Giáo án giảng dạy Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2014-2015

A-Mục đích yêu cầu:

-Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ, biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong 1 ngày. Bước đầu biết nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.

-Củng cố biểu tượng về thời gian và đọc đúng giờ trên đồng hồ.

-Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian (các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm và đọc giờ) trong đời sống hàng ngày.

-HS yếu: Nhận biết được 1 ngày có 24 giờ, biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong 1 ngày. Bước đầu biết nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ. Đọc đúng giờ trên đồng hồ.

B-Đồ dùng dạy học: mô hình đồng hồ.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc và làm 1 cách thong thả, tuần tự, hợp lý.
7h-11h: đi học.
Thứ 7: học vẽ.
CN: đến bà.
4 nhóm. Nhận xét
HS trả lời.
________________________________
 Toán 
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ.
A-Mục tiêu:
-Tập xem đồng hồ. Làm quen với số chỉ giờ lớn hơn 12 (17 giờ, 23 giờ).
-Làm quen với những hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian (đúng giờ, muộn giờ, sáng, tối).
-HS yếu: biết cách xem đồng hồ.
B-Đồ dùng dạy học: Mô hình đồng hồ.
C-Các hoạt động dạy học:
I-Hoạt động 1(5 phút): 
kiểm tra bài cũ: Cho HS làm BT 2/77. 
Nhận xét 
II-Hoạt động 2 (30 phút): Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em xem đồng hồ qua bài “Thực hành xem đồng hồ” à Ghi.
2-Thực hành:
-BT 1: Yêu cầu HS đọc đề.
-Hướng dẫn HS làm bảng.
Nối đồng hồ A với tranh 2.
Nối tranh 1 với đồng hồ B.
Nối tranh 3 với đồng hồ D.
Nối tranh 4 với đồng hồ C.
-BT 2/78: Hướng dẫn HS làm.
Tranh 1: Đi học muộn giờ.
Tranh 2: Cửa hàng đã đóng cửa.
Tranh 3: Lan tập đàn lúc 20 giờ .
III-Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố-Dặn dò.
-14 giờ là mấy giờ?
-20 giờ là mấy giờ?
-Về nhà xem lại bài-Nhận xét.
Làm bảng (1 HS)
Cá nhân.
4 HS làm bảng (HS yếu làm).
Nhận xét.
3 nhóm.
Đại diện làm.
Nhận xét, bổ sung. Tuyên dương.
2 giờ chiều.
8 giờ tối.
Thứ tư ngày 03 tháng 12 năm 2014
 Chính tả (TC) 
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM.
A-Mục tiêu:
-Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện “Con chó nhà hàng xóm”. Làm đúng các bài tập phân biệt ui/uy; ch/tr.
-HS yếu: Chép chính xác đoạn viết và làm đúng bài tập.
B-Đồ dùng dạy học: Chép sẵn nội dung đoạn chép.
C-Các hoạt động dạy học:
I-Hoạt động 1(5 phút): kiểm tra bài cũ: cho HS viết: sắp xếp, ngôi sao, xếp hàng.
Nhận xét.
II-Hoạt động 2 (30 phút): Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Tiết chính tả này các em sẽ chép lại chính xác đoạn tóm tắt truyện “Con chó nhà hàng xóm” à Ghi.
2-Hướng dẫn HS tập chép:
-GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung.
Vì sao từ “Bé” viết hoa?
Trong 2 từ “bé” ở câu “Bé là một cô bé yêu loài vật” từ nào là tên riêng?
-Hướng dẫn HS viết từ khó: quấn quýt, bị thương, mau lành,
-Hướng dẫn HS nhìn bảng chép bài vào vở.
-GV theo dõi, uốn nắn.
-Hướng dẫn HS đổi vở dò lỗi.
3-Chấm bài: 5-7 bài.
4-Hướng dẫn làm bài tập:
-BT 1/66: Hướng dẫn HS làm.
ui: núi, túi, mùi vị, búi tóc,
uy: tàu thủy, lũy tre, tuy vậy
-BT 2/66: 
a) Hướng dẫn HS làm.
Chổi, chén, chậu, chày, chim,
III-Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố-Dặn dò.
-Tìm tiếng có âm tr?
-Về nhà xem lại bài-Nhận xét.
Bảng con
2 HS đọc.
Danh từ riêng.
Bé thứ nhất.
Bảng con.
Chép bài vào vở.
Theo cặp.
Nhóm.
ĐD trả lời.
Nhận xét.
Làm vở + bảng (HS yếu làm).
Nhận xét, tự chấm.
Tre, trồng,
 ________________________________
	 Toán 
NGÀY, THÁNG
A-Mục tiêu:
-Biết đọc tên các ngày trong tháng.
-Bước đầu biết xem lịch: biết đọc thứ, ngày, tháng trên 1 tờ lịch.
