Giáo án giáo dục công dân 7 bài 8: Khoan dung

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Về kiến thức.

 - Hiểu được thế nào là khoan dung.

 - Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung.

 - Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung.

 2. Về kĩ năng.

 - Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh.

 3. Về thái độ.

 - Khoan dung, độ lượng với mọi người; phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người.

* Các nội dung lồng ghép:

 - Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh: Tấm gương khoan dung của Bác Hồ: Bác thông cảm và tha thứ cho người có lỗi lầm, biết hối cải.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung.

- Kĩ năng tư duy, phê phán đối với hành vi khoan dung hoặc thiếu khoan dung.

- Kĩ năng giao tiếp / ứng xử; kĩ năng thể hiện sự cảm thông / chia sẻ; kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong những tình huống liên quan đến phẩm chất khoan dung.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TIẾT HỌC:

- Thảo luận nhóm.

- Trình bày 1 phút.

- Phân tích tình huống.

- Đóng vai.

 

docx8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 26774 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục công dân 7 bài 8: Khoan dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lắng nghe để hiểu người khác
Biết tha thứ cho người khác.
Không chấp nhặt, không thô bạo.
Không định kiến, không hẹp hòi khi nhận xét người khác.
Luôn tôn trọng và chấp nhận người khác.
? Vì sao cần phải biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác ?
 - Có như vậy mới không hiểu lầm, không gây sự bất hoà, không đối xử nghiệt ngã với nhau. Tin tưởng và thông cảm với nhau, sống chân thành và cởi mở hơn. Đây chính là bước đầu hướng tới lòng khoan dung.
? Hãy nêu những biểu hiện của khoan dung?
- Ôn tồn, thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa lỗi.
- Tha thứ khi người khác đã biết lỗi và sửa lỗi.
- Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ.
- Công bằng, vô tư khi nhận xét người khác,…
 Tích hợp đạo đức Hồ Chí Minh: Lòng nhân ái của Bác Hồ đối với tù binh Pháp ở Mặt trận Biên giới 1950: Bác đã chỉ thị phải cứu chữa tận tình cho thương binh địch, không được để tù binh thiếu ăn trong lúc thuốc men lương thực ta không hề dư dật. Bác chỉ thị cho Bộ chỉ huy chiến dịch thông báo cho phía Pháp rằng tựa sẽ trao trả tất cả số tù binh bị thương tại Thất Khê,….
? Lòng khoan dung có ý nghĩa như thế nào?
- Đối với cá nhân: Khoan dung là một đức tính quý báu. Người có lòng khoan dung được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. 
- Đối với xã hội: Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống xã hội và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
? Với ý nghĩa to lớn đó em phải rèn luyện lòng khoan dung bằng cách nào?
- Sống cởi mở, gần gũi, tôn trọng mọi người.
- Cư xử với mọi người chân thành, rộng lượng, biết thông cảm và tha thứ, biết tự kiềm chế bản thân, không đối xử thô bạo, không chấp nhặt, không định kiến hẹp hòi.
- Nghiêm khắc với bản thân, dũng cảm nhận và sửa lỗi, không tìm cách đổ lỗi cho người khác.
- Có thái độ công bằng, vô tư,…
? Làm thế nào để có thể hợp tác hơn với các bạn ở lớp ở trường ?
- Tin vào bạn, chân thành, cởi mở với bạn, lắng nghe ý kiến, chấp nhận ý kiến đúng, góp ý chân thành, không ghen ghét, định kiến, đoàn kết, thân ái với bạn.
? Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm, hoặc xung đột ?
 - Khi có sự bất đồng phải ngăn cản, tìm hiểu nguyên nhân, giải thích, tạo điều kiện, giảng hoà.
