Giáo án Giáo án lĩnh vực phát triển ngôn ngữ chủ đề : gia đình : truyện 3 cô gái
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên câu chuyện “Ba cô gái”, biết tên các nhân vật trong truyện: Bà mẹ; 3 cô con gái
- Trẻ biết tính cách các nhân vật, bước đầu hiểu nội dung câu chuyện: Cô út thương yêu mẹ, cô cả và cô hai không biết quan tâm, chăm sóc mẹ.
2. Kỹ năng
- Qua giờ học rèn cho trẻ một số kỹ năng như: phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn cho trẻ nói đủ câu, đủ ý, trẻ trả lời được các câu hỏi theo nội dung câu chuyện, phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển trí tưởng tượng và cảm thụ âm nhạc. Hát múa nhịp nhàng bài ”Bàn tay mẹ”; Kĩ năng chia sẻ cảm xúc; Kĩ năng đặt tên truyện
3. Thái độ
- Cháu yêu thích môn văn học, hứng thú trong giờ học, chăm chú nghe cô kể truyện
- Trẻ cảm nhận được tình yêu thương mà mẹ dành cho mình. Biết thể hiện tình cảm và chia sẻ cảm xúc của mình dành cho mẹ.
II. CHUẨN BỊ
1. Địa điểm : Học trong lớp.
2. Đội hình: Ngồi xúm xít quanh cô; Ngồi trên ghế hình chữ u.
3. Xây dựng môi trường học tập: Xây dựng môi trường lớp phù hợp với chủ đề Gia đình; Góc tạo hình có các bức tranh vẽ các nhân vật chưa tô màu; Góc Văn học bổ sung Truyện tranh; Sa bàn quay; Rối tay truyện “Ba cô gái”
4. Giọng kể: Giọng bà mẹ dịu dàng, yếu ớt; Giọng chị cả ngạc nhiên, phân trần; Giọng cô út hoảng hốt, tất tưởi thể hiện sự lo lắng. Giọng Sóc khi báo tin thì hối hả; lo âu và giận giữ khi chị cả, chị hai không về thăm mẹ ngay nhưng rất nhẹ nhàng, vui vẻ khi cô út hiếu thảo.
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Chủ đề : Gia đình Đề tài: Truyện 3 cô gái Loại tiết: Đa số trẻ chưa biết Đối tượng dạy : Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi Số lượng: 20-25 trẻ. Thời gian dạy : 30-35 phút Người soạn: Vũ Thị Kim Oanh 1. Kiến thức - Trẻ biết tên câu chuyện “Ba cô gái”, biết tên các nhân vật trong truyện: Bà mẹ; 3 cô con gái - Trẻ biết tính cách các nhân vật, bước đầu hiểu nội dung câu chuyện: Cô út thương yêu mẹ, cô cả và cô hai không biết quan tâm, chăm sóc mẹ. 2. Kỹ năng - Qua giờ học rèn cho trẻ một số kỹ năng như: phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn cho trẻ nói đủ câu, đủ ý, trẻ trả lời được các câu hỏi theo nội dung câu chuyện, phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Phát triển trí tưởng tượng và cảm thụ âm nhạc. Hát múa nhịp nhàng bài ”Bàn tay mẹ”; Kĩ năng chia sẻ cảm xúc; Kĩ năng đặt tên truyện 3. Thái độ - Cháu yêu thích môn văn học, hứng thú trong giờ học, chăm chú nghe cô kể truyện - Trẻ cảm nhận được tình yêu thương mà mẹ dành cho mình. Biết thể hiện tình cảm và chia sẻ cảm xúc của mình dành cho mẹ. II. CHUẨN BỊ 1. Địa điểm : Học trong lớp. 2. Đội hình: Ngồi xúm xít quanh cô; Ngồi trên ghế hình chữ u. 3. Xây dựng môi trường học tập: Xây dựng môi trường lớp phù hợp với chủ đề Gia đình; Góc tạo hình có các bức tranh vẽ các nhân vật chưa tô màu; Góc Văn học bổ sung Truyện tranh; Sa bàn quay; Rối tay truyện “Ba cô gái” 4. Giọng kể: Giọng bà mẹ dịu dàng, yếu ớt; Giọng chị cả ngạc nhiên, phân trần; Giọng cô út hoảng hốt, tất tưởi thể hiện sự lo lắng. Giọng Sóc khi báo tin thì hối hả; lo âu và giận giữ khi chị cả, chị hai không về thăm mẹ ngay nhưng rất nhẹ nhàng, vui vẻ khi cô út hiếu thảo. 5. Đồ dùng dạy học: - Sa bàn rối tay, băng ghi âm, các con rối - Máy chiếu - PowerPonint có các cảnh truyện Ba cô gái: