Giáo án giáo dục công dân 6 tuần 5 tiết 5: Tôn trọng kỉ luật

I/ Mục tiêu bài học:

 1/ Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật.

 2/ Kĩ năng: HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức, thái độ tôn trọng kỉ luật.Có khả năng chống lại các biểu hiện vi phạm pháp luật.

 3/ Thái độ: HS biết rèn luyện kỉ luật và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

*Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục:KN tư duy phê phán,đánh giá,phân tích ,so sánh

 II/ Chuẩn bị của GV và HS.

 1/ Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tình huống, tấm gương thực hiện tốt kỉ luật.

 2/ Học sinh: Xem trước nội dung bài học.

 III/ Tiến trình lên lớp:

 1/ Kiểm tra bài cũ: (15 phút).

2/ Bài mới.

 a) Đặt vấn đề : Theo em chuyện gì sẽ xãy ra nếu:

 - Trong nhà trường không có tiếng trống quy định giờ vào học, giờ chơi.

 - Trong cuộc họp không có người chủ toạ.

 - Ra đường mọi người không tuân theo quy tắc giao thông.

 b) Triển khai bài

HOẠT ĐỘNG 1 TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8355 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục công dân 6 tuần 5 tiết 5: Tôn trọng kỉ luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Ngày soạn:04/09/2013
Tiết 5
BÀI 5: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
	I/ Mục tiêu bài học:
	1/ Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật.
	2/ Kĩ năng: HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức, thái độ tôn trọng kỉ luật.Có khả năng chống lại các biểu hiện vi phạm pháp luật.
	3/ Thái độ: HS biết rèn luyện kỉ luật và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
*Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục:KN tư duy phê phán,đánh giá,phân tích ,so sánh
	II/ Chuẩn bị của GV và HS.
	1/ Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tình huống, tấm gương thực hiện tốt kỉ luật...
	2/ Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
	III/ Tiến trình lên lớp:
	1/ Kiểm tra bài cũ: (15 phút).
2/ Bài mới. 
	a) Đặt vấn đề : Theo em chuyện gì sẽ xãy ra nếu:
	- Trong nhà trường không có tiếng trống quy định giờ vào học, giờ chơi....
	- Trong cuộc họp không có người chủ toạ.
	- Ra đường mọi người không tuân theo quy tắc giao thông...
	b) Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG 1 TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Cho HS đọc truyện trong SGK “ Giữ luật lệ chung”
Hướng dẫn học sinh cách đọc 
GV: Nêu câu hỏi:
? Bác Hồ đã tôn trọng những quy định chung như thế nào?
- Bỏ dép trước khi bước vào chùa
- Bác đi theo sự hướng dẫn của các vị sư.
- Bác đến mỗi gian thờ thấp hương.
- Bác chấp hành tín hiệu đèn GT
- Bác nói: “ Phải gương mẫu, chấp hành luật lệ GT”
GV :Dù ở cương vị chủ tịch nước nhưng Bác Hồ luôn tôn trọng nội quy quy định chung 
1. Tìm hiểu truyện đọc:
”Giữ luật lệ chung”
HĐ 2 TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế.
HS: Tự nói về mình đã tôn trọng kỷ luật như thế nào ở trong gia đình, nhà trường, xã hội ?
- ở gia đình : Ngủ dậy đúng giờ.
+ Đồ đạc để ngăn nắp, đúng nơi quy định.
+ Đi học và về nhà đúng giờ.
+ Hoàn thành công việc gia đình giao cho 
- ở nhà trường :
+ Vào lớp đúng giờ, trật tự nghe giảng bài, làm đủ bài tập, mặc đồng phục.
+ Đi giày dép có quai hậu.
+ Không vứt rác, vẽ bậy lên bàn...
