Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Chủ điểm: Nước và các hiện tượng tự nhiên

NỘI DUNG GIÁO DỤC

I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1. Dinh dưỡng – Sức khỏe:

- Tên gọi các thực phẩm và các món ăn phù hợp trong mùa hè.

- Cách chế biến: nước giải khát mùa hè

- Phân biệt được 4 nhóm thực phẩm chính (chất béo, bột đường, chất đạm, vitamin)

- Tên gọi một số chất liệu vải: vải lụa, vải thun,.

- Sử dụng các trang phục phù hợp thời tiết để bảo vệ sức khỏe.

- Dạy trẻ phân biệt được nước bẩn, nước sạch.

- Dạy trẻ phân biệt được nơi nguy hiểm (Gần ao, hồ, sông, suối, vực, ổ điện.), chơi ở nơi sạch và an toàn.

 

doc37 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Chủ điểm: Nước và các hiện tượng tự nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chai, sự bay hơi, sự hòa tan...
2/Hình thành biểu tượng toán sơ đẳng;
- Các ngày trong tuần; ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai.
- Đo bóng nắng và so sánh sự khác nhau của chúng giữa các thời điểm trong ngày.
- Đong nước, và so sánh sự khác nhau của chúng giữa các thời điểm trong ngày.
- So sánh thể tích, hình dạng nước qua các vật chứa nó.
III/ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
 	Trẻ nghe và phân biệt những âm thanh trong thiên nhiên:tiếng mưa, tiếng gió thổi, sấm chớpvà bắt chước.
1/Làm qen chữ cái:
 - Trẻ nhận biết và phát âm được những chữ s-x, sao chép các từ, các câu đơn giản. Tô viết chữ S- X
 	- Tập trẻ âm các từ có chứa các âm gần giống nhau như: S-X, B-P, Tr-Ch, và các thanh điệu.
2/ Làm quen văn học:
 	- Các bài đồng giao: lúa ngô là cô đậu nành, ếch ở dưới ao, con công hay múa, chơi các trò chơi với chữ cái.
	-Thơ: 
 	+ Gió
 + Hạt mưa.
 	+ Cầu vòng 
	-Truyện: 
 	+ Sự tích ngày và đêm, 
 	+ Giọt nước tí xíu.
 	+ Sơn tinh thuỷ tinh.
IV/PHÁT TRIỂN THẨM MĨ:
1/ Tạo hình:
- Vẽ cảnh trời mưa.
- Vẽ các nguồn nước.
- vẽ cảnh mùa hè.
- Vẽ, xé, dán, cầu vòng, mưa bão..
- Vẽ, xé, dán, nặn các phương tiện giao thông dưới nước, 
- Làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu theo chủ đề.
2/ Âm nhạc:
 	-Dạy hát: 
 	+ Cho tôi đi làm mưa với 
 	+ Nắng sớm
 	+ Đếm sao, Mây và gió.
-Nghe hát : 
 + Mưa bóng mây
 + Mưa rơi
 	 + Bèo dạt mây trôi,
- Trò chơi âm nhạc: nghe câu hát đoán tên bài hát. Tìm từ cuối trong tên bài hát hay trong câu hát..
- Trẻ biết vận động nhịp nhàng phù hợp bài hát..
V/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI:
 	- Cô cùng trẻ trang trí sắp xếp lớp học, làm đồ chơi để tạo sự vui vẻ, cởi mở, mạnh dạn của trẻ trong sinh hoạt
 	- Phân công trực nhật, giao nhiệm vụ cho trẻ thực hiên theo nhóm
 - Xem tranh, ảnh trò chuyện về việc giữ gìn nguồn nước sạch, tiết kiệm nước sạch.
 - Xem phim, tranh ảnh..trò chuyện về cảnh thiên tai, lũ lụt...
