Giáo án giáo dục công dân 6 tuần 21 tiết 21: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Hiểu, nêu được thế nào là công dân; Căn cứ để xác định công dân của một nước.

- Bước đầu xác định được cơ bản những ai là công dân Viẹt Nam.

- Mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước.

 2. Ki năng:

- Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

3. Thái độ, tình cảm:

- Tự hào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Các kỹ năng sống cơ bản

- Kĩ năng tư duy phê phán

- Kĩ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin

- Kĩ năng diễn thuyết, trình bày vấn đề.

II . CHUẪN BỊ:

- GV: SGK, SGV,tình huống, các tài liệu liên quan.

- HS: Tìm hiểu trước bài học.

- Sử dụng kết hợp các PPDH: Thảo luận, động não, diễn giảng, nêu vấn đề.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.

1. Ổn định tổ chức( 1’)

2.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Câu hỏi: Theo em CƯ LHQ về quyền trẻ em có ý nghĩa như thế nào?

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9026 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục công dân 6 tuần 21 tiết 21: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thương, chăm sóc dạy dỗ do đó được phát triển đầy đủ.
- Với thế giới: TE là chủ nhân của thế giới tương lai, góp phần xây dựng 1 Tg văn minh tốt đẹp hơn.
3.Bài mới
Hoạt động 1:Tìm hiểu Tình huống( 7’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo tập thể tình huống SGKtheo yêu cầu:
1. Theo em bạn A-li- a nói như thế có đúng không? Vì sao?
2. Người nước ngoài đến Việt nam công tác, người nước ngoài làm ăn, sinh sống lâu dài ở VN có được xem là công dân VN hay không?
GV cung cấp những thông tin cần thiết giúp HS hiểu khái niệm về công dân
GV:Dưới chế độ phong kiến dân là thần dân, phải thờ vua, vâng lời quan, dân không có quyền
- Dưới thời thuộc Pháp, Mỹ, dân ta bị chúng coi là" dân bảo hộ"
GV. Có người cho rằng CD là chỉ những người làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp và phải từ 18 tuổi trở lên.Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?
? Các em có phải là một công dân không?
1.Tình huống
- A-li-a là công dân Việt Nam vì bạn ấy có bố là người VN( Nếu bố, mẹ chọn quốc tịch Việt nam cho A-li-a). 
->Khi nhà nước được độc lập, dân chủ người dân mới có địa vị là công dân.
Hoạt động 2. Tìm hiểu nôị dung bài học(19’)
? Theo em công dân là gì?
- GV tổng hợp ý kiến HS, thuyết trình thêm và hướng dẫn HS chốt khái niệm:
? Căn cứ để xác định công dân của mỗi nước là gì?
GV. Giải thích: Quốc tịch là dấu hiệu pháp lý, xác định mối quan hệ giữa một người dân cụ thể với một nhà nước, thể hiện sự thuộc về một nhà nước nhất định của một người dân.
+ Là ĐK bắt buộc ( phải có) để 1 người dân được hưởng các quyền và nghĩa vụ của công dân và được nhà nước bảo hộ.
+ một người dân mang QT nước nào thì được hưởng các quyền và nghĩa vụ CD theo PL nước đó quy định.
+ Là căn cứ để phân biệt CD của nước này với CD của nước khác và những người không phải là CD.
 ? Người nước ngoài đến Việt Nam công tác, có được coi là CD Việt Nam không? Vì sao?.
-Điều kiện để có Quốc tịch Việt Nam ?
- GV tiếp tục tổ chức cho HS thảo luận:
1. Theo em những trường hợp nào là công dân VN?
2. Căn cứ vào đâu để xác định?
3. Các trường hợp được xác định là người có QT VN được dựa trên nguyên tắc nào?...
- GV tổng hợp, nhận xét phân tích thêm và hướng dẫn HS chốt các ý cơ bản:
=>Bài tập chuyên tiếp: " Na-ta-sa năm nay 9 tuổi được sinh ra tại 
Mat-xit-cơ- va có mẹ là người Việt nam, bố là người Nga. Hỏi bạn ấy là công dân nước nào ? Vì sao?
Gv: Giải thích khái niệm về quyền và nghĩa vụ.
GV:Chia nhóm thảo luận: 
Nhóm 1: Nêu các quyền công dân mà em biết?(HP: 1992) 
GV: Nhận xét, chốt ý. 
Nhóm 2: Nêu nghĩa vụ của công dân đối với nhà nuớc? 
GV: Nhận xét, chốt ý.
Nhóm 3: Nêu các quyền của trẻ em? 
GV: Nhận xét chốt ý.	
Nhóm 4: Nêu nghĩa vụ của trẻ em? 
GV: Nhận xét chốt ý.
? Vì sao công phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình?
? em có suy nghĩ gì về nghĩa vụ học tập và trách nhiệm của người học sinh, người công dân đối với đất nước?
GV: Nhấn mạnh HS học tập và rèn luyện đạo đức. 
GV: Em hãy kể tên những người thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân? 
? Bæn phËn cña hs cta lµ g×? 
GV: Nhận xét, cho HS quan sát hình ảnh HS học giỏi, lao động giỏi.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC.
a .Khái niệm
- Công dân: là dân một nước độc lập, tự chủ.
- Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với công dân nước đó.
- Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam.
- Mọi người dân ở nước CHXHCNVN đều có quyền có quốc tịch VN.
- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN đều có quốc tịch VN.
- Người nước ngoài đến Việt Nam công tác, không được coi là CD Việt Nam
- Người nước ngoài đến làm ăn sinh sống lâi dài ở Việt Nam, tự nguyện tuân theo PL VN thì được coi là CD Việt Nam 
* Điều kiện để có Quốc tịch Việt Nam:
1. Mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có QTVN
2. Đối với công dân nước ngoài và người không có QT:
+ Đủ 18 tuổi; biết tiếng Việt; trú tại VN ít nhất 5 năm; tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam.
+ Là người có công lao đóng góp xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc VN
+ Là vợ, chồng, con, bố, mẹ ( kể cả con, bố , mẹ nuôi) 
3. Đối với trẻ em:
+ Có cha, mẹ là người VN
+ Sinh ra tại Việt Nam và xin thường trú tại VN
+ Tìm thấy trên lãnh thổ Vn, không rỏ cha, mẹ
3. Những đối tượng sau có QT VN:
 Mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có QTVN
+ Có cha, mẹ là người VN
+ Sinh ra tại Việt Nam và xin thường trú tại VN
+ Tìm thấy trên lãnh thổ Vn, không rõ cha, mẹ
HS: Thảo luận và trình bày kết qủa.
- Quyền học tập, nghiên cứu khoa học, bảo vệ sức khoẻ, tự do đi lại,quyền bất khả xâm phạm về thân thể … 
- Nghĩa vụ học tập, bảo vệ tổ quốc, tham gia xây dựng, phát triển đất nước, đóng thuế và lao động công ích.… 
- Quyền sống còn, bảo vệ, phát triển, tham gia. 
- Nghĩa vụ: yêu tổ quốc, vâng lời, kính trọng ông bà, cha mẹ…
- Vì đã là công dân Việt Nam thì được hưởng các quyền công dân mà pháp luật quy định. Đồng thời thực hiện nghĩa vụ của công dân với nhà nước. Có như vậy quyền công dân mới được đảm bảo.
HS: Cố gắng phấn đấu học tập, lao động, rèn luyện để xây dựng đất nước…. 
3. Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân: 
- CD Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước CHXHCNVN.
- Nhà nước CHXHCNVN bảo vệ và đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CD theo quy định của PL.
4. Bổn phận của trẻ em: 
- Cố gắng học tập tốt để nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất, đạo đức để trở thành người công dân hữu ích cho đất nước.
- Góp phần xây dựng tổ quốc VN ngày một phồn thịnh hơn.
- Những tấm gương đạt giải qua các kỳ thi đã trở thành niềm tự hào, đem lại vinh quang cho đất nước.
Hoạt động 3:Hướng dẫn luyện tập (8’)
Luyện tập
 - GV hướng dẫn HS làm bài tập a,b sách giáo khoa và hướng dẫn HS thảo luận, trả lời câu hỏi: 
1. Theo em những ai là công dân Việt Nam? 
2. Việc được xác định là công dân Việt nam có ý nghĩa như thế nào? 
3. Người nước ngoài đến Việt nam công tác, người nước ngoài làm ăn, sinh sống lâu dài ở VN có được xem là công dân VN hay không?
GV kiểm tra HS thông qua các câu hỏi:
1. Bản thân em là công dân nước nào? Căn cứ vào đâu để khẳng định? 
2. Trẻ em nói chung được xác lập quốc tịch từ khi nào? 
3.Bài tập
Bài tập a
1.Mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có QTVN
+ Có cha, mẹ là người VN
+ Sinh ra tại Việt Nam và xin thường trú tại VN
+ Tìm thấy trên lãnh thổ Vn, không rõ cha, mẹ
Bài tập b) Hoa là công dân VN vì Hoa sinh ra và lớn lên ở VN. Gia đình Hoa thường trú tại VN đã lâu.
3. Củng cố,dặn dò (5’)
- GV giới thiệu khái quát về Luật quốc tịch Việt nam. 
+ Công bố ngày 13-11-2008. 
+ Có hiệu lực ngày 1-07-2009. 
+ Các nội dung cơ bản: Gồm 6 chương 44 điều:
CHƯƠNG I. Những quy định chung ( 12 điều)
CHƯƠNG II. CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM (13 điều từ điều 13-25). Gồm 3 mục
CHƯƠNG III. MẤT QUỐC TỊCH VIỆT NAM (9 điều,từ 26-34)
CHƯƠNG IV. THAY ĐỔI QUỐC TỊCH CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ CỦA CON NUÔI (3 điều, từ 35-37)
CHƯƠNG V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VỀ QUỐC TỊCH(4 điều từ đ38-41)
CHƯƠNG VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH (3 điều, từ đ42-44) 
- GV nhấn mạnh các trường hợp là công dân Việt nam:
* NHỮNG CAN CỨ ĐỂ XÁ ĐỊNH CÔNG DÂN VIỆT NAM.
Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam
1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam. 
Điều 14. Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam 
Người được xác định có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây:
1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này;
2. Được nhập quốc tịch Việt Nam;
3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam;
4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này;
5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 15. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam  
Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. 
Điều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam 
1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. 
2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam. 
Điều 17. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch 
1. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. 
Điều 18. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam 
1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em quy định tại khoản 1 Điều này chưa đủ 15 tuổi không còn quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài;
b) Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài. 
- GV kiểm tra HS thông qua các câu hỏi:
1.Việc nhà nước quy định cho công dân các quyền và nghĩa vụ cơ bản nói lên điều gì?
2. Em sẽ làm gì để xứng đáng vớ

File đính kèm:

  • docT 21.doc