Giáo án giảng dạy Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới thực vật

I. Đón trẻ + Thể dục sáng:

1. Yêu cầu:

- Trao đổi với phụ huynh, nắm tình hình của trẻ.

- Trẻ tự biết chào cất cặp, dép lên kệ gọn gàng, ngăn nắp.

- Trẻ lễ phép chào ba mẹ và cô trước khi vào lớp.

- Trẻ biết tập các động tác thể dục theo cô.

- Trẻ tập đều và đúng các động tác của bài tập phát triển chung.

2. Chuẩn bị:

- Lớp học gọn gàng, sạch sẽ

- Sân tập của trẻ thoáng mát

- Trang phục trẻ và cô gọn gàng thoải mái.

3. Tiến hành:

- Cô đến lớp sớm 15 phút để thong thoáng phòng

- 1 cô đón trẻ, 1 cô chuẩn bị đồ dùng cho trẻ chuẩn bị ra sân tập thể dục

- Cô đón trẻ vào lớp, tươi cười, vui vẻ, niềm nở, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.

- Phụ huynh gửi thuốc cho trẻ và ghi đầy đủ thông tin vào sổ để cô cho trẻ uống thuốc.

- Khi trẻ đến đầy đủ, cô cho trẻ cung nhau ra sân tập thể dục với cô.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm nổi bật, lợi ích của một số loại rau , củ, quả.
Phát triển vận động cơ bản cho trẻ.
Cũng cố vốn từ cho trẻ.
Rèn luyện phản xạ nhanh với tín hiệu.
Chuẩn bị:
Rau củ, quả bằng vật thật
Sân chơi sạch sẽ
Lô tô về các loại quả
Tiến hành:
Cho trẻ quan sát tranh ảnh có xung quanh lớp.
Con biết các loại rau, củ, quả nào?
Dẫn trẻ ra sân, cho trẻ quan sát rau, củ, quả bằng vật thật.
Ăn rau, củ, quả đó có vị như thế nào?
Hình dáng ra sao?
Rau ấy ăn sống hay được nấu chín?
Nhà các con có trồng rau không? Là những loại rau nào?
Các loại rau, củ, quả cung cấp chất gì?
Cho trẻ nhận xét về đặc điểm nổi bật của những loại rau, củ, quả đó.
Các con làm gì để chăm sóc và bảo vệ chúng?
Cho trẻ chơi trò chơi vận động “ô tô và chim sẻ”. Giải thích cách chơi, luật chơi, phân vai chơi, quan sát và nhận xét trẻ chơi.
Cho trẻ chơi trò chơi tự do. Cô bao quát trẻ chơi.
Kết thúc: nhận xét giờ chơi, cũng cố kiến thức.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: KỂ CHUYỆN “QUẢ BẦU TIÊN”
 (Loại 1)
Yêu cầu:
Trẻ hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện
Trẻ nắm được trình tự và diễn biến câu chuyện: người hiền lành thì được hưởng phước, người tham lam thì bị trừng trị.
Nắm được các tiến trình và hành động của nhân vật, bước đầu trẻ biết kể chuyện cùng cô.
Trẻ thể hiện cảm xúc, biết lắng nghe cô kể chuyện.
Phát triển khả năng tưởng tượng, suy đoán và ngôn ngữ mạch lạc.
Giáo dục trẻ yêu quay và chăm sóc con vật, sống thật thà siêng năng và chăm chỉ, biết cách chăm sóc cây cối.
Chuẩn bị:
Giáo án, tranh PowerPoint
Tích hợp:	Âm nhạc: Bầu bí thương nhau
MTXQ, LQVT, Thể dục.
Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú
Cho trẻ hát bài “bầu bí thương nhau”
Lớp mình vừa hát bài hát gì?
Các con có biết quả bầu, quả bí không?
Dùng để làm gì?
Bầu, bí thuộc nhóm rau ăn gì?
