Giáo án Giáo dục công dân 7 học kỳ I

A. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Thế nào là sống giản dị và không giản dị.

- Tại sao phải sống giản dị.

2. Kĩ năng:

Giúp HS có khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người, biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

3. Thái độ:

Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án. Sưu tầm một số câu chuyện, ca dao, tục ngữ. về sống giản dị.

- Học sinh: SGK, sưu tầm một số câu chuyện, ca dao, tục ngữ. về sống giản dị.

C. Hoạt động lên lớp:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc51 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,5
5%
1
0,5
5%
4. Tôn sư trọng đạo.
Câu 2
(0,5đ)
Hiểu được thế nào là trọng đạo.
Câu 7(2đ)
kể được 4 hành vi thể hiện sự tôn sư trọng đạo.
2
2,5đ
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0,5
5%
1
2
20%
2
2,5
25%
5. Yêu thương con người.
Câu 5(2đ)
 HS hiểu được thế nào là yêu thương con người.
Câu 8(2đ)
Nhận xét hành vi của các nhân vật trong tình huống.
2
4 đ
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
2
20%
1
2
20%
2
4
40%
6. Đoàn kết, tương trợ .
Câu 6(2)đ
HS hiểu được thế nào là Đoàn kết, tương trợ, ý nghĩa của nó. 
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
2
20%
1
2
20%
T/Số câu: 
T/Số điểm:
T/ Tỉ lệ:
4
2
20%
3
6
60%
1
2
20%
8
10
100%
D. Đề kiểm tra:
I . Trắc nghiệm (2,0 đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Hành động nào không biểu hiện tính trung thực:
A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra. 
B. Dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.
C. Trả lại của rơi nhặt được. 
D. Bao che khi bạn mắc lỗi.
Câu 2: Trọng đạo là coi trọng và làm theo
A. Những đạo lý mà thầy cô dạy bảo. 
B. Tất cả mọi điều thầy cô nói.
C. Những gì thầy cô đề ra. 
D. Điều kiện thầy cô đặt ra.
Câu 3: “Biểu hiện” của lối sống giản dị là:
A. Sống phù hợp với điều kiện bản thân. 
B. Sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội.
C. Không xa hoa, lãng phí, cầu kỳ, kiểu cách. 
D. Sống phù hợp với điều kiện của gia đình.
Câu 4: Câu tục ngữ nào sau đây nói về đức tính tự trọng:
A. Cây ngay không sợ chết đứng. B. Giâý rách phải giữ lấy lề.
C. Vàng thật không sợ lửa. D. Ăn ngay nói thẳng.
II. Tự luận (8,0 đ) 
Câu 5: Thế nào là yêu thương con người? Nêu một vài câu ca dao, tục ngữ minh họa? (2đ)
Câu 6: Thế nào là đoàn kết, tương trợ ? Ý nghĩa của tinh thần đoàn kết tương trợ? (2đ)
Câu 7: Hãy nêu 4 hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo ở học sinh? (2đ)
Câu 8: Em hãy nhận xét về những hành vi sau:
- Mẹ bạn Hải bị ốm, Nam biết tin liền rủ các bạn cùng lớp đến thăm và chăm sóc.
- Bé Thuý ở nhà một mình chẳng may bị ngã, Long ở gần nhà thấy vậy đã sang băng bó vết thương và mời thầy thuốc khám cho em.
- Vân bị ốm một tuần, cả lớp cử Hạnh chép vài bài và giảng bài cho Vân, nhưng Hạnh từ chối vì Vân không phải là bạn thân của mình. 
III. Đáp án và thang điểm: 
A . Trắc nghiệm (2,0đ) Mỗi ý đúng 0,5đ
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
D
A.
C
B
B. Tự luận (8,0 đ) 
Câu 5: 
- Là quan tâm giúp đỡ người khác.Làm những điều tốt đẹp. Giúp người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.( 1 đ)
- Kể một vài câu ca dao, tục ngữ minh họa (1 đ)
Câu 6: 
* Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ bằng việc làm cụ thể, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn.(1 đ)
* ý nghĩa:(1 đ)
- giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với những người xung quanh và được mọi người sẽ yêu tquí giúp đỡ ta.
