Giáo án Dự thi giáo viên giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 31: Cá chép - Nguyễn Bá Quân

I/ Mục tiêu:

 1/ Kiến thức:

 - Hiểu được các đặc điểm đời sống cá chép.

 - Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống ở nước.

 2/ Kỹ năng :

 - Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.

 - Kĩ năng hoạt động nhóm

 3/ Thái độ : Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

II/ Đồ dùng dạy học :

· GV: Tranh cấu tạo ngoài của cá chép

· HS: Theo nhóm (4-6 Hs) : 1 con cá chép thả vào bình thuỷ tinh + rong

 Kẻ bảng 1 vào vở bài tập.

III/ Hoạt động dạy học:

 1/ Ổn định tổ chức:

 2/ Kiểm tra bài cũ: 5

 C1: - Trong số các đặc điểm của chân khớp thì các đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng?

 C2: - Đặc điểm cấu tạo nào khiến chân khớp đa dạng về: Tập tính và về môi trường sống?

 3/ Hoạt động day-học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Dự thi giáo viên giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 31: Cá chép - Nguyễn Bá Quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT ĐăkR Lấp
Trường THCS Nguyễn Công Trứ
Tổ chuyên môn:Hóa-Sinh-Tin học
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
Tuần: 16	 Ngày soạn:02/12/2010
Tiết : 31 Ngày dạy:04/12/2010
GV dạy:Nguyễn Bá Quân Tiết: 1 Lớp: 7B
 CHƯƠNG VI : NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
 CÁC LỚP CÁ
 Bài 31: CÁ CHÉP
I/ Mục tiêu:
 1/ Kiến thức:
 - Hiểu được các đặc điểm đời sống cá chép.
 - Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống ở nước.
 2/ Kỹ năng :
 - Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
 - Kĩ năng hoạt động nhóm
 3/ Thái độ : Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
II/ Đồ dùng dạy học :
GV: Tranh cấu tạo ngoài của cá chép
HS: Theo nhóm (4-6 Hs) : 1 con cá chép thả vào bình thuỷ tinh + rong 
 Kẻ bảng 1 vào vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy học:
 1/ Ổn định tổ chức:
 2/ Kiểm tra bài cũ: 5’
 C1: - Trong số các đặc điểm của chân khớp thì các đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng?
 C2: - Đặc điểm cấu tạo nào khiến chân khớp đa dạng về: Tập tính và về môi trường sống?
 3/ Hoạt động day-học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
15’
HOẠT ĐỘNG 1
ĐỜI SỐNG CÁ CHÉP
- Gv yêu cầu Hs đọc thông tin SGKà thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
+ Cá chép sống ở đâu? Thức ăn của chúng là gì?
+ Tại sao nói cá chép là động vật biến nhiệt?
- Gv tiếp tục cho Hs thảo luận:
+ Đặc điểm sinh sản của cá chép.
+ Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên tới hàng vạn?
+ Số lượng trứng nhiều như vậy có ý nghĩa gì?
- Gv yêu cầu Hs rút ra kết luận về đời sống cá chép.
- Hs tự thu nhận thông tin Sgkà thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. Nêu được:
+ Sống ở ao, hồ, sông, suốithức ăn là Đv và Tv .
+ Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ Mt.
+ Cá chép thụ tinh ngoài.
+ Khả năng trứng gặp tinh trùng ít ( nhiều trứng không được thụ tinh, điều kiện Mt nước, nhiệt độ, nồng độ O2 thấp).
+ Duy trì nòi giống. 
- 1- 2 Hs phát biểu à lớp bổ sung.
* KL: - Mt sống: Nước ngọt.
 - Đời sống: Ưa vực nước lặng; ăn tạp; là 
 Đv biến nhiệt.
 - Sinh sản: Thụ tinh ngoài, đẻ trứng.
 Trứng thụ tinhà thành phôi.
20’
HOẠT ĐỘNG 2
CẤU TẠO NGOÀI
1/ Cấu tạo ngoài.
- Gv yêu cầu Hs quan sát mẫu cá chép sống đối chiếu với hình 31.1 Sgkà nhận biết các bộ phận trên cá chép.
- Gv treo tranh câm cấu tạo ngoài, gọi Hs trình bày. 
* Gv giải thích: tên gọi các loại vây liên quan đến vị trí của vây: Vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn, vây bụng, vây ngực.
Tìm hiểu Đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống.
- Gv tiếp tục yêu cầu Hs quan sát cá chép đang bơi trong nước + đọc kĩ bảng 1 và thông tin đề xuấtà chọn câu trả lời.
- Gv treo bảng phụ à gọi Hs lên điền.
- Hs đối chiếu giữa mẫu vật và hình vẽà ghi nhớ các bộ phận cấu tạo ngoài. 
- Đại diện nhóm trình bày các bộ phận cấu tạo ngoài trên tranh. 
- Hs làm việc cá nhân với bảng 1 Sgk 
- Thảo luận nhómà thống nhất đáp án 
- Đại diện nhóm lên điềnà các nhóm khác nhận xét , bổ sung. 
Bảng 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lặn
Đặc điểm cấu tạo ngoài
(1)
Sự thích nghi
(2)
1. Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân.
A, B
2. Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước. 
C, D
3. Vảy cá có da bao bọc; trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy.
E, B
4. Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp.
A, E
5. vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân.
A, G
- Gv nêu đáp án đúng: 1B, 2C, 3E, 4A, 5G.
- 1Hs trình bày lại đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lặn.
2/ Chức năng của vây cá.
- Gv yêu cầu Hs đọc thông tin Sgkà trả lời câu hỏi:
+ Vây cá có chức năng gì?
+ Nêu vai trò của từng loại vây cá?
* KL: 
Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lặn ( như bảng 1) 
- Hs đọc thông tin Sgk à trả lời câu hỏi. 
+ Vây cá như bơi chèo à giúp cá di chuyển trong nước.
* KL: Vai trò từng loại vây cá: 
- Vây ngực, vây bụng: Giữ thăng bằng, rẽ phải, rẽ trái, lên, xuống.
- Vây lưng, vây hậu môn: Giữ thăng bằng theo chiều dọc.
- Khúc đuôi mang vây đuôi: Giữ chức năng chính trong sự di chuyển của cá. 
 4/ Kiểm tra-đánh giá: 5’
 - Gv gọi Hs đọc thông tin tóm tắt Sgk
 C1 - Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước?
 C2 - Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn? Ý nghĩa?
 5/ Dặn dò: 
Học bài theo câu hỏi trong Sgk.
Làm bài tập Sgk ( bảng 2 )
Chuẩn bị thực hành: Theo nhóm 4-6 Hs 1 con cá chép.
 Khăn lau, xà phòng. 
◄◄◄ §§§ ►►►

File đính kèm:

  • docTiet 31 sinh 7 du thi giao vien gioi.doc
Giáo án liên quan