Giáo án dự thi giáo viên giỏi cấp tỉnh môn: Lịch sử 9

1. Mục tiêu bài dạy:

a. Về kiến thức:

 Cung cấp cho hs những hiểu biết:

- Về âm mưu mới của Pháp - Mĩ ở Đông Dương trong kế hoạch Na- Va (5. 1953) nhằm giành thắng lợi quân Pháp quyết định" kết thúc chiến tranh trong danh dự".

- Chủ trương, kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954 của ta nhằm phá kế hoạch Na - va của Pháp - Mĩ bằng chiến dịch Điện Biên Phủ(1954) giành thắng lợi quân sự quyết định.

b. Về kỹ năng:

 Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu thủ đoạn chiến tranh của Pháp - Mĩ và chủ trương kế hoạch chiến đấu của ta.

Kỹ năng sử dụng bản đồcuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân

1953- 1954, Và Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

c. Về thái độ:

 Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng tình đoàn kết dân tộc đoàn kết với nhân dân Đông Dương, đoàn kết quốc tế và niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, và niềm tự hào dân tộc.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 

doc15 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dự thi giáo viên giỏi cấp tỉnh môn: Lịch sử 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 định tích cực chủ động tiến công địch trên nhiều hướng ở hầu khắp chiến trường Đông Dương.
Vậy chúng ta đã tiến công như thế nào cô cùng các em tìm hiểu diễn biến các cuộc tiến công của ta trên lược đồ:
- Trình bày trên lược đồ Hình 53: 
- GV giới thiệu lược đồ: Các em chú ý các kí hiệu trên lực đồ khi cô tường thuật diễn biến. ( gv giới thiệu các kí hiệu)
Thực hiện phương hướng chiến lược đã vạch ra ta mở một loạt chiến dịch tiến công địch.
Mở đầu cuộc tiến công chiến lược là gì ?
Pháp đã làm gì khi phát hiện quân ta tiến quân lên Tây Bắc ?
- GV tường thuật :
- Phát hiện bộ đội của ta di chuyển lên Tây Bắc nhằm giải phóng Lai Châu( trừ Điện Biên) lập tức Na - va cho 6 tiểu đoàn Âu - Phi nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. 
 Ta đã giải phóng các vùng khác của Lai Châu. Na - va tiếp tục đưa 6 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cường. Như vậy sau Đồng Bằng Bắc Bộ, ĐBP đã trở thành nơi tập trung quân thứ 2 của Pháp.
 Em hãy cho biết diễn biến tiếp theo của cuộc tiến công ? (... chúng ta đã làm gì ?)
 - Liên quân Việt – Lào tiến công ở Trung Lào, giải phóng tỉnh Thà Khẹt, uy hiếp Xê-nô.
 - Địch hốt hoảng điều quân từ đồng Bằng Bắc Bộ lên cứu nguy cho Xê-nô, và đây là nơi tập trung quân thứ 3 của chúng. 
 Ta đánh tiếp xuống Hạ Lào và cùng quân đội Cam pu chia giải phóng đông bắc Cam pu chia. Và cuối tháng 1.1954 ta phối hợp với quân đội Lào tiến công Thượng Lào.
- Giải phóng toàn tỉnh Phong xa - lì và mở rộng vùng giải phóng Lào và đánh xuống Luông Pha – Bang. Lo sợ mất Luông Pha – Bang, Na - va lại tiếp tục đưa quân từ đồng bằng bắc bộ lên Luông Pha - Bang và đây trở thành nơi tập trung quân thứ 4 của địch. 