-Làm quen với đơn vị đo thời gian: ngày, tháng. Củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian: ngày, tuần. Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian và khoảng thời gian. Biết vận dụng các biểu tượng đó để trả lời các câu hỏi đơn giản.
-HS yếu: biết đọc tên các ngày trong tháng, biết xem lịch.
B-Đồ dùng dạy học: 1 quyển lịch tờ.
C-Các hoạt động dạy học:
I-Hoạt động 1 (5 phút): kiểm tra bài cũ: GV đưa mô hình đồng hồ, yêu cầu HS chỉnh giờ như sau: 7 h, 9 h, 10 h, 5 h.
Nhận xét. 
II-Hoạt động 2 (30 phút): Bài mới.
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
2-Giới thiệu cách đọc tên các ngày trong tháng:
-GV treo tờ lịch và giới thiệu: Đây là tờ lịch ghi các ngày trong tháng 11.
Khoanh tròn vào số 20 và nói tiếp: ngày được khoanh tròn là ngày mấy của tháng 11 và ứng với thứ mấy trong tuần lễ?
-GV viết: Ngày 20 tháng 11.
-GV chỉ vào bất kỳ ngày nào trong tờ lịch , yêu cầu HS đọc đúng tên các ngày đó?
-GV hướng dẫn:
Cột ngoài cùng ghi chỉ số tháng.
Dòng 1: Ghi tên các ngày trong tuần, các ô còn lại ghi chỉ số các ngày trong tháng.
Mỗi tờ lịch như 1 cái bảng có các cột và các dòng. Vì cùng cột với ngày 20 tháng 11 nên ta đọc: Ngày 20 tháng 11 là thứ năm.
Tháng 11 bắt đầu từ ngày 1 và kết thúc ngày 30. Vậy tháng 11 có 30 ngày.
-Gọi vài HS nhìn lịch và trả lời câu hỏi.
Ngày 26 tháng 11 là ngày thứ mấy?
3-Thực hành:
-BT 1: Hướng dẫn HS làm: Đọc và viết ngày ,tháng.
Ngày 7 tháng 11: Ngày bảy tháng mười một.
Ngày 15 tháng 11: ngày mười lăm tháng mười một.
Ngày 20 tháng 11: Ngày hai mươi tháng mười một.
Ngày30 tháng 11: Ngày ba mươi tháng mười một .
-BT 2:
a) Hướng dẫn HS làm:Các ngày còn thiếu trong tờ lịch là;
2, 3, 6, 8, 11, 12, 15, 16, 17, 20, 22, 23, 27, 30.
b) Hướng dẫn HS làm.
-Thứ hai, thứ năm
- Tháng 12 có 4 ngày chủ nhật.
- Thứ sú tuần sau là ngày 26.
III-Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố-Dặn dò.
-Thứ tư tuần này ngày 24, thứ tư tuần sau là ngày mấy?
-Về nhà xem lại bài-Nhận xét.
Chỉnh đúng giờ (2 HS).
HS trả lời: 20-11
Thứ 5. 
Nhiều HS nhắc lại.
HS đọc.
HS nhắc lại.
Làm vở, làm bảng (HS yếu). Nhận xét.
Tự chấm vở.
-4 nhóm.
ĐD trình bày.
Nhận xét.
-Bảng con.
 Tập viết 
CHỮ HOA O
A-Mục đích yêu cầu: 
-Biết viết chữ hoa O theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
-Biết viết ứng dụng cụm từ: "O ng bay bướm lượn" theo cỡ nhỏ, viết chữ đúng mẫu, đẹp.
-Viết đúng kiểu chữ, khoảng cách giữa các chữ, viết đẹp.
B-Đồ dùng dạy học: 
Mẫu chữ viết hoa O, cụm từ ứng dụng và vở TV.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Cho HS viết: N, Nghĩ. Nhận xét .
Bảng 3 HS (HS yếu). Nhận xét.
II-Hoạt động 2 (30 phút): Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em viết chữ hoa O - ghi bảng. 
2-Hướng dẫn viết chữ hoa: 
-Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
-GV gắn chữ hoa O ở bảng.
Quan sát.
-Chữ hoa N có mấy nét, viết mấy ô li?
1 nét con kín, viết 5 ôli
-Hướng dẫn cách viết.
Quan sát.
-GV viết mẫu và nêu quy trình viết.
Quan sát.
-Hướng dẫn HS viết bảng con.
Bảng con.
Theo dõi, uốn nắn.
3-Hướng dẫn HS viết chữ O ng:
-Cho HS quan sát và phân tích chữ chữ O ng.
HS trả lởi.
-GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết.
-Hướng dẫn HS viết.
Quan sát. 
Bảng con.
4-Hướng dẫn cách viết cụm từ ứng dụng:
-Giới thiệu cụm từ ứng dụng.
-Chia nhóm thảo luận về nội dung và cấu tạo các con chữ.
-GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết.
HS đọc.
4 nhóm. Đại diện trả lời. Nhận xét.
5-Hướng dẫn HS viết vào vở TV:
Hướng dẫn HS viết theo thứ tự:
-1dòng chữ O cỡ vừa.
-1dòng chữ O cỡ nhỏ.
-1dòng chữ O ng cỡ vừa.
-1 dòng chữ O ng cỡ nhỏ.
-1 dòng câu ứng dụng.
HS viết vở.
6-Chấm bài: 5-7 bài. Nhận xét.
III-Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố-Dặn dò
-Gọi HS viết lại chữ O – O ng.
