Giáo án Giáo dục công dân 7 tuần 1- Tuần 4

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Về kiến thức.

 - Hiểu được thế nào là sống giản dị.

 - Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.

 - Phân biệt được giản dị với xa hoa, cầu kì, phô trương hình thức với luộm thuộm, cẩu thả.

 2. Về kĩ năng.

 - Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.

 3. Về thái độ.

 - Quý trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.

*Các nội dung lồng ghép: Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI

- Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa của sống giản dị.

- Kĩ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị.

- Kĩ năng tư duy , phê phán.

- Kĩ năng tự nhận thức giá trị bản thân.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

- Nghiên cứu trường hợp điển hình

- Động não.

- Xử lí tình huống.

- Liên hệ và tự liên hệ.

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 1. Thầy: SGK, SGV, giáo án, bảng da, tranh ảnh.

 2. Trò: vở ghi, bảng nhóm.

V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ.

 Kiểm tra sách vở đầu năm của học sinh.

2. Bài mới.

*Giới thiệu bài mới.

 Sống giản dị là một đức tính cần thiết trong cuộc sống hằng ngày vì vậy mỗi chúng ta cần phải học tập và noi theo. Để làm được điều ấy trước hết ta phải hiểu được giản dị là gì? Tại sao phải sống giản dị Đó chính là tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nhé.

 *Trình tự các hoạt động dạy và học.

 