- Tạp nên sức mạnh vượt qua khó khăn.
- Đoàn kết tương trợ là truyền thống quí báu của dân tộc ta.
- Tinh thần tập thể, đoàn kết, hợp quần.
- Sức mạnh, đoàn kết, nhất trí, đảm bảo mọi thắng lợi thành công. Câu thơ trên của Bác Hồ đã được dân gian hoá thành một câu ca dao có giá trị tư tưởng về đạo đức cách mạng.
Câu 7: Nêu được 4 hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo ở học sinh( 2 đ)
Câu 8:
- Hành vi của Nam, Long và Hồng là thể hiện lòng yêu thương con người. (1 đ)
- Hành vi của bạn Hạnh là không có lòng yêu thương con người. Lòng yêu thương con người không được phân biệt đối xử. (1 đ)
Giáo viên lên lớp: Nguyễn Tất Thắng
Giảng:
Lớp
Tiết
Ngày 
Sĩ số
Vắng
7
7
Tiết: 10
Bài 8: KHOAN DUNG
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu
- Thế nào là khoan dung và thấy đó là một phẩm chất đạo đức cao đẹp.
- Hiểu ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để trở thành người có lòng khoan dung.
2. Kỹ năng: Biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tế nhị với mọi người. Sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn.
3. Thái độ: HS quan tâm và tôn trọng mọi người, không mặc cảm, không định kiến hẹp hòi.
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục:
	- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử.
	- Kĩ năng giao tiếp, tư duy phê phán.
	- Kĩ năng trình bày suy nghĩ.
C. Các phương pháp dạy học tích cực:
	Thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, đóng vai, xử lí tình huống.
D. Chuẩn bị::
	- SGK, SGV, GDCD7.
- Tình huống và việc làm thể hiện lòng khoan dung.
- Giấy khỏ to, bút dạ.
- Đồ dùng chơi sắm vai.
Đ. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào nội dung bài mới.
3. Bài mới:
a. Khám phá:
b. Kết nối: 
Hoạt động 1: 
- GV: Nêu tình huống : ( Ghi trên bảng phụ).
“ Hoa và Hà học cùng trường, nhà ở cạnh nhau. Hoa học giỏi được bạn bè yêu mến. Hà ghen tức và thường hay nói xấu Hoa với mọi người. Nếu là Hoa, em sẽ cư xử như thế nào đối với Hà”.
- HS trả lời:
- GV: Từ tình huống trên, dẫn dắt HS vào bài mới.
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu bài
- GV: Hướng dẫn HS đọc truyện bằng phân vai.
- GV: Hướng dẫn HS thảo luận lớp theo câu hỏi.
- Câu 1: Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào?
- Câu 2: Cô giáo Vân đã có việc làm như thế nào trước thái độ của Khôi?
- GV: Tiếp tục nêu câu hỏi cho HS trả lời và chấm điểm.
Câu 3: Vì sao bạn Khôi lại có sự thay đổi đó?
- Câu 4: Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ của cô giáo Vân?
- Câu 5: Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên?
- Câu 6: Theo em, đặc điểm của lòng KD là gì?
 Thảo luận nhóm phát 
triển cách ứng xử thể hiện lòng khoan dung.
a. Vì sao cần phải biết lắng nghe và chấp nhập ý kiến của người khác?
b. Làm thế nào để có thể hợp tác nhiều hơn với các bạn trong việc thực hiện nhiệm vụ ở lớp,trường?
c. Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm, hoặc xung đột?
d. Khi bạn có KĐ, ta nên xử sự như thế nào?
- HS đọc truyện theo vai.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm 1 trả lời.
- Đại diện nhóm 2 trả lời.
- Đại diện nhóm 3 trả lời.
- Đại diện nhóm 1 trả lời.
- Đại diện nhóm 2 trả lời.
- Đại diện nhóm 3 trả lời.
- Đại diện nhóm 1 trả lời.
- Đại diện nhóm 2 trả lời.
- Đại diện nhóm 3 trả lời.
- Đại diện nhóm 1 trả lời.
I. Truyện đọc: Hãy tha lỗi cho em
1. Thái độ của Khôi
- Lúc đầu: đứng dậy, nói to.
- Về sau: Chứng kiến cô tập viết. Cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nghèn nghẹn, xin cô tha lỗi.
