Giáo án Giáo dục công dân 7 soạn theo chuẩn kiến thức kỹ năng có cả kỹ năng sống

 I/ Mục tiêu:

 1/ Kiến thức: Giúp học học sinh:

 Hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sống giản dị.

 2/ Kĩ năng:

 Học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người, biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

+ Kĩ năng sống: Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện & ý nghĩa của sống giản dị

+ Kĩ năng so sánh ,tư duy phán đoán đối với những biểu hiện giản dị và thiếu giản dị.Kĩ năng tự nhận thức giá trị bản thân về đức tính giản dị.

 

 3/ Thái độ:

 Hình thành ở hs thái độ quí trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

 II/ Chuẩn bị:

- Chuẩn bị của giáo viên: + Tranh ảnh, câu chuyện thể hiện lối sống giản dị.

 + Tham khảo SGV, SGK, giáo án.

 - Chuẩn bị của học sinh : + Đọc tham khảo câu hỏi SGK.

 + Tìm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị ở nhiều khía cạnh khác nhau.

 III/ Hoạt động dạy học:

 1/ Ổn định tình hình lớp: ( 1)

 2/ Kiểm tra bài cũ: (2)

 

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3749 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 soạn theo chuẩn kiến thức kỹ năng có cả kỹ năng sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoài mà phải có sự kết hợp giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong.
Hoạt động 3 :
Luyện tâp củng cố:
-Học sinh đọc bài tập và trả lời câu hỏi.
-Học sinh đọc câu b và trả lời câu hỏi.
-Đối xử với mọi người luôn chân thành cởi mở.
- Nghe.
I/ Tìm hiểu truyện đọc:
 “ Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập”
-Bác ăn mặc đơn giản không cầu kì.
-Thái độ chân tình, cởi mở.
-Lời nói dễ hiểu, gần gũi, thân thương với mọi người.
II/ Bài học:
Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
+Không xa hoa, lãng phí.
+Không cầu kì, kiểu cách.
+Không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
-Sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
III/ Luyện tâp:
a. Bức tranh 3.
b. Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu.
Đối xử với mọi người luôn chân thành cởi mở.
	4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (3’).
- Nắm kỹ nội dung bài học, làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Trung thực (đọc, tìm hiểu truyện đọc SGK; sưu tầm tục ngữ, ca dao, truyện kể nói về trung thực).
IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
 Tiết : 2	 Ngày soạn: 
 Bài dạy :
 Bài 2 : 	
Trung thực
 I/ Mục tiêu:
 1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
 - Thế nào là trung thực, biểu hiện của trung thực, vì sao phải trung thực.
 - ý nghĩa của trung thực.
 2/ Kĩ năng:
 - Giúp học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày. 
 -Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người trung thực.
 * Kĩ năng sống: KN phaan tích so sánh ,tư duy về những hành vi trung thực hoặc thiếu trung thực
- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan đến tính trung thực .
-KN tự nhận thức giá trị bản thân về tính trung thực. 
 3/ Thái độ:
 Hình thành ở học sinh thái độ quí trọng, ủng hộ những việc làm trung thực và phản đối những hành vi thiếu trung thực.
 II/ Chuẩn bị:
 - Chuẩn bị của giáo viên:
 + Tham khảo sgv,SGK, tranh ảnh thể hiện tính trung thực. 
 + Chuyện kể, tục ngữ, ca dao nói về trung thực; bảng phụ.
 - Chuẩn bị của học sinh: Đọc tìm hiểu SGK, sưu tầm một số mẫu chuyện, câu nói của các danh nhân hay ca dao tục ngữ nói tính trung thực.
 III/ Hoạt động dạy học:
 1/ ổn định tình hình lớp:( 1’) 
 2/ Kiểm tra bài cũ:( 5’)
 Câu hỏi:
 - Thế nào là sống giản dị? Nêu một số ví dụ về lối sống giản dị của những người sống xung quanh em.
