Giáo án giáo dục công dân 6 tuần 25 tiết 25: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

HS hiểu và nắm vững được những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.

2. Kỹ năng

- Phân biệt được đâu là hành vi vi phạm pháp luật và đâu là những hành vi thể hiện việc thực hiện tốt quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.

- Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật, xâm phạm bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.

3. Thái độ:

- HS có ý thức thực hiện quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- SGK,SGV GDCD 6

- Hiến pháp năm 2013 ( điều 21)

- Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1999 ( điều 125)

- Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2003 ( điều 140- 144)

 2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

III. Tiến trình bài dạy:

 1. Ổn định tổ chức(1’)

 2. Kiểm tra bài cũ(5’)

 Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau đây: (Khoanh tròn vào ý đúng)

1. Đến nhà bạn để mượn truyện nhưng không ai có nhà

a. Đợi bạn về rồi mượn

b. Chấp nhận ra về để dịp khác mượn

c. Cả a và b

2. Nhà hàng xóm không có ai ở nhà, nhưng lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà, có thể là một cái gì đó bị cháy.

a. Em phải cấp báo cho cơ quan chức năng

b. Em báo cho những người hàng xóm giúp đỡ để dập tắt đám cháy

c. Bảo vệ tài sản cho gia đình nhà hàng xóm

d. Cả 3 ý trên

- Học sinh trả lời: 1 – c

 2 – d

- GV nhận xét và đưa ra đáp án

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9804 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục công dân 6 tuần 25 tiết 25: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
- Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật, xâm phạm bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.
3. Thái độ:
- HS có ý thức thực hiện quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 
- SGK,SGV GDCD 6
- Hiến pháp năm 2013 ( điều 21)
- Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1999 ( điều 125)
- Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2003 ( điều 140- 144)
	2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III. Tiến trình bài dạy:
	1. Ổn định tổ chức(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ(5’) 
	Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau đây: (Khoanh tròn vào ý đúng)
Đến nhà bạn để mượn truyện nhưng không ai có nhà
Đợi bạn về rồi mượn
Chấp nhận ra về để dịp khác mượn
Cả a và b
Nhà hàng xóm không có ai ở nhà, nhưng lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà, có thể là một cái gì đó bị cháy.
Em phải cấp báo cho cơ quan chức năng
Em báo cho những người hàng xóm giúp đỡ để dập tắt đám cháy
Bảo vệ tài sản cho gia đình nhà hàng xóm
Cả 3 ý trên
Học sinh trả lời: 1 – c
 2 – d
GV nhận xét và đưa ra đáp án
? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình và của người khác?
- HS trả lời :+ Chúng ta cần phải có ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời phải tự bảo vệ chỗ ở của mình.
 + Phê phán, tố cáo những người xâm phạm chỗ ở của người khác
GV nhận xét.
3. Bài mới: 
*/Giới thiệu bài (3’)
- GV cho HS xem bài hát Anh quân bưu vui tính
- HS xem
- GV giới thiệu vào bài
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS tìm hiểu tình huống (9’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV cho HS sắm vai phần tình huống
- Cho HS thảo luận nhóm (3’)
Nhóm 1: Theo em, Phượng có thể đọc thư của Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao?
 Nhóm 2: Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc thư xong dán lại rồi mới đưa cho Hiền không? 