 	- Cô tạo tình huống, gợi mở để trẻ biểu lộ tình cảm phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 CHUẨN BỊ
- Một số chậu đất , cát , sỏi, đá, nước, cây xanh.
- Phểu, ca, lọ trong suốt, lon  các loại để đo nước, một số chất tan và không tan trong nước, một số vật nổi- chìm.để trẻ làm thí nghiệm.
- Băng đĩa, tranh ảnh về các nguồn nước, hiện tự nhiên. 
- Băng cacset thu âm thanh của các hiện tượng tự nhiên như tiếng gió thổi, mưa rơi, bão, nước chảy, lá reo
- Băng các bài hát trong chủ điểm 
- Màu nước , cọ vẽ, bàn chãi đánh răng cũ.
- Tranh ảnh có chứa các chữ cái S-X, tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên để trẻ chơi trò chơi với chữ cái.
- Lịch cho trẻ đọc số, trẻ độc về thời gian
- 1 số tranh vẽ về các mùa trong năm
- Truyện tranh về các chủ điểm 
- Lô tô, tranh vẽ về các thực phẩm.
MỞ CHỦ ĐIỂM
Cô cháu cùng chơi trò chơi: mưa to, mưa nhỏ, sấm chớp...
 - Trò chuyện với trẻ vì sao có mưa?
 - Cho trẻ biết vòng tuần hoàn của nước.
 - Trò chuyện với trẻ về các nguồn nước?
 - Trò chuyện với trẻ về một số hiện tượng tự nhiên: nắng, mưa, sấm, chớp...
 - Cho trẻ đọc những bài thơ, bài hát nói về chủ điểm.
 - Cho trẻ xem tranh, ảnh về các nguồn nước, các hiện tượng... 
Thứ ba – ngày 6/ 4
KPKH: Vì sao có mưa?
I/ Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết được mưa từ đâu mà có, biết được vòng quay luân chuyển của nước.
Trẻ biết được sự bốc hơi, ngưng tụ của nước thông qua thí nghiệm “ mưa nhân tạo”.
Rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm, kỹ năng sắp xếp theo thứ tự vòng luân chuyển của nước.
Phát triển khả năng quan sát, phân tích, tư duy, ghi nhớ, chú ý có chủ định.
Giáo dục trẻ biết ích lợi của mưa, nhưng không được dầm mưa rất dễ bị bệnh, biết giữ an toàn cho mình khi làm thí nghiệm với nước sôi.
II/ Chuẩn bị:
Máy vi tính.
6 cái lọ thủy tinh có nắp đậy, 1 phít nước sôi, 3 cái bàn.
Xắc xô, que chỉ.
III/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Tập trung trẻ, dẫn dắt vào vào hoạt động.
Cô cùng trẻ đi dạo chơi.
Tạo tình huống cô cùng trẻ sắp bị mắc mưa ( mở tiếng sấm chớp, sau đó là tiếng mưa).
Cô và trẻ vừa trú mưa vừa đàm thoại:
+ Các con có mưa từ đâu mà có không?
+ Mưa có giúp ích gì cho mọi người?
Cho trẻ trả lời sau đó cô dẫn dắt vào hoạt động 2.
Hoạt động 2: Cô mở màn hình vi tính cho trẻ xem, yêu cầu trẻ lắng nghe và quan sát thật kỹ.
Cô đàm thoại cùng trẻ :
 Các con quan sát và thấy được những gì? Bạn nào có thể kể lại cho cô và các bạn cùng nghe.
(Mời từng cá nhân cho trẻ trả lời xem trẻ đã quan sát được gì)
