Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Năm 2012

HỌP MẶT ĐÓN TRẺ

• Cô đón các cháu vào lớp, cho các cháu cất đồ dùng đúng nơi quy định, gọn gàng, ngăn nắp.

• Cô cho các cháu hát bài “Đố bạn”. Cô cùng trò chuyện với các cháu:

- Bài hát nói đến những con vật nào?

- Ngoài những con vật đó ra con còn biết tên những con vật nào sống trong rừng nữa kể cho cô nghe đi?

- Các con vật con vừa kể chúng có đặc điểm gì?

- Chúng sống ở đâu? Kiếm ăn bằng cách nào?

- Thức ăn của chúng là những loại thức ăn nào?

- Con vật nào là con vật quí hiếm?

- Con làm gì để bảo vệ chúng?

• Cô chuẩn bị các hoạt động trong ngày.

 

doc33 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Năm 2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tay vai 1: “Tay ñưa ra phía tröôùc gaäp tröôùc ngöïc”
{ Chaân 2: Ngoài khuîu goái
{ Buïng 2: Ñöùng quay ngöôøi sang 2 beân
{ Baät 1: Baät tieán veà phía tröôùc
3. Hồi tỉnh:
Troø chôi: “Ngöïa phi”
HOẠT ĐỘNG HỌC:
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: TRUYỆN “CHÚ DÊ ĐEN”
I. Mục đích - Yêu cầu:
Thích nghe cô kể chuyện, hiểu nội dung, nắm được tình huống phát triển của cốt truyện.
Hiểu và có thể diễn đạt tính cách nhân vật bằng ngôn ngữ, ngữ điệu giọng, hành động.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: biết dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt.
Phát triển trí tưởng tượng, suy đoán, mô hình hoá.
II. Chuẩn bị:
- Tranh truyện “chú dê đen”.
- Rối dê đen.
- Mô hình khu rừng.
- Bảng nỉ.
III. Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
1. Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu:
- Các con ơi! Hôm nay chúng ta cùng đi vào rừng tham quan nhé, các con có thích không?
- Được rồi, chúng ta cùng đi nào. Do đường vào rừng rất xa, chúng ta hãy cùng nhau múa hát để cho không cảm thấy mệt nha các con!
* Hát “Ta đi vào rừng xanh”. Đi vòng quanh lớp 1, 2 vòng.
- Các con ơi! Chúng ta đã vào đến rừng rồi. Ở đây này có hoa, có bạn thỏ, bạn sóc đang chơi đùa rất vui. Chúng ta đến xem các bạn ấy choi nhé!
* Rối “Dê đen”: - Chào cô giáo, hôm nay cô và các bạn đi đâu vào rừng thế?
- Chào dê đen! Hôm nay cô dẫn các bạn nhỏ tham quan khu rừng. Trong rừng có rất nhiều cảnh đẹp, có các bạn thú đang vui đùa rất vui. Thế sao dê đen không chơi cùng các bạn ấy?
- Thưa cô, hôm nay dê đen có hẹn dê trắng đi ăn cỏ mà sao không thấy bạn dê trắng đến, dê đen phải đi tìm dê trắng đây, vì dê đen sợ bạn dê trắng bị sói ăn thịt như bạn dê trắng lúc trước.
- Câu chuyện như thế nào? Tại sao bạn dê trắng ấy lại bị sói ăn thịt vậy dê đen.
- Các bạn nhỏ có muốn nghe dê đen kể câu chyện này không?
- Vậy thì các bạn hãy lắng nghe mình kể câu chuyện này nha!
- Dạ thích!
- Vừa hát vừa vận động theo nhạc, trẻ đi và ngồi vòng tròn.
- Dạ muốn!
2. Hoạt động 2: Bé nghe kể chuyện!
- Lần 1: Cô kể diễn cảm không sử dụng tranh 
+ Đoạn 1: “Có một chú dê trắng đang đi tớiSói cười vang rồi ăn thịt luôn chú Dê Trắng”
* Giọng Dê Trắng run sợ, yếu ớt và ngắt quãng.
* Giọng chó sói quát nạt khi nói với Dê Trắng.
- Các con thấy Dê Trắng đã như thế nào khi gặp Chó Sói?
- Thế các con đoán xem khi gặp Sói thì Dê Đen có run sợ không?
+ Đoạn 2: “Một chú Dê Đen cũng tới khu rừng Sói sợ quá vội vàng chuồn thẳng”.
* Giọng Dê Đen bình tĩnh, đanh thép
* Giọng Chó Sói với Dê Đen đầu tiên quát nạt, sau chuyển sang lo lắng, ngần ngừ, sợ sệt.
- Các con cho cô biết, cô vừa kể xong câu chuyện gì?
- Bây giờ cô sẽ kể lại câu chuyện này 1 lần nữa nha. Các con lắng nghe.
- Lần 2: Cô kể diễn cảm + Tranh.
- Dê Trắng nhút nhát, run sợ.
3. Hoạt động 3: Đàm thoại:
- Truyện cô vừa kể có những nhân vật nào?
- Dê trắng đi vào rừng để làm gì?
- Tại sao dê trắng lại bị chó sói ăn thịt?