Nhóm 3: Nếu là Loan em sẽ làm thế nào?
Nhận xét,kết luận
? Qua tình huống trên giúp em rút ra bài học gì? 
Chuyển ý
1.Tình huống 
- HS sắm vai
- HS thảo luận nhóm
-Trình bày
- Nhận xét,bổ xung
Nhóm 1- Phượng không thể đọc thư Hiền vì đó không phải thư của Phượng
-Dù Hiền là bạn thân nhưng không được sự đồng ý của Hiền cũng không được đọc
Nhóm 2
 - Em không đồng ý.Vì như thế là lừa dối bạn ,là không chấp nhận được.Và giải pháp đó đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.
Nhóm 3- Nếu là Loan em sẽ
+ Giải thích để bạn hiểu là không được đọc thư của Hiền khi chưa được Hiền đồng ý
+ Nếu cứ cố tình đọc là vi phạm pháp luật về quyền công dân 
- Bài học: không được tự ý bóc thư và đọc trộm thư của của người khác
Hoạt động 2 Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học (15’)
Tìm hiểu thư tín, điện tín:
-GV:Việc bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín rất quan trọng đúng không các em?Vậy thư tín, điện thoại ,điện tín là gì?Chúng ta cùng tìm hiểu
- GV đưa ra 1 phong bì thư
-GV chỉ vào địa chỉ người nhận yêu cầu HS đọc
GV chỉ vào con tem và hỏi HS đó là gì?
-GV: Đây là thư tín. Vậy thư tín là gì?
-GV cho HS xem giao diện trang thư điện tử
? Đây có phải là thư tín không?
Đây cũng được gọi là thư tín, mặc dù không được chuyển qua bưu điện mà chuyển qua mạng Internet dưới sự kiểm soát của an ninh mạng
Thư điện tử có ưu điểm là gửi rất nhiều hình thức dưới dạng văn bản, âm nhạc, hình ảnh, đoạn phim…….mà chỉ trong vài giây ngắn nên rất tiện dụng
-GV giới thiệu điện thoại ,điện tín: Điện tín là những bức điện thông báo, điện chuyển tiền, điện hoa….được gửi qua đường bưu điện
? Người nhà các em đã được nhận tiền từ một người ở xa gửi về qua đường bưu điện chưa? Đấy là 1 hình thức điện tín
-GV cho HS xem bức điện hoa và nói. Đây là 1 hình thức điện tín. Ngày nay, khi người dân được nâng cao chất lượng cuộc sống thì dịch vụ điện hoa là một trong những dịch vụ được sử dụng rộng rãi
-GV cho HS xem video bức điện khẩn của ban phòng chống lụt bão gửi tới các địa phương 
? Đây có thể gọi là điện tín không?
Kết luận:Thư tín,điện thoại,điện tín là phương tiện dùng để thăm hỏi, trao đổi tin tức, bàn bạc công việc .v.v...
=> Vô cùng quan trọng trong đời sống riêng tư của con người
Chuyển ý
-Yêu cầu HS đọc phần a trong Nội dung bài học?
Vậy là quyền được đảm bảo an toàn và bí mật là của ai? 
? Và quyền này được quy định ở đâu?
-GV trình chiếu điều 21 Hiến pháp cho HS quan sát và yêu cầu HS đọc
Kết luận
-Yêu cầu HS đọc phần b trong Nội dung bài học?
? Vậy quyền này nghĩa là gì ?
Kết luận và yêu cầu HS đọc lại nội dung vừa tìm hiểu
Chuyển ý
- GV yêu cầu học sinh đọc và làm bài tập
? Em không đồng ý với hành vi nào sau đây?
Nhặt được thư của bạn trong lớp đem trả lại 
Đọc trộm thư của bạn 
Nghe trộm điện thoại của người khác 
Tự ý thu giữ thư tín của người khác
Phê bình bạn Hương đọc thư của bạn Lan 
Đọc thư của bạn rồi đi nói lại cho các bạn khác biết 
Những hành vi này là những hành vi vi phạm pháp luật 
Yêu cầu HS nhắc lại
Chuyển ý
-GV trình chiếu điều 125 bộ luật Hình sự năm 1999
Yêu cầu HS quan sát và đọc
? Vậy khi vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý như thế nào ?
? Có mấy hình thức phạt ?
Kết luận:Ngoài ra, việc xử lý hành vi xâm phạm bí mật thư tín còn được quy định tại Nghị định 58/2011 (có hiệu lực ngày 1-9-2011). 
? Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín…của HS trường ta và của mọi người ở địa phương? 
Chuyển ý
? Chúng ta cần phải làm gì để đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín?
Kết luận,chuyển ý
2.Nội dung bài học:
- HS đọc
- Đây là con tem có dấu của bưu điện
