Giáo án Dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện môn Tin học Lớp 6 - Tiết 49: Định dạng văn bản - Năm học 2013-2014 - Trần Viết Mẫn

I. Mục tiêu

* Kiến thức:

Hiểu được chức năng của định dạng văn bản.

Các thao tác định dạng kí tự văn bản gồm có hai chức năng chính: Sử dụng nút lệnh và hộp thoại Font.

* Kỹ năng: Vận dụng nội dung bài học định dạng một văn bản đơn giản. Rèn kỹ năng thao tác trên máy.

* Thái độ: Có thái độ cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc đúng quy trình.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, máy tính, máy chiếu, mạng internet.

 - Tài liệu, giáo án.

2. Chuẩn bị của học sinh: - Vở ghi, tài liệu.

III. Tiến trình bài dạy:

1.Ổn định lớp: (01 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (08 phút)

* Câu hỏi: HS: Giáo viên cho đoạn văn:

Microsoft – TẬP ĐOÀN PHẦN MỀM HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI

Microsoft là 1 tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phầm mềm, dịch vụ và giải pháp công nghệ thông tin. Những sản phẩm phần mềm của Microsoft bao gồm hệ điều hành cho máy chủ, máy tính cá nhân và các thiết bị thông minh, ứng dụng máy chủ cho môi trường công nghệ thông tin, ứng dụng năng suất thông tin, giải pháp kinh doanh và các công cụ phát triển phần mềm.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện môn Tin học Lớp 6 - Tiết 49: Định dạng văn bản - Năm học 2013-2014 - Trần Viết Mẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD & ĐT A LƯỚI
TRƯỜNG TH & THCS HỒNG THỦY	
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013 - 2014
	Ngày soạn: 14/02/2014
	Ngày dạy: Tuần 25
	Giáo viên thực hiện: Trần Viết Mẫn
Tiết: 49	BÀI 16 – ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
I. Mục tiêu
* Kiến thức: 
Hiểu được chức năng của định dạng văn bản.
Các thao tác định dạng kí tự văn bản gồm có hai chức năng chính: Sử dụng nút lệnh và hộp thoại Font.
* Kỹ năng: Vận dụng nội dung bài học định dạng một văn bản đơn giản. Rèn kỹ năng thao tác trên máy.
* Thái độ: Có thái độ cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc đúng quy trình. 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:	- Giáo án, máy tính, máy chiếu, mạng internet.
	- Tài liệu, giáo án.
2. Chuẩn bị của học sinh:	- Vở ghi, tài liệu.
III. Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp: (01 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (08 phút)
* Câu hỏi: HS: Giáo viên cho đoạn văn: 
Microsoft – TẬP ĐOÀN PHẦN MỀM HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI
Microsoft là 1 tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phầm mềm, dịch vụ và giải pháp công nghệ thông tin. Những sản phẩm phần mềm của Microsoft bao gồm hệ điều hành cho máy chủ, máy tính cá nhân và các thiết bị thông minh, ứng dụng máy chủ cho môi trường công nghệ thông tin, ứng dụng năng suất thông tin, giải pháp kinh doanh và các công cụ phát triển phần mềm.
THỊ TRƯỜNG
M là một tập đoàn phầm mềm và các sản phẩm của nó được sử dụng bởi hơn 90% máy tính cá nhân trên toàn thế giới. M trở thành người tiên phong
Giáo viên yêu cầu: có rất nhiều chữ Microsoft được viết tắt bởi chữ M, em hãy sữa lại những chữ M đó thành chữ Microsoft.
Giáo viên gọi một vài học sinh lên chỉnh sữa.
Mục đích: Ôn tập cách chỉnh sữa văn bản, khả năng quan sát. Chức năng sao chép và dán văn bản của học đã học ở bài trước.
* Vào bài: (1 phút) Giáo viên cho hai văn bản.
	Văn bản 1	Văn bản 2
Giáo viên hỏi:
- Văn bản 1 và văn bản 2 có nội dung như thế nào?
	Hs: Giống nhau.
- Văn bản nào đẹp hơn? Vì sao?
	Văn bản 2 đẹp hơn vì có màu sắc, trang trí dễ nhìn.
* Văn bản có màu sắc, trang trí dễ nhìn. Có đầu đề viết hoa, chữ to lên, .... người ta gọi là định dạng văn bản.Thế định dạng có những chức năng nào, thực hành như thế nào? Ta vào bài mới. Bài 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN. 
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NỘI DUNG
Giáo viên lần lược cho văn bản 1 và văn bản 2 sau đó cho 2 văn bản cùng lúc gợi mở khái niệm định dạng văn bản:
GV: Gọi 1 HS cho nhận xét nội dung và hình thức trình bày của hai văn bản
HS: 
