Giáo án giảng day Hóa Học nâng cao 10 - Trường Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Học sinh nắm được:

 - Cấu tạo nguyên tử, nguyên tố hóa học cơ bản ở lớp 8

 - Hóa trị của một nguyên tố, định luật bảo toàn khối lượng.

 - Mol, Tỉ khối của chất khí, dung dịch, một số công thức thường gặp.

 - Sự phân loại các hợp chất vô cơ, cách gọi tên, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

 2. Kỹ năng:

- Thực hiện chuỗi phản ứng hóa học.

 - Phân biệt các lọ hóa chất bị mất nhãn.

 - Giải bài tập toán về mol, tỉ khối chất khí, dung dịch.

 3. Thái độ: tính cẩn thận khi giải các bài toán có kiến thức cũ.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: SGK, SBT, phiếu học tập, bảng phụ.

- Học sinh: bảng HTTH, xem lại kiến thức cũ ở lớp 8, 9.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU: Đàm thoại, phát vấn, thảo luân nhóm

IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng day Hóa Học nâng cao 10 - Trường Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tập 1 : (nhóm 1)
Nguyên tử là gì ?
Cấu tạo nguyên tử ?
Số e tối đa của lớp thứ 1, 2, 3 ?
Bài tập số 1 trang 8 SBT
Phiếu học tập số 2 (nhóm 2) :
Nguyên tố hóa học là gì ?
Ngững nguyên tử của cùng 1 nguyên tố hóa học có tính chất hóa học như thế nào ?
Phiếu học tập số 3 : (nhóm 3)
Hóa trị là gì ? Công thức tính ?
Bài tập : tính hóa trị của :
C trong CH4, CO, CO2
Fe trong FeO, Fe2O3, Fe2SO4
Phiếu học tập số 4: (nhóm 4)
Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng?
Bài tập: giải thích 
Khi nung đá vôi thì khối lượng chất rắn sau phản ứng giảm
Khi nung 1 miếng đồng thì Kl chất rắn sau phản ứng tăng
Hoạt động 2 : GV hỏi chung cả lớp
Mol là gì?
Khối lượng mol?
Thể tích mol? 
GV vẽ sơ đồ chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích, lượng chất cho HS điền vào
Hoạt động 3 : dặn dò: HS làm bài tập 5,6 SGV bằng cách phát phiếu học tập về cho HS 
Hoạt động 4 : 
Tỉ khối của chất khí cho biết gì? Công thức tính?
Phiếu học tập số 5: có 3 chất khí riêng biệt H2, NH3, SO2. Hãy tính:
Tỉ khối mỗi khí so với nitơ
Tỉ khối mỗi khí so với không khí
Hoạt động 5 : 
Dung dịch là gì? 
Độ tan là gì?
Phát vấn: 
Có mấy loại nồng độ dung dịch? định nghĩa? Viết công thức?
Mối liên hệ giữa các loại nồng độ đó?
GV giới thiệu cho HS giải toán bằng phương pháp đường chéo
Phiếu học tập số 6: 
1. Làm bay hơi 300g H2O ra khỏi 700g dd muối 12% nhận thấy có 5g muối kết tinh tách ra khỏi dung dịch. Hãy tính C% của dung dịch muối bão hòa.
2. Trong 800ml dd NaOH có 8 g NaOH
 a. Tính nồng độ mol của dd NaOH
 b. Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 200 ml dd NaOH để có dd NaOH 0,1M
GV gọi HS là sau đó cho HS nhận xét và GV bổ sung
Hoạt động 6 : 
Có mấy loại hợp chất vô cơ?
Có mấy loại oxit, cho ví dụ? GV cho HS chừa chổ về nhà ghi ptpư ở môi tính chất của các chất 
Phiếu học tập số 7: Gọi tên FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO. Cl2O5, Cl2O7
Hướng dẫn HS cách gọi tiền tố
Nêu tính chất hóa học của oxit?
Có mấy loại axit?
Gọi tên các axit sau: HCl, H2S, H3PO4, H2SO3, H2SO4, H2CO3?
GV hướng dẫn thêm cho HS cách gọi tên các axit có nhiều hóa trị
Nêu tính chất hóa học của axit?
Có mấy loại bazơ?
Tính chất hóa học của bazơ?
GV cho HS chừa chỗ về nhà tự viết ptpư minh họa
Có mấy loại muối?
Tính chất hóa học? Các phản ứng này thuộc loại nào?
Điều kiện để có phản ứng xảy ra?
Hoạt động 7:
Ô nguyên tố cho ta biết gì?
Chu kỳ là gì? Nhóm là gì ?
Hoạt động 8 : Củng cố, dặn dò
Củng cố bằng bài tập 10 SGK (bảng phụ bài tập)
Dặn dò : Về nhà soạn trước bài : «Thành phần nguyên tử » chuẩn bị cho tiết sau
Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ cấu tạo nên vật chất gồm vỏ và hạt nhân
Lớp thứ nhất có tối đa 2e, lớp 2 tối đa 8e, lớp 3 tối đa 18e
Giải bài tập 1/8 SBT