Bảng (HS yếu)
-Về nhà luyện viết thêm – Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
 =====================================
 Thủ công 
GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CHỈ LỐI THUẬN CHIỀU.
A-Mục tiêu:
-HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều.
-Gấp, cắt, dán được biển báo chỉ lối đi thuận chiều. Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
B-Chuẩn bị: Hai hình mẫu: Biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông. Giấy nháp, kéo, hồ, bút chì, thước
C-Các hoạt động dạy học:
I-Hoạt động 1 (5 phút): kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
Nhận xét.
II-Hoạt động 2 (27 phút): Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Tiết học này cô sẽ hướng dẫn các em gấp, cắt, dán 1 số biển báo giao thông à Ghi.
2-Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
-GV treo hình mẫu.
-Cho HS so sánh về hình dáng, màu sắc và kích thước của hình.
3-GV hướng dẫn mẫu:
-Bước 1: Gấp, cắt biển báo chỉ lối đi thuận chiều. Gấp, cắt dán hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 6 ô.
Cắt hìnhchữ nhật màu trắng có chiều dài 4 ô, rộng 1 ô.
Cắt hình chữ nhật màu khác có chiểu dài 10 ô, rộng 1 ô làm chân biển báo.
-Bước 2: Dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều. Dán chân biển báo vào tờ giấy trắng (H 1).
Dán hình tròn màu xanh chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô (H 2).
Dán hình chữ nhật màu trắng vào giữa hình tròn (H 3). 
4-Hướng dẫn thực hành gấp, cắt, dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều:
-Hướng dẫn HS gấp, cắt, dán sản phẩm vào vở.
Đánh giá sản phẩm.
III-Hoạt động 3 (3 phút): Củng cố-Dặn dò.
-Hướng dẫn lại cách gấp, cắt, dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều sao cho đẹp.
-Về nhà xem lại bài-Nhận xét.
Quan sát.
So sánh.
Quan sát.
Thực hành theo nhóm. Dán vào vở.
 Thứ năm ngày 04 tháng 12 năm 2014
 Toán 
THỰC HÀNH XEM LỊCH
A-Mục tiêu:
-Rèn kỹ năng xem lịch tháng (nhận biết thứ, ngày, tháng trên lịch).
-Củng cố nhận biết về đơn vị đo thời gian: ngày, tháng, tuần lễ,Củng cố biểu tượng về thời gian: thời điểm và khoảng thời gian.
-HS yếu: biết xem lịch tháng.
B-Đồ dùng dạy học: Tờ lịch tranh tháng 1 và tháng 4 năm 2011
C-Các hoạt động dạy học:
I-Hoạt động 1 (5 phút): kiểm tra bài cũ: Cho HS làm BT 1/79.
Nhận xét. 
II-Hoạt động 2 (30 phút): Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay sẽ rèn kỹ năng xem lịch tháng cho các em à Ghi.
2-Thực hành xem lịch:
-BT 1/80: Hướng dẫn HS làm.
Thứ tự điền: 4, 6, 9, 10, 12, 13,15, 18, 19, 21, 24, 25, 27,28, 30.
-BT 2/80: Gọi HS đọc yêu cầu bài:
 Hướng dẫn HS làm theo nhóm.
- Các ngày thứ sáu trong tháng tư là: 2,9,16,23,30.
-- Thứ ba tuần trước là 13 tháng tư.Thứ ba tuần sau là ngày 27 tháng tư.
- Ngày 30 tháng tư là ngày thứ sáu.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò.
Hỏi : 20 tháng 11 năm 2012 là thứ mấy.
-Về nhà xem lại bài-Nhận xét.
Bảng lớp (2HS).
Bảng lớp (HS yếu làm).
Cá nhân.
3 nhóm.
ĐD trình bày.
Nhận xét.
Làm vở.
- Nêu miệng.
2 nhóm.
	 Luyện từ và câu 
TỪ CHỈ TÍNH CHẤT. CÂU KIỂU: AI THẾ NÀO?
TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI
A-Mục đích yêu cầu:
-Bước đầu hiểu từ trái nghĩa. Biết dùng từ ngữ trái nghĩa làm tính từ để đặt những câu đơn giản theo kiểu: Ai (cái gì, con gì) thế nào? Mở rộng vốn từ về vật nuôi.
-HS yếu: hiểu được từ trái nghĩa. Mở rộng vốn từ về vật nuôi.
B-Các hoạt động dạy học:
I-Hoạt động 1 (5 phút): kiểm tra bài cũ: Cho HS làm BT 3/64.
Nhận xét. 
II-Hoạt động 2 (30 phút): Bài mới.
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài à Ghi.
2-Hướng dẫn làm bài tập:
-BT 1/66: Gọi HS đọc yêu cầu
Ngoan – hư.

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_2_tuan_16_nam_hoc_2014_2015.doc