Cô khái quát lại : Vừa khái quát cô vừa mở hình ảnh lại cho trẻ quan sát lần nữa. Từ một giọt nước ở biển cả sông hồ, sau khi được ông mặt trời chiếu ánh nắng xuống làm cho nước bị bốc hơi, nước bốc hơi tạo thành những đám mây, sau đó đám mây chuyển thành màu đen, các đám mây đen va vào nhau tạo thành sấm chớp và lại tạo thành những giọt nước rơi xuống sông hồ biển cả mà mọi người vẫn gọi là mưa, mưa giúp cho cây cối tươi tốt và con người có nước để sinh hoạt. Các con vừa được trả lời mưa từ đâu mà có và còn được biết vòng quay luân chuyển của nước rồi đấy.
Dẫn dắt trẻ sang hoạt động 3.
 Hoạt động 3:
Thí nghiệm “ sự bốc hơi của nước” 
Cho trẻ quan sát tranh trên màn hình vi tính 
+ Tranh 1: Có 2 lọ thủy tinh và một ấm nước sôi.
+ Tranh 2 : 1 lọ thủy tinh đựng nước lạnh đậy nắp lại và 1 lọ thủy tinh được rót nước sôi đậy nắp lại.
+ Tranh 3 : Hiện tượng gì sẽ xảy ra?
Cho lớp chia thành đội về bàn thực hành của đội mình. 
Trước khi về nhóm thực hành cô ra yêu cầu trẻ phải vâng lời cô, đứng rộng ra để quan sát, không chen lấn xô đẩy sẽ làm nước nóng văng lên người sẽ bị bỏng.
Cho trẻ về nhóm thực hành.
Cô tới từng nhóm rót nước sôi vào lọ thủy tinh và đậy nắp lọ, một lọ rót nước lạnh đậy nắp lại yêu cầu trẻ quan sát.
Sau 1 phút quan sát cô tập trung trẻ lại và đàm thoại cùng trẻ về những gì trẻ quan sát được.
Cô khái quát lại, vừa khái quát vừa cho trẻ quan sát tiếp tranh trên màn hình vi tính ( sau khi rót nước sôi vào lọ thủy tinh, nước sẽ bốc hơi lên tạo thành những giọt nước trên nắp đậy, đó được gọi là sự bốc hơi của nước, lọ thủy tinh thứ 2 rót nước lạnh vào thì nước không thể bốc hơi được nên không có hiện tượng gì).
Kết thúc: Hát “ cho tôi đi làm mưa với
Cho trẻ lấy mũ đội lên làm những hạt mưa.
Cô mở nhạc cho trẻ hát và vận động tự do bài hát “ cho tôi đi làm mưa với”
Chuyển hoạt động.
Thứ hai – ngày 5/ 4
PTTC: NHẢY CAO
I/ Mục đích yêu cầu:
Trẻ nhảy cao đúng kĩ thuật- biết láy đà, chạy và dậm đà bật nhảy qua dây. Biết phối hợp nhịp nhàng toàn thân.
Rèn kỹ năng chạy, láy đà, bật nhảy, rèn luyện sự tự tin và phản xạ nhanh.
Phát triển khả năng quan sát, chú ý có chủ định .
Giáo dục trẻ biết trật tự trong hoạt động, biết giữ gìn sức khỏe.
II/ Chuẩn bị:
xắc xô, dây thun, vẽ một vòng tròn.
II/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: khởi động
Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi chạy khác nhau theo hiệu lệnh của cô.
Hoạt động 2: trọng động
*BTPTC: 
+ Động tác tay: 2 tay thay nhau đưa lên cao, sang ngang.( 2l-8n)
+ Động tác bụng: tay gập sau gáy nghiêng người sang hai bên.(2l-8n)
+ ĐT chân: hai chân thay nhau đưa cao đầu gối.( 4l-8n)
+ ĐT bật: bật chân sáo .(2l-8n) 
*Vận động cơ bản:
+	Đội hình:
-	Cô giới thiệu tên vận động: nhảy cao
Hỏi trẻ cách nhảy như thế nào?
Cô làm mẫu lần 1: không giải thích
Cô LM lần 2: giải thích rõ
 + Cô đứng ở vạch chuẩn bị, đứng chân trước chân sau, người hơi cúi về trước hai tay để ngang hong. Khi nghe hiệu lệnh, cô chạy đến đà dậm 1 chân lên tấm ván bật nhảy cao qua vật chắn, sau đó về cuối hàng.