- Ngày 20.1. 1954 Na - va tập trung 20 tiểu đoàn bộ binh mở chiến dịch át - lăng đánh chiếm Tuy Hoà (Phú Yên) mở rộng đánh chiếm vùng tự do khu V của ta. 
Ta đánh địch ở Tây Nguyên, giải phóng Kom Tum, bao vây uy hiếp Plây- cu, buộc Pháp bỏ dở chiến trường vùng tự do khu V để tập trung lực lượng cho Plâycu và Plâycu đã trở thành nơi tập trung quân thứ 5 của địch. 
Kết quả của cuộc tiến công lên Tây Bắc ngày 20.11.1953 của ta ra sao ?
Trong cuộc tiến công này liên quân Việt – Lào đã làm gì ?
 Tại sao ta lại mở chiến dịch ở Thượng Lào?
- Để đánh lạc hướng phán đoán của địch làm chúng tưởng ta tập trung lực lượng ở Thượng Lào nên chúng điều quân đến Thượng Lào trong khi đó ta tích cực chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ. 
Khi Pháp mở rộng đánh chiếm vùng tự do quân khu V, ta đã làm gì ?
Cuối tháng 1.1954 Pháp mở rộng đánh chiếm vùng tự do của ta thì đầu tháng 2. 1954 ta đánh địch ở Tây Nguyên.
Tại sao ta lại đánh địch ở Tây Nguyên ?
 ( để nhằm mục đích gì ?)
Ta đánh địch ở Tây Nguyên buộc Pháp bỏ dở chiến trường vùng tự do khu V để tập trung lực lượng cho Plâycu và Plâycu đã trở thành nơi tập trung quân thứ 5 của địch. 
 Nhìn trên lược đồ em có nhận xét gì về kết quả các cuộc tấn công của ta và hình thái chiến trường Đông Dương? (Ban đầu địch tập trung quân ở đâu và sau đó thì sao?)
- Các cuộc tiến công của ta đã buộc địch ban đầu từ một nơi tập trung quân ở đồng bằng Bắc Bộ đã phải phân tán thành 5 nơi vùng giải phóng của ta ngày càng được mở rộng vùng chiếm đóng của địch bị thu hẹp lại.
 Vậy kế hoạch Na –va của Pháp – Mĩ có thực hiện được hay không ? Vì sao ?
Chúng ta đã Bước đầu phá sản kế hoạch Na - va của Pháp - Mĩ . 
 Song Pháp vẫn còn một số nơi tập trung quân lớn như Điện Biên Phủ, đồng bằng Bắc Bộ. Chính vì vậy bộ chính trị TW Đảng đã quyết định mở chiến dịch lớn, Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ chấm dứt chiến tranh. Vậy chiến dịch lịch sử ĐBP diễn ra như thế nào ? Cô cùng các em tìm hiểu sang phần 2: 
- Quan sát vị trí Điện Biên Phủ trên lược đồ.
 Em hãy cho biết địa hình của Điện Biên Phủ ntn?
- ĐBP là một thung lũng (lòng chảo) rộng lớn nằm ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc gần biên giới với Lào. Là nơi có vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Dương.
 Quân địch đã xây dựng cứ điểm ĐBP ra sao?
- Quan sát : ảnh Tướng Đờ Ca-xtơ-ri và quan chức Pháp thị sát cứ điểm ĐBP. Sau khi thị sát địa hình chúng đã xây dựng cứ điểm như thế nào các em chú ý trên lược đồ sau:
- Quan sát vị trí 3 khu cứ điểm Điện Biên Phủ trên lược đồ.
 Lực lượng: 16.200 tên với 49 cứ điểm chia 3 khu: Khu trung tâm có sở chỉ huy và sân bay Mường Thanh và các căn cứ đồi A1,A2,C1,C2,D1,D2,D3,,E1...
Khu Bắc gồm đồi Độc Lập, bản Kéo, bản Ta Po... khu Nam có sở chỉ huy, sân bay, bản Hồng Cúm, bản Sòm, bản Mơ...
Pháp và Mĩ đều coi ĐBP là "pháo đài bất khả xâm phạm".