- Chưa bị mở
- Thư tín là thư được gửi qua đường bưu điện
HS xem
- Có
- HS xem video
- Đây không thể gọi là điện tín vì bức điện khẩn này là bức điện thông báo cho mọi người dân trên toàn quốc, còn điện tín thì chỉ gửi cho một người và cần đảm bảo an toàn và bí mật.
HS đọc
- Là của công dân
a.Quyền của công dân
- Được quy định trong điều 21 Hiến pháp năm 2013 của nhà nước ta
HS quan sát và đọc
-Được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín
HS đọc
 - Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác
-Không được nghe trộm điện thoại
HS đọc
b.Những hành vi vi phạm
HS đọc
- Em không đồng ý với những hành vi 2, 3, 4, 6
HS đọc:
- Đọc trộm thư của bạn
- Nghe trộm điện thoại của người khác
- Tự ý thu giữ thư tín của người khác
- Đọc thư của bạn rồi nói lại cho người khác biết
 c. Biện pháp xử lí
- HS quan sát và đọc
-Bị phạt
Phạt cảnh cáo
Phạt tiền
Phạt cải tạo không giam giữ
- HS nhận xét
d.Trách nhiệm của công dân
- Có ý thức tôn trọng bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.
- Không được xâm phạm, chiếm đoạt thư tín, điện thoại, điện tín.
- Phê phán, ngăn chặn, tố cáo những hành vi xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín.
Hoạt động 3: Luyện tập ( 10’)
 GV đưa ra bài tập yêu cầu HS đọc
 Bài 1.Ông A có hành vi vi phạm pháp luật đang trong thời gian điều tra. Cơ quan điều tra đã phong toả tài sản, kiểm soát toàn bộ thư tín, điện thoại, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm của ông A.
- Hành động đó của cơ quan điều tra là đúng hay sai? Vì sao?
Vậy để biết là ai đúng, ai sai chúng ta cùng quan sát
- GV trình chiếu điều 140, điều 144 bộ luật tố tụng hình sự cho HS quan sát và yêu cầu hs đọc
? Vậy hành động đó của cơ quan điều tra là đúng hay sai?
Bài 2.Em sẽ làm gì khi nhặt được thư của người khác? 
Bài 3.Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại của người khác em sẽ làm gì?
Bài 4. Khi bố mẹ đi vắng làm thế nào để không bị thất lạc th, điện báo?
Bài 5.Làm bài tập a, b, c (trang 47) bằng cách vẽ bản đồ tư duy 
-GV nhận xét: 
? Qua tiết học hôm nay em rút ra bài học gì?
Kết luận toàn bài
3. Bài tập.
HS đọc
HS TL
HS quan sát và đọc
- Hành động của cơ quan điều tra là đúng vì:
Theo điều 140,144 Bộ luật tố tụng Hình sự. Khi cần phải thu thập những tài liệu hoặc đồ vật có liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện thoại, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm 
Bài 2: Tìm cách trả lại bức thư cho người được nhận thư
Bài 3: Nhắc nhở bạn không được làm như vậy.-Phân tích cho bạn hiểu làm như vậy là vi phạm pháp luật.-Nếu bạn vẫn không nghe có thể nhờ thầy giáo, cô giáo hoặc gia đình cùng phân tích để bạn hiểu ra. 
Bài 4.- Nên để vào nơi mà mọi người dễ nhìn thấy như: mặt bàn, nóc tivi hoặc nơi qui định của gia đình. - Đưa trực tiếp cho bố mẹ khi bố mẹ về nhà.
Bài 5.HS lên bảng vẽ 
-Chúng ta cần phải biết tôn trọng người khác. không tự ý bóc thư, đọc thư của người khác, biết tôn trọng cuộc sống riêng tư của bạn bè, người thân
4.Củng cố,dặn dò(5’)
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn’
- Học thuộc phần Nội dung bài học
- Làm hoàn thiện bài tập d trang 47
- Chuẩn bị nội dung các bài đã học để tiết sau thực hành ngoại khóa: Giaó dục bảo vệ môi trường
+ Tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường ở nước ta và địa phương
+Tìm hiểu tầm quan trọng của môi trường
Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt tuần 30
Ngày:
-GV thuyết trình
Mặc dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh nhưng anh quân bưu vẫn làm tốt công việc của mình là bảo đảm an toàn và

File đính kèm:

  • docT 30.doc