- Ngoài xã hội : Thực hiện nếp sống văn minh, không hút thuốc lá, giữ gìn TT chung, đoàn kết, Bảo vệ môi trường- AT GT- Bảo vệ của công.
GV: Qua các việc làm cụ thể của các bạn đã thực hiện tôn trọng kỷ luật , các em có nhận xét gì?
- Việc tôn trọng kỷ luật là tự mình thực hiện quy định chung
? Phạm vi thực hiện thế nào?
Thực hiện mọi lúc, mọi nơi
? Theo em kỷ luật là gì?.
? Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
? Em hãy lấy ví dụ về hành vi không tự giác thực hiện kỷ luật.
- Tham gia sinh hoạt Đội một cách bắt buộc.
- Thấy tín hiệu đèn đỏ dừng lại vì sợ moi người chê trách.
GV:Tôn trọng kỷ luật là cơ sở để hướng tới tôn trọng pháp luật
Gv: Trái với tôn trọng lỉ luật là gì? Cho ví dụ
- Vô kỷ luật:nói chuyện ,làm việc riêng trong giờ học,trốn tiết....
Gv: Nêu lợi ích của việc tôn trọng kỉ luật?.
- Giúp cho gia đình, nhà trường xã hội có kỉ cương, nề nếp, đem lại lợi ích cho mọi người và giúp XH tiến bộ.
 Gv: Kỉ luật có làm cho con người bị gò bó, mất tự do không? Vì sao?.
- Các hoạt động của tập thể, cộng đồng được thực hiện nghiêm túc, thống nhất và có hiệu quả.
- Thực hiện tốt nội quy trường, lớp, thực hiện tốt luật ATGT
Gv: Hãy kể những việc làm thiếu tôn trọng kỉ luật và hậu quả của nó?.
 Phân tích mở rộng nội dung khái niệm.
 Gv: Phân tích những điểm khác nhau giữa Đạo đức, kỉ luật và pháp luật. Mối quan hệ, sự cần thiết của Đạo đức, kỉ luật và pháp luật
- Những quy đinh, nội quy của kỷ luật là do nhà trường, cơ quan và các tổ chức xã hội đề ra, còn pháp luật là quy định chung do nhà nước đề ra. 
- GV:Trong cuộc sống, cá nhân và tập thể có mối quan hệ gắn bó với nhau. Đó là sự bảo đảm công việc, quyền lợi chung và riêng với nhau. Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi con người phải có ý thức kỷ luật cao.
2. Nội dung bài học
a) Khái niệm :
 - Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc;chấp hành mọi sự phân công của tập thể,cơ quan ,doanh nghiệp...
b. Ý nghĩa:
- Gia đình, nhà trường, xã hội sẽ có nề nếp, kỷ cương
- Gia đình, nhà trường, xã hội ...ổn định và phát triển
- Tính kỷ luật mang lại quyền lợi cho con người.
- Tính kỷ luật giúp chúng ta vui vẻ, thanh thản và yên tâm học tập, lao động và vui chơi, giải trí
HĐ 3: HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
Gv: Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK.
Bài tập b:
BT: Trong những câu thành ngữ sau, câu nào nói về tôn trọng kỉ luật:
1. đất có lề, quê có thói.
2. Nước có vua, chùa có bụt.
3. Ăn có chừng, chơi có độ.
4. Ao có bờ, sông có bến.
5. Dột từ nóc dột xuống.
6. Nhập gia tuỳ tục.
7. Phép vua thua lệ làng.
8. Bề trên ăn ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa. 
3. Luyện tập.
Bài tập b
 Không . Vì tôn trọng kỷ luật là chấp hành những qui định chung trong mọi tình huống đó chính là bước đầu sống tuân theo pháp luật mà pháp luật là do nhà nước đặt ra để quản lý xã hội tất cả mọi người phải tuân theo nhằm làm cho xã hội có trật tự, kỷ cương.
BT:Hành vi thể hiện tính kỷ luật: 2,6,7
4/ Củng cố,dặn dò: 
- Yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài .
- Học bài, làm các bài tập còn lại ở sgk
- Học kỹ bài cũ 
- Xem trước bài 6.
+ Đọc nội dung bài
+ xem bài tập
+ sưu tầm ca dao tục ngữ,truyện đọc
IV.Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT5.doc