- Tiếp theo Dê đen cũng đi vào rừng để ăn lá non và nước suối để uống. Dê đen đã gặp ai?
- Dê đen đã tỏ ra như thế nào khi gặp chó sói?
- Sói đã hỏi dê đen những gì?
- Thế dê đen trả lời Sói như thế nào?
- À! Đúng rồi! Vì dê đen dũng cảm, gan dạ nên đã đuổi được chó sói hung ác đi.
* Đặt tên truyện:
+ Cô cho trẻ đặt tên câu chuyện.
- Cô sẽ đặt tên cau chuyện này là “ Chú dê đen”
- Tên câu chuyện có bao nhiêu tiếng?
- Có bao nhiêu chữ cái?
- Những chữ cái nào các con đã học rồi? (Cô cho trẻ tìm chữ cái đã học.
4. Hoạt động 4: Trẻ kể lại chuyện:
* Cô cho trẻ về ngồi thành 3 vòng tròn và kể lại truyện.
* Cô kể lại câu chuyện 1 lần nữa.
- Dê trắng nhút nhát quá, vừa nghe Chó Sói quát nạt đã sợ chết khiếp nên dê trắng bị chó sói ăn thịt. Còn Dê đen thì thông minh và dũng cảm nên Chó Sói phải sợ chạy vào rừng. Các con thấy không, vì sự nhút nhát sợ sệt mà dê trắng đã bị Sói ăn thịt. Do vậy các con phải mạnh dạn, tự tin trong lời nói cũng như việc làm của mình.
* Nhận xét - cắm hoa.
- Dê Trắng, dê đen và Chó Sói.
- Đi tìm lá non để ăn và nước suối để uống.
- Vì dê trắng nhút nhát, run sợ.
- Gặp chó sói.
- Không sợ, sói tự tin dũng cảm tự tin trả lời Sói.
- Chân mày có gì?
- Đầu mày có gì?
- Trẻ trả lời.
- 3 tiếng.
- 8 chữ cái.
- Chữ c, u, ê, e, d, đ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên gọi, ích lợi và đặc điểm nổi bật về môi trường sống, về vận động của một số con vật sống trong rừng.
- Phát triển khả năng quan sát, so sánh nhận biết nhanh dấu hiệu đặc trưng của các con vật.
- Qua đó giáo dục trẻ biết bảo vệ con vật quí hiếm và bảo vệ môi trường
2. Chuẩn bị: 
- Tranh một số con vật sống trong rừng, con vật nuôi trong gia đình.
- Tranh ngôi nhà và khu rừng.
- Rổ đựng đồ chơi, hoa rời, đàn.
- Tranh phân nhóm, bút chì
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu.
* Lớp hát “Ta đi vào rừng xanh”
- Trong bài hát các con vừa hát gồm có các con vật nào?
- Để xem các con kể có đúng không, các con nhìn lên bảng nha!
- Đúng rồi! Vỗ tay khen lớp mình đi.
- Các con cho cô biết, những con vật nào sống ở đâu?
- À, voi, nai, gà rừng, chim là những động vật sống trong rừng. Ngoài những con vật này ra thì trong rừng còn có rất nhiều con vật khác nữa đó các con.
- Vậy thì hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu xem đó là những con vật gì nhé!
2. Hoạt động 2: Bé cùng khám phá!
- Cô đố! Cô đố!
“Con gì chúa tể rừng sâu,
Trung thu bé vẫn cầm đầu múa chơi?”
- Bạn nào biết gì về con sư tử nói cho cô và các bạn nghe đi.
- Sư tử là 1 con vật sống trong rừng, có 4 chân, đẻ con, có móng nhọn, có răng nanh, chúng sống riêng lẽ. Sư tử rất là dữ, nó ăn thịt những con vật khác nên được gọi là chúa tể sơn lâm.
- Trong rừng còn có 1 con vật cũng được tôn là chúa rừng nữa các con có biết đó là con vật gì không?
- Thế các con còn biết tên gọi nào khác để gọi con cọp không?
- Các con biết gì về con hổ kể cho cô nghe đi!
- Hổ cũng giống như sư tử, sống riêng lẽ và ăn thịt những con vật khác. Hổ cũng được tôn lên ngôi chúa rừng vì nó rất dữ.
- Tiếng cọp gầm như thế nào vậy các con?
- Nãy giờ chúng ta đã tìm hiểu được những con vật nào rồi nè?
- Đó là 2 con vật như thế nào?
- Sau đây cô sẽ giới thiệu cho các con 1 con vật nữa, con vật này rất to lớn nhưng không dữ như sư tử và cọp đâu. Đó là con vật: (Cô đưa tranh cho trẻ xem)
- Vậy bạn nào biết gì về con voi kể cho cô nghe đi!
- Voi là con vật rất to lớn, có vòi dài, voi dùng vòi của mình để lấy thức ăn, nước uống, có 2 ngà to, 2 tai to, 4 chân to, cái đuôi thì dài. Voi bước đi rất chậm nhưng rất khỏe. Các con đã thấy voi đã làm những việc gì để giúp cho con người nè?