 Chính vì xây dựng được cứ điểm kiên cố như vậy nên chúng đã quyết định giao chiến với quân ta ở ĐBP
 Trước những kế hoạch và chuẩn bị của Pháp về phía ta bộ chính trị TW Đảng đã có chủ trương gì?
Cho hs quan sát ảnh: Bộ Chính trị TW Đảng họp quyết định mở chiến dịch ĐBP (từ trái-> phải: đ/c Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đ/c Trường Chinh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp- người trực tiếp chỉ huy chiến dịch LS ĐBP.)
* Để chuẩn bị cho chiến dịch chúng ta đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. Sau đay các em quan sát một số hình ảnh về sự chuẩn bị đó:
- Quan sát ảnh: Hình 55: Bộ đội ta kéo pháo vào Điện Biên Phủ.
- Một số hình ảnh: Chuẩn bị của ta cho chiến dịch ĐBP.
-Ta đã huy động một lực lượng lớn cho chiến dịch. Cả hậu phương đã dốc sức người, sức của và tinh thần cho chiến dịch ĐBP, chúng ta đã chuyển vào Điện Biên hàng chục nghìn tấn vũ khí đạn dược, 27.000 tấn gạo, và các phương tiện vận chuyển. Sơn La chúng ta đã huy động một lực lượng lớn sức người sức của phục vụ cho tiền tuyến. Đặc biệt Sơn La đã góp phần không nhỏ trong “Chiến dịch mở đường”, hàng nghìn nam nữ thanh niên đã tham gia mở tuyến đường số 13 nối Sơn La với Yên Bái và vận chuyển vũ khí, lương thực góp phần chuẩn bị cho chiến dịch. 
- Khi chúng ta đã có sự chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt, chúng ta mở chiến dịch Lịch sử ĐBP, chiến dịch diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong phần diễn biến:
- Diễn biến của chiến dịch được chia ra thành 3 đợt: Đợt 1 từ (.....)
* Mở lược đồ: Các em chú ý các kí hiệu trên lược đồ khi cô trình bày diễn biến: ( gv giải thích các kí hiệu)
 Đợt 1 diễn ra như thế nào?
 * GV Chỉ trên lược đồ:
 Đợt 1: Ngày 13.3 quân ta tấn công Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
 Sau đợt pháo bắn yểm hộ, bộ binh ta tiến lên chiếm các cứ điểm, đại đội bộc phá của anh Phan Đình Giót được lệnh tiến lên trước. Địch bắn ráo riết, tuy bị thương vong nhiều nhưng các chiến sĩ bộc phá vẫn tiếp tục phá đựơc 4 hàng rào thép gai một mảng lô cốt một của địch. Phan Đình Giót bị thương nhưng vì lô cốt 3 của địch vẫn phun lửa ngăn bước tiến của đồng đội, anh đã bò dưới làn mưa đạn đến chân tường lô cốt 3 rồi nhổm lên áp chặt lưng vào lỗ châu mai. Hoả lực của địch tắt hẳn trong giây lát, xung kích của ta ào ạt xông lên. Nửa giờ sau lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay trên cứ điểm Him Lam. 
Vậy kết quả của đợt tấn công thứ nhất là gì ?
- Sau 5 ngày chiến đấu ta đã tiêu diệt được 2000 địch, hạ 12 máy bay, uy hiếp sân bay Mường Thanh, tên chỉ huy Ri - rốt đã dùng lựu đạn tự sát. Và chúng ta không thể quên hình ảnh anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Sau đây cả lớp quan sát chân dung cảu anh :
- Cho hs quan sát chân dung Phan Đình Giót.