Nguyên tố hóa học  là tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt proton trong hạt nhân.
Những nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có tính chất hóa học giống nhau
Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác
Giải bài tập
Trong 1 phản ứng hóa họa, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng
CaCO3 " CaO + CO2
m đá vôi = mCaO + mCO2 
Chất rắn sau phản ứng là CaO
MCaO = m đá vôi - mCO2 < m đá vôi 
2Cu + O2 " CuO
mCu + moxi = mCuO > mCu
Mol là lượng chất chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó
Khối lượng mol (M) 1 chất là khối lượng chất đó tính bằng g của 6.1023 ngtử hoặc ptử chất
Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi 6.1023 phân tử chất khí đó. Ở đktc là 22,4 l
HS lên bảng điền công thức vào dấu chấm hỏi
Tỉ khối của chất khí : A đối với khí B cho biết khí A nặng hạy nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần
 ; 
Lên bảng giải bài tập
Dung dịch : là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan
Độ tan : của 1 chất trong nước (S) là số g của chất đó hòa tan trong 100g H2O để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định 
Có 2 loại
Nồng độ phần trăm:
Nồng độ mol/lit:
 CM = V= mdd .d
Mối liên hệ giữa C% và CM
 CM = C% 
HS lên bảng làm BT
Đs: 20%
a. 0,25M
 b. 300ml
Có 4 loại: oxit, axit, bazơ, muối
Gồm 2 loại: oxit KL và oxit PK (chia 4 nhóm : oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính, oxit trung tính). 
Nêu tính chất của oxit
Đọc tên
Tác dụng với nước: nhiều oxit PK và 1 số oxit KL td với nước" axit hoặc bazơ. 
Tác dụng với axit, oxit axit:
Tác dụng với kiềm, oxit bazơ:
Có 2 loại: có oxi và không có oxi
Đứng dậy gọi tên
Làm đổi màu quỳ tím " đỏ , quỳ xanh " hồng.
Tác dụng với bazơ, oxit bazơ " muối + H2O.
Tác dụng với kim loại (trước hidro):"muối+H2#
Tác dụng với muối:"muối mới + axit mới
Có 2 loại: tan và không tan
Làm đổi màu quỳ tím " xanh, phenolphthalein " hồng.
Tác dụng với axit, oxit axit.
Tác dụng với muối.
Phản ứng phân hủy bazơ không tan:
3 loại : muối axit, trung hòa và bazờ
* Tác dụng với kim loại: (chú ý kim loại tan và không tan)
* Tác dụng với axit: " Mm + Am.
ĐK: + Axit tạo thành phải yếu hơn hoặc dễ bay hơi hơn axit tham gia.
 + Muối tạo thành phải có chất kết tủa.
 * Tác dụng với bazơ kiềm: "Mm + Bm.
ĐK: muối phản ứng phải tan, sản phẩm phải có chất kết tủa.
 * Tác dụng với muối " Mm + Mm
Ô nguyên tố : cho biết SHNT, KHHH, tên nguyên tố, NTK
- Chu kỳ : gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng sôốlớp e và được sắp xếp theo chiều tăng dần của ĐTHN
- Nhóm : gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số e lớp ngoài cùng bằng nhau và được xếp theo chiều tăng dần của ĐTHN
Tuần: 1 Tiết: 3
Ngày soạn: 09/8/2008
Ngày dạy: 14/8/2008
	 CHƯƠNG I: 
 BÀI 1: 
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	Hiểu được nguyên tử chưa phải là phần tử nhỏ nhất của vật chất. Nguyên tử còn được cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn là electron, proton, nơtron. Nguyên tử và các hạt đó đều có khối lượng, kích thước và đều mang điện trừ nơtron không mang điẹn và nguyên tử trung hòa về điện.
	2. Kỹ năng: so sánh khối lượng, kích thước của e, p, n	
	3. Thái độ: có thái độ đúng đắn về sự tồn tại của vật chất	
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	HS: SGK hóa học 10 nâng cao
	GV: Tranh ảnh, phiếu học tập
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU: Đàm thoại gợi mở kết hợp với sử dụng đồ dùng dạy học trực quan
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG (Phần ghi bảng)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ:
 Lớp vỏ : chứa electron (e)
Nguyên tử 
 Proton (p)
 Nhân
 Nơtron (n) 
Electron: 
Sự tìm ra electron:
- Thí nghiệm của Thomson
- Kết luận: tia âm cực gồm chùm hạt mang điện tích âm và mỗi hạt có khối lượng được gọi là các electron. Kí hiệu: e