- Voi sống theo đàn. Và khi có nguy hiểm cà đàn cùng kêu lên để báo động đó các con.
- Lắng nghe! Lắng nghe!
“Con gì to lớn, lông dày,
Dáng đi bệ vệ, mật ong chứa nhiều?”
- Vậy bạn nào biết gì về con gấu kể cho cô nghe đi!
- Gấu đầu nhỏ bụng to, thích ăn mật ong, có bộ lông dày, gấu biết leo trèo. Chúng sống riêng lẽ không sống theo đàn.
- Nãy giờ chúng ta đã tìm hiểu được những con vật nào rồi?
- Bao nhiêu con vật vậy các con?
* So sánh sư tử và voi:
+ Giống: Chúng đều có 4 chân, tự kiếm ăn, tự chăm sóc, sống trong rừng.
+ Khác: 
- Sư tử: Ăn thịt sống, là con vật dữ, sống riêng lẽ.
- Voi: Ăn mía, cỏ, là con vật hiền, sống theo đàn.
- Ngoài những con vật này ra, các con còn biết những con vật nào sống trong rừng nữa?
- Những con vật sống trong rừng, có con rất hiền cũng có con rất dữ Nhưng chúng rất là quí hiếm.
- Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ chúng?
3. Hoạt động 3: Trò chơi “Cáo và thỏ”
- Luật chơi: Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình.
Con thỏ nào chậm sẽ bị cáo bắt, và nếu nhầm hang thì sẽ ra ngoài một lần chơi.
- Cách chơi: Một cháu làm cáo ngồi ở góc lớp, số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ, chứ 1 trẻ làm thỏ thì 1 trẻ làm chuồng. Trẻ làm chuồng xếp thành vòng tròn. Yêu cầu các con thỏ phải nhớ chuồng của mình. Các con thỏ đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ 2 bàn tay lên đầu vẫy vẫy giống tai thỏ vừa đọc bài thơ:
“Trên bãi cỏ, chú thỏ con.
Tìm rau ăn, rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé, có cáo gian, đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé, chạy chho nhanh.
Kẻo cáo gian, tha đi mất”
Khi đọc hết bài thơ cáo xuất hiện “gừm, gừm” đuổi bắt thỏ. Nghe tie61ng1 cáo các con thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những con thỏ bị cáo bắt đều phải ra ngoài 1 lần chơi. Sau đó trẻ đổi vai chơi cho nhau.
- Nai, gà, voi, chim.
- Sống trong rừng.
- Con sư tử.
* Trẻ kể.
- Con cọp.
- Con hổ.
* Trẻ kể.
* Trẻ giả tiếng hổ gầm.
- Sư tử và hổ.
- Rất dữ
- Con voi
* Trẻ kể.
.
- Kéo gỗ, thồ hàng
- Nghe gì? Nghe gì?
* Trẻ kể.
- Voi, sư tử, gấu, khỉ, hổ.
- 5 con vật.
* Trẻ nhận xét.
* Trẻ kể
- Không săn bắn, không phá rừng.
* Trẻ chơi.
HOẠT ĐỘNG GÓC.
I/ Yêu cầu: 
Trẻ biết chơi các loại trò chơi tự nguyên hứng thú. Qua trò chơi trẻ biết thêm tên đời sống của một số con vật sống trong rừng.
Trẻ biết chơi một số nhóm chơi theo ý thích của mình, biết liên kết các nhóm chơi với nhau
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi cẩn thận , sạch sẽ. Giáo dục trẻ yêu quí các con vật, bảo vệ các con vật quí hiếm có nguy cơ bị tiệt chủng.
II/ Chuẩn bị:
Nghệ thuật: Giấy, đất nặn viết chì, viết màu và các vật liệu tự nhiên cho trẻ tạo hình, nhạc cụ cho trẻ hát múa về các bài hát.
Phân vai: Đồ dùng nấu ăn, đồ dùng bác sĩ, 
Xây dựng: Hàng rào, gạch, nhà, cổng, cây xanh .
Học tập: Tập tô, tranh đôminô, tranh ghép hình , 
III/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ.
1. Hoạt động 1: Ổn định – giới thiệu:
+ Cô cho các cháu hát bài “Đố bạn” và ngồi ở giữa lớp.
- Trong bài hát có nhắc đến những con vật nào?
- Con khỉ, hươu sao, voi, gấu là những con vật sống ở đâu?
- Ngoài khỉ, hươu sao, voi, gấu ra thì các con còn biết những con vật nào sống trong rừng nữa?
- À! Ngoài những con vật đó ra thì còn những con vật mà các con vừa kể nữa, tất cả đều sống trong rừng. Vậy những con vật này nó có đặc điểm gì vậy các con?
- À! Trong rừng thì có rất nhiều con vật thật là thú vị phải không các con? Tuần này cô sẽ cho các con chơi theo chủ đề mới, đố các con đó là chủ đề gì? 
- Chủ đề nhánh là?
- Các con nhì xem lớp mình có bao nhiêu góc chơi? 

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_choi_nam_2012.doc