Ai có thể đứng lên kể một số loại rau ăn quả mà con biết?
Để có những loại rau qua quả vừa kể chúng ta phải làm gì?
Cô cũng có một quả bầu rất to, rất lạ, bên trong có rất nhiều vàng bạc, châu báu. Các con có biết tại sao không? Bây giờ các con hãy lắng nghe co kể câu chuyện này sẽ rõ nha!
Giới thiệu câu chuyện “Quả Bầu Tiên”
Hoạt động 2: Kể chuyện.
Cô kể diễn cảm một lần kết hợp với cử chỉ
Cô vừa kể chuyện gì?
Trong câu chuyện nói về gì?
Bầu là loại rau ăn gì?
Tóm tắt chuyện: Chuyện kể về cậu bé hiền lành, tốt bụng, biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh nên đã được sống xung sướng. Còn lão nhà giàu gian ác, tham lam, nên đã bị trường phạt thích đáng
Cô kể diễn cảm lần 2, kết hợp xem tranh minh họa. (tranh PowerPoint)
Đàm thoại, giảng giải nội dung, từ khó, trích dẫn:
Các con vừa được nghe câu chuyện gì?
Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
Theo con cậu bé là người như thế nào?
Việc làm nào của cậu bé cho ta thấy cậu bé là người tốt?
Mùa thu đến cậu bé nói gì với chim én?
Cho cả lớp bắt chước giọng cậu bé khi nói chuyện vơi én con
“Hối hả”: đàn chim én đang bay rất nhanh và vội vã để tìm nơi tránh rét
“Chấp chơi”: cả đàn én đang bay, có những con bay cao, những con bay thấp hơn.
Cậu bé tốt bụng đã cứu sống én con, cậu chăm sóc, băng bó vết thương cho én con. Hki mùa thu đến, cậu bé bảo én con bay đi theo đàn để tránh rét, mùa xuân đến hãy trở về với cậu.
Kể 1 đoạn: “Ngày xửa, ngày xưa nhưng nó không thể nào quên chú bé được”
Mùa xuân về chim én mang gì về cho cậu bé?
Cậu bé đã làm gì với hạt bầu đó? (cho trẻ làm động tác Gieo hạt)
Khi cậu bé bổ quả bầu ra thì chuyện gì đã xảy ra?
Các con biết tại sao cậu bé lại được quả bầu tiên ấy không?
Cậu bé rất tốt bụng, đã không quản ngại nguy hiểm và vất vả cứu én con, chăm sóc cho én con khỏi đau. Khi theo đàn tránh rét, én con đã không quen ơn cậu bé và trả ơn cậu bằng hạt bầu tiên khi mùa xuân về khi biết được trong quả bầu tiên có nhiều vàng bạc châu báu, cậu bé đã mang tặng những người xung quanh mình.
Kể đoạn 2: “Mùa xuân tươi đẹp đã tới châu báu và thức ăn ngon nữa”
Lão địa chủ đã làm gì để có hạt bầu tiên?
Khi ném én con lên trời lão đã nói gì với én?
Vì sao lão địa chủ bị rắn cắn chết?
Vậy tên địa chủ là người như thế nào?
Lão địa chủ là người độc ác, để có quả bầu tiên ông ta đã nhẫn tâm bắt én con, bẻ gãy cánh và ra vẻ thương xót. Lúc én con chưa lành hẳn, thì lão bắt én con phải tìm hạt bầu tiên về cho lão. Vì thế khi quay về, én cũng tặng cho lão một hạt bầu tiên. Khi mổ quả ra thì chỉ thấy toàn rắn rết. lão địa chủ đã bị trừng phạt thích đáng
Kể đoạn cuối: “Lão địa chủ trong vùng địa chủ tham lam độc ác”
Cô viết tên truyện lên bảng, cô đọc, trẻ đọc
Tên truyện có mấy tiếng?
Gạch chân chữ cái đã được học?
Trong câu truyện con yêu ai? Ghét ai? Vì sao?