Khối lượng và điện tích của electron:
me= 9,1094. 10 -31 kg
qe = -1,6.10-19 C:
Qui ước: qe = 1 đơn vị điện tích âm = 1-
Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử : 
- Thí nghiệm của Rutherford
- Kết luận : 
 * Nguyên tử có cấu tạo rỗng
 * Các e chuyển động tạo ra lớp vỏ e bao quanh hạt mang điện tích dương, có kích thước nhỏ bé so với nguyên tử nằm ở tâm nguyên tử, đó là hạt nhân nguyên tử
Cấu tạo hạt nhân nguyên tử :
Sự tìm ra proton : 
- Thí nghiệm của Rutherford 
- mp = 1,6726.10-27 kg
qp = +1,6.10-19 C = 1 đơn vị diện tích dương = 1+
Sự tìm ra nơtron :
mn # mp 
qn = 0
Kí hiệu : n
II. KÍCH THƯỚC, KHỐI LƯỢNG CỦA NGUYÊN TỬ :
Kích thước :
1nm = 10-9m ; 1= 10-10m, 1nm = 10
dnt = 10-1 nm
dhn = 10-5 nm
de và p = 10-8 nm
Nguyên tử nhỏ nhất là H có bán kính 0,053nm
Khối lượng : dùng đv.C. Kí hiệu : u
1u = 
Hoạt động 1: Vào bài
Ở lớp 8 chúng ta đã biết khái niệm nguyên tử. Hãy nhắc lại ntử là gì ?Ntử được tạo thành từ những hạt nào? Kí hiệu các hạt ?
Như vậy chúng ta đã biết nguyên tử là gì. Nhưng ntử có kích thước, khối lượng và thành phần cấu tạo như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ giải đáp câu hỏi đó
Hoạt động 2: Ngtử được cấu tạo từ các loại hạt, vậy ai là người phát hiện ra các loại hạt đó, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các loại hạt trên.
 Tranh vẽ phóng to H1.1; H1.2. GV mô tả thí nghiệm của Thomson và nêu câu hỏi: Hiện tượng tia âm cực bị lệch về phía cực dương chúng tỏ điều gì?
Bằng thực nghiệm người ta xác định được chính xác khối lượng và điện tích của e. GV cho HS tìm hiểu SGK ghi KL và điện tích e
Vì đây là điện tích nhỏ nhất tìm được nên qui ước là 1 đơn vị điện tích
Hoạt động 3: GV sử dụng hình 1.3 SGK mô tả thí nghiệm, yêu cầu HS nhận xét sau đó GV bổ sung và rút ra kết luận
Vậy cấu tạo hạt nhân nguyên tử như thế nào? Ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn
Hoạt động 4: Cho HS đọc SGK trả lời PHT 1:
1. Từ TN Rutherford đã phát hiện loại hạt nào? Khối lượng và điện tích? Tên gọi và kí hiệu?
2. Từ TN Chatwick đã phát hiện loại hạt nào? Khối lượng và điện tích? Tên gọi và kí hiệu?
3. Từ 2 TN rút ra kết luận về thành phần cấu tạo nguyên tử?
GV nhắc lại kết luận, yếu cầu HS điền thông tin vào bảng 1.1. Từ bảng 1.1 có nhận xét gì về KL của các hạt? Từ đó rút ra kết luận về KL của ntử?
Hoạt động 5: GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời phiếu học tập số 2
Đường kính
So sánh
Nguyên tử
Hạt nhân
e và p
nm
nm
nm
Hoạt động 6: GV thông báo đơn vị khối lượng nguyên tửKH U còn gọi là đv,C
Vậy u là gì? Giá trị bao nhiêu?
Hoạt động 7: Củng cố
Cho HS làm bài tập 1, 2, 3 SGK
Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện gồm hạt nhân mang điện tích dương (proton p và nơtron n) và lớp vỏ mang điện tích âm là các electron e
Tia âm cực gồm chùm hạt mang điện tích âm và mỗi hạt có khối lượng được gọi là các electron.
HS lắng nghe và ghi bài. Một HS đứng dậy đọc lớn khối lượng và điện tích e
Nhận xét :
- Hiện tượng hầu hết hạt anpha đều xuyên thằng qua lá vàng chứng tỏ ntử có cấu tạo rỗng.
- Hiện tượng một số rất ít đi lệch hướng ban đầu hoặc bị bật lại chúng tỏ nguyên tử có hạt nhân mang điện tích dương.
1. Hạt proton. Kí hiệu : p, mp = 1,6726.10-27 kg, qp = +1,6.10-19 C = 1+
2. Hạt nơtron, mn # mp , qn = 0
Kí hiệu : n
3. Ngtử gồm hạt nhận ở tâm ngtử (p và n) và vỏ gồm e chuyển động xung quanh hạt nhân
mn # mp lớn hơn khối lượng của e nhiều lần nên khối lượng ngtử tập trung hầu hết ở hạt nhân ngtử.
HS lên bảng điền vào phiếu học tập và rút ra nhận xét :
- Đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính hạt nhân 10000 lần
- Đường kính ngtử lớn hơn đường kính e và p 107 lần
- Đường kính

File đính kèm:

  • docGiao an 10NC tiet 1 den 4.doc
Giáo án liên quan