? Khi biết bạn có khuyết điểm, ta nên xử sự như thế nào ?
- Tìm hiểu nguyên nhân, giải thích, thuyết phục, góp ý với bạn.
- Tha thứ và thông cảm với bạn.
- Không định kiến.
* Hs có 3 phút suy nghĩ nêu những cách rèn luyện cụ thể về lòng khoan dung.
? Để có lòng khoan dung với mọi người bản thân em sẽ làm gì?
Hs nêu ý kiến.
Gv nhận xét, bổ sung và chốt ý ghi bảng.
Hoạt động 3: Bài tập.
 Rèn kĩ năng tư duy, phê phán đối với hành vi khoan dung hoặc thiếu khoan dung; Kĩ năng giao tiếp / ứng xử; kĩ năng thể hiện sự cảm thông / chia sẻ; kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong những tình huống liên quan đến phẩm chất khoan dung bằng các bài tập.
Cho hs thảo luận nhóm làm các bài tập 
 Trình bày trước lớp, cùng góp ý, nhận xét và ghi vào vở.
I. Bài học: 
1. Thế nào là khoan dung?
 Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
 - Tôn trọng người khác là tôn trọng cá tính, sở thích, thói quen, mọi sự khác biệt ở họ…, là thái độ công bằng, vô tư, không định kiến hẹp hòi; không đối xử nghiệt ngã, gay gắt.
 - Khoan dung không có nghĩa là bỏ qua những việc làm sai trái và những người cố tình làm điều sai trái, cũng không phải là sự nhẫn nhục.
2. Biểu hiện:
- Ôn tồn, thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa lỗi.
- Tha thứ khi người khác đã biết lỗi và sửa lỗi.
- Nhường nhịn bạn bè, em nhỏ.
- Công bằng, vô tư khi nhận xét người khác,…
3. Vì sao phải có lòng khoan dung?
 - Đối với cá nhân: Khoan dung là một đức tính quý báu. Người có lòng khoan dung được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. 
- Đối với xã hội: Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống xã hội và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
4. Cách rèn luyện:
- Phải có lòng vị tha và đức hy sinh với mọi người.
- Biết tha thứ cho những người mắc sai lầm, tạo cơ hội để trở thành một công dân tốt.
- Không vì lợi ích cá nhân mà định kiến người khác.
II. Bài tập: 
Bài a/25
 Khi em mải đi chơi không làm công việc nhà, mẹ em về chỉ nhắc nhở mà không la em.
Bài b/25 Những biểu hiện:
Đáp án: 1, 3, 5, 7
Bài c/26.
Thái độ và hành vi của Lan là sai. Lan chưa biết tha lỗi cho bạn không có lòng khoan dung lại còn trả đũa bạn. Hành vi và thái độ đó rất đáng chê trách.
Bài d/26.
 Nếu là Trung trong tình huống đó, em sẽ đứng lên và từ tốn hỏi bạn lí do xô vào mình. Và sẽ tha lỗi cho bạn nếu bạn xin lỗi, không nổi cáu, quát mắng, khó chịu với bạn.
3 . Hướng dẫn học tập ở nhà:
 - HS đọc lại nội dung bài học.
 - Học bài, làm bài đ/26, xem trước bài 9.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………	 
 **********************************
Ngày soạn: 12.10.2013 Ngày dạy: 28.10.2013
Tuần 11 Tiết 11
 Bài 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 1. Về kiến thức.
 - Kể được những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa
 - Hiểu được ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa.
 - Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa.
 2. Về kĩ năng.
 - Phân biệt được các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình.
 - Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa.
 - Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử, lối sống ở gia đình.
3. Về thái độ.
 - Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa.
 - Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa.
* Các nội dung lồng ghép:
Lồng ghép An toàn giao thông: Hành vi tham gia giao thông có văn hóa.
Lồng ghép môi trường: các hành vi bảo vệ môi trường của một gia đình văn hóa.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về biểu hiện và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.
Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề về vai trò của trẻ em – HS trong gia đình.
Kĩ năng quản lí thời gian; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia các công việc gia đình.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TIẾT HỌC:
Động não.
Thảo luận nhóm.
Khăn trải bàn.
Tranh luận.
Đóng vai.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1. Thầy: SGK, SGV, giáo án, bảng da.
 2. Trò: vở ghi, bảng nhóm.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 * Mục tiêu: Kiểm tra bài: Khoan dung.
 * Câu hỏi: a. Thế nào là lòng khoan dung?
 b. Nêu cách xử sự sau: + Bạn vô tình đổ mực vào tập + Bạn cố tình đổ lỗi cho mình.
 * Đáp án:
 a. Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.(5đ)
 b. Khi bạn vô tình đổ mực vào tập em sẽ bình tĩnh xem xét nguyên nhân và chấp nhận lời xin lỗi của bạn. (2đ)
 Khi bạn cố tình đổ lỗi cho mình em sẽ không tực giận cãi vã với bạn mà bình tĩnh tìm hướng giải quyết tốt nhất, chỉ ra cho bạn thấy đó không phải là lỗi của mình. (3đ)
2. Bài mới: 
 Tối thứ bảy, cả gia đình Mai đang vui vẻ trò chuyện sau bữa cơm tối thì bác tổ trưởng tổ dân phố đến chơi. Bố mẹ vui vẻ mời bác ngồi, Mai lễ phép chào bác. Sau một hồi trò chuyện, bác đứng lên đưa cho mẹ Mai giấy chứng nhận gia đình văn hoá và dặn dò, nhắc nhở gia đình Mai cố gắng giữ vững… Khi bác tổ trưởng ra về, Mai vội hỏi mẹ : Mẹ ơi, gia đình văn hoá có nghĩa là gì hả mẹ. Mẹ Mai cười.
 Để giúp Mai và các em hiểu thế nào là gia đình văn hóa. Hôm nay cô trò chúng ta cùng đi vào bài.
* Trình tự các hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc.
Hs đọc truyện: “Một gia đình văn hóa”.
Thảo luận nhóm theo những câu hỏi sau :
? Gia đình cô Hoa có mấy người ? Thuộc mô hình gia đình như thế nào ?
- Gồm 3 người.Thuộc mô hình gia đình nhỏ - hai thế hệ.
? Đời sống tinh thần của gia đình cô Mai ra sao ?
- Mọi người chia sẻ lẫn nhau.
 - Đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, đẹp mắt.
- Không khí gia đình đầm ấm, vui vẻ.
 - Mọi người trong gia đình biết chia sẻ buồn vui cùng nhau.
- Đọc sách báo, trao đổi chuyên môn.
- Tú ngồi học bài.
- Cô chú là chiến sĩ thi đua, Tú là học sinh giỏi.
 - Tích cực xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư.
? Gia đình cô Mai đối xử như thế nào với bà con hàng xóm láng giềng ?
- Cô chú quan tâm giúp đỡ lối xóm.
- Tận tình giúp đỡ người ốm đau, bệnh tật.
? Gia đình cô đã làm tốt nhiệm vụ công dân như thế nào ?
 -Vận động bà con làm vệ sinh môi trường.
 - Chống các tệ nạn xã hội.
GV chốt : gia đình cô Hoa đã đạt gia đình văn hoá.
HS thảo luận 
? Tiêu chuẩn đạt gia đình văn hoá?
Xây dựng kế hoạch hoá gia đình.
Xây dựng gia đình hoà thuận, tiến bộ, hạnh phúc, sinh hoạt văn hoá lành mạnh.
Đoàn kết với cộng đồng.
Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
? Liên hệ tình hình địa phương và nêu ví dụ minh hoạ?
Thảo luận các tình huống sau :
1. Gia đình bác Ân là cán bộ công chức về hưu, nhà tuy nghèo nhưng mọi người rất yêu thương nhau. Con cái ngoan ngoãn chăm học, chăm làm. Gia đình bác luôn thực hiện tốt bổn phận của công nhân.
 - Gia đình bác Ân không giàu nhưng vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc.
2. Cô chú Hùng là gia đình giàu có. Chú làm giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn. Cô là kế toán cho một công ty xuất nhập khẩu. Do cô chú mải làm ăn, không quan tâm đúng mức đến con cái nên chúng mắc phải thói hư tật xấu như bỏ học, đua đòi bạn bè. Gia đình

File đính kèm:

  • docxtuần 10-11.docx