 - Em đã làm gì để rèn luyện đức tính giản dị?
 Dự kiến phương án trả lời:
 - Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình, xã hội;biểu hiện ở chỗ: không xa hoa lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. 
 Ví dụ: Đi học đúng tác phong của người học sinh.
 - Những việc em đã làm để rèn luyệ tính giản dị: Chân thật, thẳng thắn trong giao tiếp; tác phong gọn gàng, lịch sự; trang phục, đồ dùng không đắt tiền; sống hòa đồng với bạn bè. 
 3/ Giảng bài mới:
 - Giới thiệu bài: (1’)
 Trung thực là đức tính cần thiết và quí báu của mỗi con người. Sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng.
 Vậy sống như thế nào là sống trung thực? Người sống trung thực là người như thế nào? Sống trung thực có ý nghĩa gì? Mỗi người cần phải làm gì để trở thành người sống trung thực. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: Trung thực.
 - Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
16’
10’
10’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh phân tích truyện đọc: Sự công minh, chính trực của một nhân tài.
- Gọi học sinh đọc diễn cảm truyện.
? Mi-ken-lăng-giơ đã có thái độ như thế nào đối với Bra-man-tơ, một người vốn kình địch với ông?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
? Vì sao Mi-ken-lăng-giơ lại xử sự như vậy?
- Nhận xét, bổ sung: Vì ông là người thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối làm mất tính khách quan khi đánh giá sự việc.
? Điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào?
 Trọng chân lý và công minh chính là người có đức tính trung thực.
? Em hãy liên hệ thực tế để tìm những biểu hiện khác nhau của tính trung thực, trái với trung thực?
- Gợi ý để học sinh tự liên hệ thực tế, tìm những ví dụ chứng minh cho tính trung thực biểu hiện ở các khía cạnh khác nhau .
? Không nói đúng sự thật mà vẫn là hành vi trung thực? Cho ví dụ.
 Như vậy, trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống: qua thái độ, qua hành động, qua lời nói của con người, không chỉ trung thực với mọi người mà cần trung thực với bản thân mình.
 Hoạt động 2 :
 Hướng dẫn học sinh rút ra nội dung bài học.
? Qua việc tìm hiểu truyện đọc và các ví dụ em hiểu thế nào là trung thực?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
? Biểu hiện của người sống trung trung thực?
 - Nhận xét, bổ sung: Ngoài ra mỗi người phải thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm
?- Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
 - Nhận xét.
 - Hướng dẫn học sinh giải thích câu tục ngữ : “ Cây ngay không sợ chết đứng”
 Hoạt động 3 :
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập.
 Cần giải thích vì sao các hành vi (1,2,3,7) lại không biểu hiện tính trung thực.
Bài tập c/: Giáo viên hướng dẫn học sinh rèn luyện tính trung thực từ những việc làm thông thường, đơn giản gần gũi nhất: thật thà với cha mẹ, thầy cô và mọi người.
 Trong học tập: Ngay thẳng, không gian dối. *Củng cố:
? Nêu những việc đã làm thể hiện tính trung thực hoặc chưa trung thực của bản thân và các bạn trong lớp?
- Nhận xét, kết luận toàn bài: Trung thực là đức tính quí báu, nâng cao giá trị đạo đức của mỗi con người. Xã hội sẽ tốt đẹp, lành mạnh hơn nếu ai cũng có lối sống, đức tính trung thực.
Hoạt động 1:
Phân tích, tìm hiểu truyện đọc: Sự công minh, chính trực của một nhân tài.
- Đọc diễn cảm truyện đọc.
- Vẫn công khai đánh giá rất cao Bra-man-tơ và khẳng định “Với tư cách là nhà kiến trúc Bra-man-tơ thực sự vĩ đại. Không một ai thời cổ có thể so sánh bằng!”
-Nhận xét, bổ sung.
- Ông là người sống thẳng thắn.
- Công minh chính trực, tôn trọng sự thật.
- Trung thực:
+ Trong học tập : ngay thẳng, không gian dối (Không quay cóp, không chép bài của bạn, không cho bạn chép bài. . .)
+ Trong quan hệ với mọi người : Không nói xấu hay tranh công, đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi . . .
+ Trong hành động : Bênh vực, bảo vệ chân lý, lẽ phải và đấu tranh phê phán những việc làm sai trái.
- Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, trốn tránh hoặc bóp méo sự thật, ngược với đạo lý, lương tâm. 
 VD: tham ô, tham nhũng…
 VD:Đối với kẻ gian, kẻ địch không thể nói sự thật. Hành động này là biểu hiện của tinh thần cảnh giác cao.
-Đối với bệnh nhân trong một số trường hợp, thầy thuốc không thể nói hết sự thật về bệnh tật cho họ. Điều đó biểu hiện lòng nhân đạo.
- Nghe.
Hoạt động 2 :
 Rút ra nội dung bài học.
-Trung thực là tôn trọng sự thật, sống ngay thẳng.
- Nhận xét, bổ sung.
- Thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
- Nghe.
- Được mọi người tin yêu, kính trọng.
- Nghe.
Hoạt động 3 :
- Học sinh đọc bài tập.
- Học sinh thảo luận.
- Học sinh đọc câu b.
- Liên hệ bản thân và thực tế trả lời.
- Nghe, củng cố bài học.
I/ Tìm hiểu truyện đọc:
“Sự công minh, chính trực của một nhân tài”.
- Mi-ken-lăng-giơ là người sống thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật.
- Khi đánh giá sự việc không để tình cảm cá nhân chi phối.
- Trọng chân lý và công minh chính trực.
 Người có tính trung thực.
-Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, trốn tránh hoặc bóp méo sự thật.
II/ Bài học :
 - Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
- Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xh và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng.
III/ Luyện tập :
a/ Hành vi thể hiện tính trung thực: 4,5,6.
b/ Hành động của bác sĩ là xuất phát từ lòng nhân đạo, luôn mong muốn bệnh nhân sống lạc quan để có nghị lực và hy vọng chiến thắng bệnh tật.
c/ Dũng cảm nhận khuyết điểm khi có lỗi.
Đấu tranh phê bình khi bạn mắc khuyết điểm.
 4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
 - Học bài và làm bài tập câu d/.
 - Chuẩn bị bài “Tự trọng”.
+ Tìm hiểu truyện đọc: Một tâm hồn cao thượng.
+ Những câu chuyện, tục ngữ, ca dao về tính tự trọng.
 IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Tiết : 3	 Ngày soạn : 
 	Bài dạy: 
	Bài 3 :	tự trọng
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là tự trọng và không tự trọng; vì sao cần phải có lòng tự trọng.
- Biểu hiện và ý nghĩa của lòng tự trọng.
2/ Kĩ năng:
Giúp học sinh tự biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh.
* Kỹ năng sống:
+ tự nhận thức bản thân về tính tự trọng.KN thể hiện sự tự tin(ve giá trị ,danh dự của bản thân)
+KN so sánh về những biểu hiện tự trọng và tráI với tự trọng. Ra quyết định giao tiếp - ứng sử thể hiện tính tự trọng
3/ Thái độ:
Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
II/ Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo viên:
+ Tham khảo SGV, SGK, tranh ảnh, câu chuyện thể hiện tính tự trọng.
+ Chuyện kể, tục ngữ, ca dao nói về tự trọng; bảng phụ.
- Chuẩn bị học sinh: Đọc kỹ SGK; tìm một số câu tục ngữ, ca dao nói về tính tự trọng.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ ổn định tình hình lớp: (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi:
- Thế nào là trung thực ? Cho ví dụ.
- Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Em hãy nêu một số những biểu hiện khác nhau của tính trung thực?
Dự kiến phương án trả lời:
- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. 
Ví dụ: Không quay cóp trong giờ kiểm tra

File đính kèm:

  • docGIAO AN GIAO DUC CONG DAN 7 CHUAN CO KY NANG SONG NAM HOC 20142015.doc