Hình ảnh anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai đã đi vào lịch sử, kết thúc đợt tấn công thứ nhất, chuyển sang đợt tiến công thứ 2:
 Em hãy trình bày diễn biến của đợt tấn công thứ 2 của ta?
- Chiều 30.3.1954 ta mở đợt tiến công thứ 2 đồng loạt nổ súng vào các cứ điểm đồi A1, C1,C2, D1, E1 thuộc phía đông khu trung tâm. 
- Cuộc đánh chiếm đồi A1, C1 diễn ra suốt 4 ngày đêm, 2 bên giành giật nhau từng thước đất. Cuối cùng mỗi bên chiếm giữ một nửa cao điểm. Sự tổn thất của 2 bên đều nặng nề. Tại cánh đồng Mường Thanh quân ta tiến công rất khó khăn vì hoả lực của địch rất mạnh ta chủ trương xây dựng một hệ thống hào hầm để tiến công, hào trục, hào nhánh lớn nhỏ đan xen ngang dọc. 
Cuối tháng 4 ta bao vây ép chặt trận địa địch mỗi chiều chỉ còn hơn 1 km. Cứ địch ló đầu lên là ta bắn tỉa. Chúng phải chui rúc trong công sự chặt hẹp, bẩn thỉu, sinh hoạt thiếu thốn.
 Pháp cho 179 máy bay điên cuồng ném bom không ngớt xuống trận địa của ta nhưng chiến hào vẫn vươn tới thít chặt lấy địch. Cuối cùng đến chiều 26.4.1954 những tên địch còn lại ở những cứ điểm trên đã phải đầu hàng. 
So sánh với đợt tiến công thứ nhất em có nhận xét gì về đợt tiến công thứ 2 của ta?
- Như vậy sau 2 đợt tấn công ta tiêu hao một lượng lớn sinh lực và vũ khí của địch và đã quyết định tấn công đợt 3 kết thúc chiến tranh. 
Đợt tấn công thứ 3 của ta diễn ra như thế nào ?
- Tối ngày 1.5 ta xung phong bất ngờ chiếm toàn bộ đồi C1 và một số cao điểm khác thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch. 
- Đến 18h 45' ngày 5.5 tiếng nổ của 1000 kg thuốc nổ trong lòng đồi A1 là hiệu lệnh công kích của quân ta, đã phá tan cứ điểm cuối cùng này (việc đưa được 1000 kg thuốc nổ vào lòng đồi A1 là cả một quá trình gian truân đào đường ngầm vào trong lòng đồi, cuối cùng đã thành công). 
 17h30' ngày 7.5 quân ta như một cơn lốc đại đội của Tạ Quốc Luật đã vượt cầu Mường Thanh tiến đánh vào sở chỉ huy. 
Một tên sĩ quan nguỵ bị bắt đã chỉ cho anh hầm chỉ huy. Hai chiến sĩ Vinh và Nhỏ đã bò sát hầm ném lựu đạn vào 4 chiếc xe tăng bao quanh bảo vệ hầm, 1 chiếc bốc cháy, 1 chiếc đứt xích, 2 chiếc bỏ chạy. Tạ Quốc Luật cùng Vinh, Nhỏ và một số chiến sĩ khác xông vào hầm ném lựu đạn và một tên Pháp giơ tay lên đó là tướng Đờ ca- xtơ - ri với bộ mặt tái nhợt giơ tay hàng cùng toàn bộ ban tham mưu. 
Em hãy điểm lại những diễn biến cơ bản trong đợt tiến công thứ 3 ?
Cho hs quan sát hình 56: Lá cớ chiến thắng bay trên nắp hầm tướng Đờ ca - xtơ - ri . Trong ảnh: một chiến sĩ cầm cờ đỏ sao vàng đang bay phấp phới, hai chiến sĩ bên cạnh cầm chắc tay súng đứng trên nóc hầm chỉ huy của Pháp. 
- Đêm hôm đó ta tiêu diệt nốt cứ điểm còn lại là Hồng Cúm, chiến dịch ĐBP hoàn toàn thắng lợi. 
- Trong cùng thời gian, trên các chiến trường toàn quốc, quân ta đẩy mạnh chiến đấu tiêu diệt, giam chân, phân tán lực lượng địch, tạo điều kiện cho ĐBP toàn thắng.
 Em hãy 

File đính kèm:

  • docBai 27 Thi GVG.doc