Cô LM lần 3: giải thích rõ kĩ năng láy đà, bật nhảy.
Cho 1 trẻ lên thực hiện.
Lần lượt cho mỗi cháu thực hiện 3-4 lần, mỗi lần tăng dây cao lên 30 cm.
Cho tổ, nhóm, cá nhân thi đua nhảy cao.
* Trò chơi vận động: ai nhanh nhất
 -	Cô giới thiệu tên trò chơi.
 -	Hỏi trẻ cách chơi.
 -	Cô nhắc lại cách chơi.
 -	Cho trẻ chơi 3-4 lần.
 -	 Cô chú ý sửa sai, động viên.
Hoạt động 3: hồi tĩnh
Cháu đi lại hít thở, vãy tay nhẹ nhàng
Thứ hai – ngày 5/ 4
HĐAN: DH: CHO TÔI ĐI LÀM MƯA VỚI
 Nhạc và lời: Hoàng Hà
 NH: Mưa Rơi
 TCAN: nghe giai điệu đoán tên bài hát
I/ Mục đích yêu cầu:
Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu, nhịp điệu, thể hiện tình cảm khi thể hiện bài hát.biết được ích lợi của mưa.
Trẻ thích nghe cô hát bài” Mưa rơi”, hưởng cùng cô. Thích chơi trò chơi âm nhạc.
Rèn kỹ năng hát rõ lời, đúng cao độ, trường độ, hát diễn cảm.
Phát triển khả năng chú ý có chủ định, ghi nhớ, năng khiếu âm nhạc.
Giáo dục trẻ không chơi ngoài mưa, khi ra mưa phải mang ô, mặc áo mưa.
II/ Chuẩn bị:
xắc xô, đĩa nhạc thu tiếng gió, sấm chớp, mưa to, nhỏ, đàn.
II/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: trò chơi mô phỏng
Cho trẻ chơi lội qua suối, qua vùng có sỏi đá, nghe tiếng gió, sấm chớp, mưa nhỏ- to, chạy vào trú mưa.
Các con nghe thấy tiếng gì?
Khi có mưa các con phải làm gì? Cô giáo dục
Mưa có ích gì?
Cô dẫn dắt chuyển hoạt động.
Hoạt động 2:
* Dạy hát: cho tôi đi làm mưa với.
 -	cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
 -	Hát cho trẻ nghe lần 1
 +	Bài hát tên gì, ai sáng tác?
 + Bài hát nói điều gì?
 - Cô giảng nội dung bài hát và hát lần 2.
 -	Trẻ hát cùng cô 2-3 lần.
 -	 Luân phiên tổ, nhóm, cá nhân.
 -	 Cô chú ý sửa sai.
 -	Cho trẻ chơi: mưa to- vỗ to, mưa nhỏ- vỗ nhỏ( 2-3 lần)
 -	Cô dẫn dắt chuyển hoạt động.
* Nghe hát: Mưa rơi
 -	Cô giới thiệu tên bài hát, làn điệu dân ca.
 -	Hát lần 1
 + Hỏi trẻ tên bài hát, thuộc làn điệu dân ca nào?
 + Bài hát nói về gì?
Cô hát lần 2: kết hợp múa minh họa
Lần 3: cho trẻ nghe nhạc cho cháu cùng hưởng ứng theo nhạc.
* TCAN: nghe giai điệu đoán tên bài hát
 -	Cô giới thiệu tên trò chơi, nói cách chơi, luật chơi
 + Chia lớp làm 2 đội co mở lên 1 giai điệu khi nghe bắt đầu, đội nào có tín hiệu trước được quyền trả lời.
cho trẻ chơi
Cô hướng dẫn, động viên, sửa sai.
Kết thúc, chuyển hoạt động. 
Thứ tư– ngày 7/ 4
LQVH: truyện- GIỌT NƯỚC TÍ XÍU
I/ Mục đích yêu cầu:
Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nhớ tên truyện và nhớ tên các nhân vật trong truyện. Trả lời được câu hỏi cô đặt ra.Thông qua câu chuyện trẻ biết được quá trình luân chuyển của nước, nước là chất lỏng khi nóng chuyển thành hơi.
Rèn kỹ năng diễn đạt trọn câu, mạ

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_choi_chu_diem_nuoc_va_cac_hien_tuong_t.doc