bị ốm phải nghỉ học là đúng hay sai?
Đúng B. Sai
Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau:
 Đoàn kết tương trợ là sự …, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ lẫn nhau khi….
Câu 9:Nối nội dung cột A Với cột B vào cột C sao cho thích hợp
A
B
C
1. Không quay cóp bài trong giờ kiểm tra.
A. Khoan dung
1. -
2. Kính trọng ông bà, cha mẹ
B. Tôn sư trọng đạo
2. -
3. Kính trọng thầy cô.
C. Tự trọng
3. -
4. Tha thứ cho bạn khi bạn nhận lỗi
4. -
II. Phần: Tự luận (7 điểm)
 Câu 1: (2điểm) Tự trọng là gì? Hãy nêu hai việc làm của em thể hiện tính tự trọng?
 Câu 2: (3 điểm) Tình yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào? Tìm bốn câu ca dao, tục ngữ nói về lòng yêu thương con người?
 Câu 3: (2điểm) Cho tình huống:
 Bình và Nam là đôi bạn cùng lớp rất thân nhau. Hai bạn ngồi cùng bàn nên cứ đến giờ kiểm tra vì Bình lại cóp py bài của bạn Nam. Nam nể bạn nên không nói gì? Em có tán thành với việc làm của hai bạn không? Vì sao? 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Phần trắc nghiệm. (3đ)
 Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
A
D
B
D
D
A
Thông cảm, khó khăn
Câu 9: 1 – C ; 2 – ; 3 – B ; 4 – A (Mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
II. Phần tự luận. (7đ)
 Câu 1: HS trả lời được:
 * Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. (1 điểm)
 * HS nêu được hai trong số các việc làm sau (1 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
 - Không đem tài liệu vào phòng thi.
 - Không nhìn bài bạn trong giời kiểm tra.
 - Không nói dối.
 - Dũng cảm nhận lỗi,…
Câu 2: HS nêu được:
 * Ý nghĩa của lòng yêu thương con người (1 điểm)
- Đối với cá nhân: Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống; được mọi người yêu quý, kính trọng. (0,5 điểm)
- Đối với xã hội: Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. Lòng yêu thương con người góp phần làm xã hội lành mạnh, trong sáng. (0,5 điểm)
 * HS có thể nêu được bốn câu ca dao, tục ngữ (mỗi câu đúng được 0,5 điểm) chẳng hạn:
 - Lá lành đùm là rách.
 - Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng.
 - Anh em như thể tay chân
 Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
 - Chia ngọt sẻ bùi.
 Câu 3: HS trình bày theo cách của mình, nhưng yêu cầu nêu được:
- Em không tán thành với việc làm của Bình và Nam là vì: Việc làm của hai bạn đã vi phạm nội quy trong giờ kiểm tra, thiếu lòng trung thực và bạn Bình còn đánh mất lòng tự trọng của mình, v

File đính kèm:

  • docxTuần 17- 18.docx