docx14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2124 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 tuần 1- Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m những biểu hiện ở các khái cạnh khác nhau?
- Trong học tập : ngay thẳng, không gian dối : không quay bài, không chép bài của bạn, tự mình làm bài, nói đúng sự thật,…
- Trong quan hệ với mọi người : Không nói xấu hay tranh công đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm…
- Trong hành động : bênh vực, bảo vệ chân lí, lẽ phải và đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái, trả lại của rơi cho người mất,…
GV nhấn mạnh : Trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống : qua thái độ, hành động, qua lời nói của con người, không chỉ trung thực với mọi người mà cần trung thực với bản thân. Mỗi Hs chúng ta cần học tập các tấm gương ấy để mỗi chúng ta sẽ trở thành người trung thực.
? Đối với những con người có đức tính trung thực em có thái độ như thế nào?
- Đề cao, khen ngợi và bảo vệ các việc làm trung thực.
? Tìm những biểu hiện trái với trung thực?
 - Dối trá, xuyên tạc, trốn tránh hoặc bóp méo sự thật, ngược với chân lí, lương tâm. Những hành vi thiếu trung thực thường gây ra những hậu quả xấu trong đời sống xã hội hiện nay như tham ô, tham nhũng…
- Buôn bán, làm ăn không trung thực cụ thể cho heo ăn cám tăng trưởng, sử dụng thuốc bảo quản quá liều lượng quy định,…
Tích hợp an toàn giao thông:
? Hãy kể một số hành vi thiếu trung thực khi tham gia giao thông?
- Đi trái đường khi không thấy cảnh sát giao thông.
- Đội mũ bảo hiểm mang tính chất đối phó
- Gây tai nạn rồi bỏ chạy,…
? Đối với những hành vi này em có thái độ ra sao?
- Phê bình, góp ý, tìm cách ngăn chặn, mong muốn loại trừ những việc làm đó ra khỏi xã hội.
- Người trung thực cũng phải biết hành động tế nhị, khôn khéo mà vẫn bảo vệ được sự thật, không phải biết gì , nghĩ gì cũng nói ra bất cứ lúc nào, ở đâu. Có những trường hợp có thể che giấu sự thật nhưng không phải biểu hiện của hành vi thiếu trung thực vì điều đó không dẫn đến những hậu quả xấu mà ngược lại đem đến những điều tốt đẹp hơn cho xã hội và mọi người. Chẳng hạn:
+ Đối với kẻ gian, kẻ địch ta không thể nói hết sự thật. Hành động này là biểu hiện của tinh thần cảnh giác cao.
+ Đối với bệnh nhân, trong một số trường hợp, thầy thuốc không thể nói hết sự thật về căn bệnh , điều đó thể hiện lòng nhân ái, lối sống nhân văn với mọi người.
+ Người vợ yếu đau, nhưng sợ chồng và các con lo lắng nên bà vẫn bảo khoẻ và cố gắng đi làm. Điều đó thể hiện sự chịu đựng hi sinh, tình yêu thương tha thiết của người vợ dành cho chồng và của người mẹ dành cho con.
? Đức tính trung thực có ý nghĩa như thế nào?
- Giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng; Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
? Để có đức tính trung thực thì em sẽ rèn luyện bằng cách nào là tốt nhất?
- Biết nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và ngườikhác theo yêu cầu của tính trung thực.
- Trung thực trong học tập và trong những việc làm hang ngày.
- Quý trọng ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực; Phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập , trong cuộc sống.
Gv nhấn mạnh
- Tuyệt đối không nói dối, không gian lận trong học tập cũng như trong cuộc sống.
- Thẳng thắn không che dấu khuyết điểm của mình cũng như của người khác
Hoạt động 3: Bài tập.
Rèn luyện kĩ năng gải quyết vẩn đề, tự nhận thức giá trị bản thân qua các bài tập.
Gọi Hs đọc bài và làm bài.
Gv nhận xét cho điểm
I. Bài học:
1.Thế nào là trung thực. 
 Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm sai lệch sự thật.
2. Biểu hiện. 
- Qua thái độ, hành động, lời nói.
- Trong công việc.
- Trong quan hệ với bản thân và người khác.
3.Vì sao phải sống trung thực.
 - Đối với cá nhân: Giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng.
- Đối với xã hội: Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
4. Cách rèn luyện.
- Biết nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và ngườikhác theo yêu cầu của tính trung thực.
- Trung thực trong học tập và trong những việc làm hang ngày.
- Quý trọng ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực; Phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập , trong cuộc sống.
II. Bài tập :
 Bài tập a /8: 
Hành vi thể hiện tính trung thực:
- Hành vi (4): vì khi thẳng thắn phê bình bạn, bạn sẽ nhận ra khuyết điểm và sửa chữa, bảo vệ được lẽ phải.
- Hành vi (5): vì khi biết mình sai mà biết nhận lỗi sẽ giúp mình rút kinh nghiệm khắc phục để lần sau không tái phạm nữa.
- Hành vi (6) vì: nhặt được của rơi đem trả lại thể hiện sự thật thà không tham lam.
Bài tập b/8:
 Hành động của bác sĩ là biểu hiện của tinh thần nhân đạo…
 Bài tập d /8:
 Rèn tính trung thực từ những việc nhỏ
Hướng dẫn học tập ở nhà: 
- Học bài, xem phần tiếp theo.
- Làm các bài tập còn lại.
VI. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
***************************************
Ngày soạn: 10.08.2013 Ngày dạy:29.08.2013
Tuần 3. Tiết 3 
 Bài 3: TỰ TRỌNG
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức.
 - Hiểu thế nào là tự trọng.
 - Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng.
 - Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người.
 2. Về kĩ năng.
 - Biết thể hiện lòng tự trọng trong học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ.
 - Biết phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự trọng..
 3. Về thái độ.
 Tự trọng, không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng
* Các nội dung lồng ghép:
II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG BÀI
Kĩ năng thể hiện sự tự tin. (về giá trị, danh dự của bản thân)
Kĩ năng so sánh về những biểu hiện tự trọng và trái với tự trọng.
Kĩ năng ra quyết định.
Kĩ năng tự nhận thức giá trị bản thân.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
Động não.
Đóng vai.
Thảo luận nhóm.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1. Thầy: SGK, SGV, giáo án, bảng da.
 2. Trò: vở ghi, bảng nhóm.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Kiểm tra bài cũ. 
 * Mục tiêu. Kiểm tra bài: Trung thực.
 * Câu hỏi. 
 ? Kể một câu chuyện thể hiện tính trung thực. Từ câu chuyện đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
 * Đáp án: HS sẽ tự kể một câu chuyện chính bản thân mình hay các bạn hoặc người khác mà đã từng gặp.
 2. Bài mới.
* Giới thiệu bài mới.
 Trung thực là biểu hiện cao của đức tính tự trọng. Vậy tự trọng là gì? Những biểu hiện của đức tính này ra sao? Hôm nay thầy cùng các sẽ tìm hiểu nhé.
*Trình tự các hoạt động dạy và học.
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc : 
 “Một tâm hồn cao thượng”
Hs đọc diễn cảm câu chuyện.
? Rô-be là cậu be có hoàn cảnh như thế nào?
- Nghèo khổ, mồ côi cha mẹ, đi bán diêm kiếm sống, nuôi em Sác-lây.
? Hành động của Rô-be qua câu chuyện?
- Là em bé mồ côi nghèo khổ đi bán diêm.
- Cầm một đồng tiền vàng đi đổi lấy tiền lẻ để trả lại tiền thừa cho người mua diêm.
- Không thể đem trả tiền thừa cho khách vì trên đường trở lại em bị chẹt xe và bị thương rất nặng.
- Sai em mình đến tận nhà để trả tiền thừa lại cho khách.
? Vì sao Rô-be lại làm như vậy ?
- Muốn giữ đúng lời hứa của mình.
- Không muốn mọi người nghĩ rằng mình vì nghèo mà phải nói dối để lấy tiền.
- Không muốn bị người khác coi thường, muốn giữ lời hứa và niềm tin ở người khác.
? Em có nhận xét về hành động Rô- be?
- Thực hiện lời hứa bằng bất cứ giá nào với trách nhiệm cao.
- Biết tôn trọng người khác.
- Vẻ bề ngoài nghèo khổ nhưng ẩn chứa một tâm hồn cao thượng.
? Hành động của Rô-be tác động đến tác giả như thế nào?
- Làm thay đổi tình cảm của tác giả từ chỗ nghi ngờ, không tin đến sững sờ, tim se lại vì hối hận và cuối cùng nhận nuôi em Sác-lây.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
? Những việc làm và hành động của Rô-be thể hiện đức tính tự trọng. Vậy em hiểu tự trọng là gì?
- Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
? Phẩm cách là gì?
- Là danh dự, là giá trị con người của mình.
? Thế nào là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách?
- Coi trọng và giữ gìn phẩm cách là coi trọng danh dự, giá trị con người của mình; không làm điều xấu có hại đến danh dự của bản thân, không chấp nhận sự xúc phạm cũng như lòng thương hại của người khác. 
* Chia nhóm thảo luận:
Rèn kĩ năng so sánh:
? Tìm những biểu hiện của tính tự trọng trong thực tế?
Không quay cóp.
Dũng cảm nhận lỗi.
Giữ đúng lời hứa.
Nói năng lịch sự, giữ chữ tín.
Bảo vệ danh dự cá nhân, tập thể, thực hiện câu nói “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
? Tìm những biểu hiện trái với lòng tự trọng?
Sai hẹn, sống buông thả.
Không biết ăn năn hối hận
Sống luộm thuộm, bắt nạt người khác.
Dối trá, luồn cúi.
? Như vậy lòng tự trọng có ý nghĩa ra sao?
- Giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có ý chí vươn lên tự hoàn thiện mình.
- Tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Được mọi người quý trọng.
? Giải thích các câu tục ngữ, danh ngôn trong SGK?
- Dù khó khăn, nghèo khổ vẫn giữ lối sống trong sạch, không để người khác xem thường, thương hại.
HS trình bày, GV chốt :
- Lòng tự trọng được biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, cả khi ta chỉ có một mình, biểu hiện từ cách ăn mặc, cách cư xử với mọi người đến cách tổ chức cuộc sống cá nhân.
Tục ngữ có câu : “Đói cho sạch, rách cho thơm”
- Mọi người đều cần phải có lòng tự trọng, bởi nhờ đó con người sẽ quan tâm và tôn trọng các chuẩn mực xa

File đính kèm:

  • docxtuan 1-4.docx