2. Cô Vân:
- Đứng lặng người, mắt chớp, mặt đỏ rồi tái dần, rơi phấn, xin lỗi học sinh.
- Cô tập viết.
- Tha lỗi cho học sinh.
3. Khôi có sự thay đổi đó là vì:
 Khôi đã chứng kiến cảnh cô Vân tập viết. Biết được nguyên nhân vì sao cô viết khó khăn như vậy.
4. Nhận xét: Cô Vân kiên trì, có tấm lòng khoan dung, độ lượng và tha thứ.
5. Bài học: Qua câu chuyện:
- Không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét người khác.
Cần biết chấp nhận và tha thứ cho người khác.
6. Đặc điểm của lòng khoan dung:
- Biết lắng nghe để hiểu người khác.
- Biết tha thứ cho người khác.
- Không chấp nhặt, không tho bạo	
- Không định kiến, không hẹp hòi khi nhận xét người khác.
- Luôn tôn trọng và chấp nhận người khác.
a. Cần phải biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác vì: Có như vậy mới không hiểu lầm, không gây sự bất hoà, không đối xử nghiệt ngã với nhau. Tin tưởng và thông cảm với nhau, sống chân thành và cởi mở hơn. Đây chính là bước đầu hướng tới lòng khoan dung.
b. Muốn hợp tác với bạn: Tin vào bạn, chân thành cởi mở với bạn, lắng nghe ý kiến, chấp nhập ý kiến đúng, góp ý chân thành, không ghen ghét, định kiến, đoàn kết, thân ái với bạn.
c. Khi có sự bất đồng, hiểu lầm hoặc xung đột: Phải ngăn cản, tìm hiểu nguyên nhân, giải thích, tạo điều kiện, giảng hoà.
d. Khi bạn có khuyết điểm:
- Tìm nguyên nhân, giải thích, thuyết phục, góp ý với bạn.
- Tha thứ và thông cảm với bạn.
- Không định kiến.	
HĐ 2: Nội dung bài học
Câu 1: Đặc điểm của lòng khoan dung?
Câu 2: Ý nghĩa của khoa dung?
3. Cách rèn luyện lòng khoan dung?
- GV: Hướng dẫn học sinh giải thích câu tục ngữ “ Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”.
GV: Chốt vấn đề theo 3 nội dung trên.
- HS trả lời
- Một em trả lời
- Suy nghĩ trả lời
- HS nghe ghi chép.
1. Khoan dung: có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
2. Ý nghĩa: Khoan dung là một đức tính quý báu của con người, người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
3. Cách rèn luyện: Chúng ta hãy sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.
- Khi người khác đã biết lỗi và sửa lỗi thì ta nên tha thứ, chấp nhận và đối xử tử tế.
- SGK.
HĐ 3: Luyện Tập
GV: Nêu yêu cầu sắm vai trong tình huống:
Cách ứng xử trong quan hệ bạn bè thể hiện lòng khoan dung.
GV: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 6 đến 8 em.
Các nhóm xây dựng tình huống, xây dựng kịch bản, phân vai diễn.
GV: Gọi 3 nhóm lên trình bày
HS: Dưới lớp nhận xét các cách ứng xử, bình chọn cách ứng xử hay nhất
III. Bài tập
1. Em hãy kể 1 việc làm thể hiện lòng khoan dung của em. Một việc làm của em thiếu khoan dung đối với bạn.
2. Làm ý b ( SGK tr 25)
3. Chơi sắm vai.
4. Củng cố dặn dò:
- GV hệ thống lại những ý chính trong bài.
- Căn dặn học sinh về nhà làm bài tập và chuẩn bị tiếp bài tiếp theo.
Giáo viên lên lớp: Nguyễn Tất Thắng
Giảng:
Lớp
Tiết
Ngày 
Sĩ số
Vắng
7
7
Tiết 11
Bài 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.
- Mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống.
- Bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng gia đình văn hoá.
2. Kỹ năng.
- HS biết giữ gìn danh dự gia đình.
- Tránh xa thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội.
- Có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hoá.
3. Thái độ:
Hình thành ở học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình và mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn hoá, văn m

File đính kèm:

  • docGAGDCD 7 KI I 3 COT.doc