Slide 1: Hình ảnh các nhân vật trong truyện tại gia đình 3 cô gái Slide 1: Bà lão chống gậy đang đưa thư cho sóc Slide 2: Nhà cô cả; Cô cả đang cọ châu; Sóc; rùa Slide 3: Nhà cô hai; cô hai đang xe chỉ; Con sóc và con nhện Slide 4: Nhà cô út; cô út đang hái hoa quả; sóc vui vẻ đứng bên cạnh - Đàn organ ghi âm bài: Bàn tay mẹ, nhạc không lời III. Cách tiến hành Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức Cô tổ chức cho trẻ hát bài “Bàn tay mẹ” Các con vừa hát bài hát gì? Đôi bàn tay của mẹ đã làm gì để chăm sóc các con? Còn các con đã làm gì để mẹ vui lòng? Có một câu truyện rất hay nói về tình cảm và sự chăm sóc của các con dành cho mẹ Các con hãy cùng lắng nghe và đặt tên cho câu truyện cô kể nhé! Trẻ hát múa theo nhạc Trẻ trò chuyện cùng cô 2. Nội dung chính: a. Kể truyện cho trẻ nghe - Cô kể lần 1: Cô kể diễn cảm kết hợp với cử chỉ nét mặt, điệu bộ (Kể trên nền nhạc) + C¸c con ®Æt tªn cho c©u chuyÖn nµy lµ g×? - Cô giới thiệu cuốn sách truyện: Ba cô gái và đọc tên truyện cho trẻ nghe. Cho cả lớp đọc tên truyện cùng cô + Bà mẹ sinh được mấy cô con gái? Cô khái quát: Bà mẹ sinh được ba cô con gái rất xinh đẹp. Xin mời các con về ghế ngồi và cùng cô đến thăm gia đình Ba cô gái với cô nhé - Cô kể lần 2: Cô kể diễn cảm kết hợp với trình chiếu PowerPoint Trẻ ngồi xúm xít quanh cô nghe cô kể truyện. - Trẻ đặt tên truyện Trẻ đọc tên truyện “Ba cô gái” Trẻ trả lời theo ý hiểu Trẻ về ghế ngồi nghe cô kể truyện b. Đàm thoại trích dẫn: (Sử dụng slide minh họa) - Các con vừa được nghe câu chuyện gì? - Truyện “Ba cô gái” có những nhân vật nào? - Bà mẹ đối với các con như thế nào? Trích dẫn : “ Ngày xưa.... đẹp như chăm rằm” ( Chiếu Slide 1) - Khi các con gái đi lấy chồng chuyện gì đã xảy ra với bà mẹ? Bà đã nhờ ai đi báo tin cho các con gái? Kể trích dẫn: “Từ tiếp.....về thăm ta ngay sóc nhé” ( Trình chiếu Slide 2) - Nghe tin mẹ ốm chị cả có về thăm mẹ không? Tại sao? Trích dẫn: “ Sóc vâng lời.....biến thành con rùa bò vào rừng” ( Trình chiếu Slide 3 - Còn chị Hai thì sao? Chị có về thăm mẹ không? Trích dẫn: “Sóc đến nhà chị Hai.....suốt đời xe chỉ” ( Trình chiếu Slide 4) - Nghe tin mẹ ốm cô út đã làm gì? Trích dẫn “ Sóc đến nhà cô gái Út......đi thăm mẹ ngay” - Truyện Ba cô gái Trẻ nói theo ý hiểu Bà rất yêu thương chăm sóc các con Bà mẹ bị ốm và nhờ Sóc đưa thư Không vì chị còn bận cọ chậu Không vì chị hai còn bận xe chỉ Cô hốt hoảng và về thăm mẹ ngay c. Giáo dục Trong ba cô gái con yêu quí ai nhất? Vì sao? - Còn các con khi mẹ ốm các con sẽ làm gì? -> Cô gái Út là một người con hiếu thảo rất yêu thương mẹ nên đã được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Còn các con những em bé ngoan đã biết yêu thương chăm sóc mẹ , biết làm cho mẹ vui cô tin rằng mẹ các con sẽ rất hạnh phúc và ngày càng yêu các con nhiều hơn. Trẻ trả lời theo cảm nhận Trẻ trả lời d. Củng cố Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì? Câu chuyện này đã được chuyển thể thành một vở kịch rối rất hay. Các con cùng đón xem nhé! Cô diễn rối cho trẻ xem Trẻ nhắc lại tên truyện 3. Kết thúc tiết học Cô nhận xét chung, khen động viên trẻ. Cô giới thiệu các đồ chơi mới liên quan đến câu truyện trong các góc tạo hình; sách truyện: Tranh các nhân vật trong truyện cho trẻ tô màu; các con rối để trẻ tập đóng kịch. Khuyến khích trẻ về các nhóm chơi trong giờ hoạt động góc Trẻ trò chuyện cùng cô
File đính kèm:
- Giao an Ba co Gai.doc