Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Kể chuyện “Vì sao thỏ cụt đuôi"
I. MỤC ĐÍCH
- Giúp trẻ cảm nhận và hiểu nội dung truyện thông qua lời kể, hành động và đánh giá đúng về tính cách của nhân vật.
- Giúp trẻ hiểu được luật giao thông khi đi đường.
- Giúp trẻ nghe và hiểu ngôn ngữ văn học, nói trọn câu dài khi trả lời câu hỏi của cô.
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Nhớ các câu đối thoại của các nhân vật, phát triển khả năng tư duy.
- Giúp trẻ có ý thức tổ chức kĩ luật trong giờ học.
- Giúp trẻ tỏ thái độ yêu ghét phù hợp với tính cách của nhân vật.
- Giúp trẻ có ý thức khi tham gia giao thông.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh truyện “Vì sao thỏ cụt đuôi”
- Thẻ đèn giao thông chưa tô màu
- Cột đèn giao thông mẫu đã tô màu.
- Bút màu
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG – TP. HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC MẦM NON a&b GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TIẾT DẠY: LÀM QUEN VĂN HỌC KỂ CHUYỆN “VÌ SAO THỎ CỤT ĐUÔI Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Nga Người dạy: Nguyễn Thị Hồng Nga Lớp : chồi MỤC ĐÍCH Giúp trẻ cảm nhận và hiểu nội dung truyện thông qua lời kể, hành động và đánh giá đúng về tính cách của nhân vật. Giúp trẻ hiểu được luật giao thông khi đi đường. Giúp trẻ nghe và hiểu ngôn ngữ văn học, nói trọn câu dài khi trả lời câu hỏi của cô. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Nhớ các câu đối thoại của các nhân vật, phát triển khả năng tư duy. Giúp trẻ có ý thức tổ chức kĩ luật trong giờ học. Giúp trẻ tỏ thái độ yêu ghét phù hợp với tính cách của nhân vật. Giúp trẻ có ý thức khi tham gia giao thông. CHUẨN BỊ Tranh truyện “Vì sao thỏ cụt đuôi” Thẻ đèn giao thông chưa tô màu Cột đèn giao thông mẫu đã tô màu. Bút màu TIẾN HÀNH Hoạt động 1: Ổn định tạo hứng thú. Cho trẻ ổn định bằng bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” Bài hát nhắc chúng ta điều gì? Các con nhớ khi đi trên đường phải chú ý đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng nếu không chú ý sẽ rất nguy hiểm. Bài hát nhắc cô nhắc đến một câu chuyện về một bạn Thỏ. Các con có muốn nghe không? Vậy các con chú ý nghe cô kể câu chuyện này nha! Hoạt động 2: Kể chuyện “ Vì sao Thỏ cụt đuôi” Cô kể minh họa bằng các nhân vật rời. Đàm thoại với trẻ: + Trong câu chuyện cô vừa kể có những nhân vật nào? + Các con thấy bạn Thỏ là người như thế nào? + Còn bạn Nhím thì sao? + Bạn Thỏ có nghe lời bạn Nhím không vậy các con? + Khi băng qua đường bạn Thỏ đã xảy ra chuyện gì? + Trong câu chuyện bạn Thỏ đã bị mất cài gì? Tại sao? + Vậy khi đi qua đường chúng ta phải làm gì? Cô giáo dục: Khi đi qua đường chúng ta phải nhìn sang trái, nhìn sang phải xem có xe đến gần hay không khi đó chúng ta mới được đi qua đường. Các con nhớ chưa nè! + Vậy khi băng qua đường các con có được phép đi một mình không? + Khi đi qua đường các con không được đi một mình phải có người lớn dắt, nếu không sẽ rất nguy hiểm. + Qua câu chuyện giúp chúng ta hiểu được điều gì? + Chúng ta đã được nghe câu chuyện, bây giờ bạn nào có thể đặt tên cho câu chuyện này không? + Các con đặt tên cho câu chuyện rất hay, cô cũng có một cái tên cho câu chuyện đó là: Vì sao thỏ cụt đuôi Hoạt động 3: Bé làm đèn giao thông Cô chia trẻ thành 3 nhóm Cô phát cho mỗi trẻ một đèn giao thông chưa tô màu. Cô nhắc cho trẻ thứ tự các màu của cột đèn giao thông. Yêu cầu trẻ tô màu đúng thứ tự đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng và cho trẻ tô màu tùy ý nền của cột đèn. Hoạt động 4:Trò chơi “Bánh xe lăn” Cô cho trẻ chạy vòng quanh lớp vừa chạy vừa xoay tròn 2 cánh tay lại với nhau. Cô dùng thẻ đèn xanh, đỏ, vàng để điều khiển trẻ. ( Cho trẻ chơi 2 – 3 lần) Kết thúc.
File đính kèm:
- giao_an_giang_day_lop_choi_chu_de_phuong_tien_giao_thong_ke.doc