Giáo dục trẻ phải sống hiền lành, thật thà, yêu thương và biết giúp đỡ người xng quanh, siêng năng lao động, ghét cái xấu, cái ác ai giúp đỡ mình thì phải biết cảm ơn, trả ơn người đã giúp đỡ mình
Cô kể tóm tắt chuyện lấn 3.
Dạy trẻ kể lại chuyện
Lần 1: Hướng dẫn trẻ kể chuyện theo tranh.
Lần 2: cô cho trẻ kể theo kiểu phân vai, cho trẻ nhập vai.
Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh hơn”
Chia trẻ thành 4 tổ. cho 2 tổ lên chơi trước, 2 tổ còn lại cổ vũ cho tổ bạn. mỗi trẻ ở 2 tổ chạy theo đường zíc-zắc lên lấy 1 quả bầu hoặc 1 quả bí chạy về tổ mình. Tổ nào lấy nhiều bầu hoặc bí hơn sẽ là tổ thắng cuộc
Hoạt động 4: kết thúc, nhận xét.
Kết thúc: co nhận xét và tuyên dương trẻ
Cho trẻ hát : Bầu bí thương nhau.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Góc hoạt động
Nội dung hoạt động
Yêu cầu
Chuẩn bị
Góc phân vai
Chơi gia đình, bữa ăn hằng ngày, bán các loại rau, củ, quả
Góc nội trợ: pha nước tắc
- trẻ biết thể hiện vai chơi: bán hang và mua hang, biết lấy đúng hàng
- biết nói những lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc
- trẻ biết vai chơi của mình, cùng nhau chơi, biết phối hợp các hành động chơi 1 cách nhịp nhàng.
- sưu tầm các loại nguyện liệu hoa qua, rau tươi về các loại rau quả
- của hang bán các loại rau quả
- đồ chơi nấu ăn, đồ chơi gia đình
Góc xây dựng
Xây dựng vườn rau của bé
Ô tô chở rau quả đi bán
- Trẻ biết sử dụng các nguyên liệu khác nhau để xây dựng vườn rau theo trí tưởng tượng
- Biết trang trí quanh mô hình cho đẹp mắt
- vật liệu để xây: gạch, các khối gỗ (nếu có), thảm cỏ, rau củ quả
Góc thiên nhiên
Gieo hạt, theo dõi sự phát triển của rau.
- Trẻ nắm được quá trình phát triển của cây từ hạt
Tưới nước chăm sóc cây
-Chọn một góc ở ngoài hiên cho trẻ gieo hạt
Góc học tập
Tô màu các bức tranh chưa hoàn chỉnh về rau, củ quả
Xem tranh ảnh về các loại rau củ quả
Đọc thơ, chuyện về các loại rau củ quả
Trò chơi kitmat
Đọc sách, truyện
- Trẻ tô màu theo ý thích một số bức tranh chưa hoàn chỉnh, đẹp và không lem ra ngoài.
- Qua xem tranh ảnh giúp trẻ nhận biết, phân biệt được một số loại rau, củ, quả. Và biết lợi ích của chúng
- Biết kể câu chuyện do trẻ tự nghĩ ra về các loại hoa 
- Trẻ biết lật giở từng trang từ đầu đến cuối
- Giấy, bút màu, bút chì cho trẻ
- Loto đôminô về các loại quả
- Một số tranh ảnh, sách, báo, chuyện về các loại rau quả
- Các nhóm đối tượng có số lượng 7, 8
Góc nghệ thuật
Tô màu, vẽ, nặn, xé, dán các loại rau củ quả
- Trẻ biết thể hiện và trẻ tự sáng tạo vận động như: múa, hát..
- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng tạo hình, để tạo thành bức tranh về rau quả
- Trẻ biết tô màu, in, xé, dán bức tranh về một số loại rau quả
- Chơi đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau
- Đất nặn, nhạc cụ âm nhạc
Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định
Cho trẻ hát bài “Quả gì”.
Đàm thoại với trẻ về bài hát:
Trong bài hát nói về những loại quả gì? (khế, mít)
Ngoài những loại quả trên các con còn biết những loại quả nào?
ở nhà các con có trồng rau không?
Trồng những loại rau gì?
Trước khi ăn rau hay quả ta phải làm sao?
Các loại quả thì đều cung cấp những chất gì? (vitamin và muối khoáng)
Khi ăn quả thì giúp cơ thể các con như thế nào? (lớn nhanh)
Giáo dục trẻ vệ sinh trước khi ăn, cho trẻ biết ăn nhiều rau xanh và trai cây rất tốt cho sức khỏe, giúp da vẻ hồng hào và thông minh, lớn nhanh.
Hoạt động 2: giới thiệu các góc chơi
Các con đang tìm hiểu về chủ đề gì?
Hôm nay cô và các con cung nhau khám phá về các loại rau quả nhé. Các con quan sát xem góc chơi nào có nhiều đồ chơi nhất? (góc xây dựng)
Góc xây dựng: xây vườn rau, cổng rào, trang trí vườn rau sao cho thật đẹp mắt.
Góc phân vai: trẻ chơi trò pha nước tắc cho mọi người, bán các loại rau quả, gạch xây hàng rào. Người bán hàng phải niềm nở, người mua hàng khi mua xong phải trả tiền.
Góc học tập: cho trẻ tô màu chữ “rau xanh”, xem tranh về các loại rau củ quả.
Góc nghệ thuật: cho trẻ tô màu, vẽ các loại rau củ quả mà trẻ thích.
Góc thiên nhiên: cho trẻ gieo hạt và theo dõi sự phát triển của nó.
Các con thích chơi góc nào thì về góc đó để chơi. Khi chơ với nhau các con phải chơi như thế nào?
Hoạt động 3: cho trẻ chơi
Trẻ về góc chơi, cô quan sát bao quát trẻ, điều hòa số trẻ chơi.
Trong quá trình chơi cô đến từng góc chơi quan sát trẻ chơi, nếu thấy trẻ chưa biết cách chơi, cô nhập vai chơi cùng trẻ hướng dẫn trẻ chơi.
Hoạt động 4: nhận xét
Gần hết giờ cô đến từng góc chơi để nhận xét. Nhận xét về nội dung chơi, hoạt động và vai chơi của trẻ, sản phẩm của trẻ, hướng dẫn trẻ chơi buổi sau tốt hơn. Nhắc trẻ cất đồ dung, đồ chơi đúng nơi quy định.
HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG VỆ SINH
Yêu cầu:
Trước khi ăn trẻ phải rửa tay sạch sẽ
Biết lau mặt sạch sẽ trước khi ăn trưa
Chuẩn bị:
Khăn lau mặt.
Xà phòng
Tiến hành:
Cô tập trung trẻ lại cho trẻ đứng thành hàng dọc hoặc đứng tự do rửa mặt, lấy khăn của mình lau mặt
Để thau đựng khăn dưới chân trẻ để trẻ lau mặt xong bỏ vào thau.
HOẠT ĐỘNG ĂN TRƯA
Yêu cầu:
Trẻ biết được bữa ăn rất quan trọng đối với cơ thể.
Trẻ biết mời cô, mời các bạn cùng ăn
Trẻ ngồi đúng tổ, đúng chỗ của mình, không làm rơi vãi cơm.
Chuẩn bị:
Khẩu trang cho cô
Đĩa đựng khăn, đĩa đựng cơm rơi vãi.
Tiến hành:
Cô cho trẻ ngồi vào đúng tổ mình
Cho các tổ trưởng lên lấy cơm cho tổ mình
Cho trẻ mời cô mời các bạn cùng ăn khi chia com đủ
Cô quan sát và nhắc nhở trẻ khi có trẻ ăn chậm hoặc lơ là
Trẻ ăn xong cô nhắc nhở trẻ đi uống nước, đánh răng, lau miệng và vào chuẩn bị ngủ trư

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_la_chu_de_the_gioi_thuc_vat.doc