Văn bản 1: Ta thấy kích cỡ chữ nhỏ, khó nhìn, đọc rất khó khăn 
Văn bản 2: Trình bày đẹp, có màu sắc, đầu đề chữ to, in đậm, ... 
GV: Ta thấy văn bản khi nhập xong thì có bố cục trình bày rất đơn giản, khó nhìn,  do đó ta cần phải thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, con số, kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang lại để giúp cho người đọc dể nhìn, trang văn bản khi in có bố cục đẹp. Quá trình thay đổi đó ta gọi là định dạng văn bản.
Vậy định dạng văn bản là gì?
Hoạt động 1: Định dạng văn bản: (5 phút)
GV: giới thiệu định dạng văn bản gồm hai loại: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản.
HS: Ghi bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu định dạng kí tự. (4 phút)
Giáo viên cho văn bản:
Giáo viên vừa thực hành vừa giới thiệu học sinh định dạng từng chức năng của định dạng kí tự: Như tô đậm, in nghiên, gạch chân, và tô màu.
GV: Định dạng kí tự gồm có những chức năng gì?
HS: Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự.
GV: Giới thiệu hai cách định dạng kí tự đó là: Sử dụng các nút lệnh và sử dụng hộp thoại Font.
GV: Gọi HS nhắc lại các thành phần trên cửa sổ Word.
HS: Thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh công cụ, thanh định dạng, 
GV: Minh họa các nút lệnh để định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ trên thanh định dạng cho HS quan sát. Yêu cầu HS nhắc lại và GV ghi bảng nội dung trên.
HS: Ghi bài.
GV: Đưa ra ví dụ gọi HS lên sử dụng các nút lệnh vừa học lên định dạng lại văn bản.
HS: Thực hiện.
Giáo viên trình chiếu thanh công cụ và đưa ra từng công cụ để học sinh ghi chép và hiểu bài.
1. Định dạng văn bản:
* Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, con số, kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang.
* Nhằm mục đích: Văn bản dể đọc, trang văn bản có bố cục đẹp và người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết.
* Định dạng văn bản gồm hai loại: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản.
2. Định dạng kí tự
* Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự.
* Có hai cách định dạng kí tự đó là: Sử dụng các nút lệnh và sử dụng hộp thoại Font.
a. Sử dụng các nút lệnh (7 phút)
+ Phông chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Font (phông)
và chọn phông thích hợp.
+ Cỡ chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Size (cỡ chữ) và chọn cỡ chữ cần thiết.
+ Kiểu chữ: Nháy các nút Bold (chữ đậm), Italic (chữ nghiêng) hoặc Underline (chữ gạch chân).
+ Màu chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Font Color (Màu chữ) và chọn màu thích hợp.
* Ví dụ:
* Ví dụ: (3 phút)
Cho trang văn bản sau: Hãy định dạng văn bản 1 giống văn bản 2.
Giáo viên gọi một vài học sinh lên định dạng.
GV: giới thiệu cho HS cách định dạng thứ 2 là: Sử dụng hộp thoại Font.
GV: Vừa thao tác trên máy vừa nêu cách thực hiện:
GV: Mở đoạn văn sau vừa định dạng vừa giời thiệu các chức năng của hộp thoại Font
+ Chọn khối văn bản cần định dạng.
+ Vào bảng chọn Format " chọn lệnh Font.
+ Thực hiện các thao tác định dạng trên hộp thoại Font.
+ Chọn OK để định dạng.
HS: Quan sát và ghi các bước thực hiện vào vở.
GV: Đưa ra ví dụ gọi HS theo các bước vừa quan sát lên thực hiện lại.
HS: Thực hiện.
GV: Nhắc HS chú ý trước khi thực hiện thao tác định dạng ta cần phải chọn khối văn bản cần định dạng.
GV: Gọi HS nhắc lại hai cách định dạng kí tự văn bản.
HS: nhắc lại.
b. Sử dụng hộp thoại Font (4 Phút)
Cách thực hiện:
 + Chọn khối văn bản cần định dạng.
 + Vào bảng chọn Format " chọn lệnh Font.
+ Thực hiện các thao tác định dạng trên hộp thoại Font.
+ Chọn OK để định dạng.
3. Củng cố: (3 phút)
Giáo viên vừa hỏi vừa gọi học sinh và trình chiếu bảng đồ tư duy. Để ôn tập cho học sinh
IV. Bài tập: (8 phút)
Bài tập 1: Cho văn bản “ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGŨ”.Hãy định dạng văn bản 1 giống văn bản 2.
Mục đích: Học sinh biết định dạng kí tự văn bản.
Bài tập 2: Cho văn bản “Tả một buổi lao động của trường em”. Hãy định dạng văn bản và chữa lỗi chính tả.
Mục đích: Học sinh biết định dạng và chỉnh sửa văn bản.
V. Hướng dẫn: (1 Phút)
 * Xem lại bài vừa học.
 * Làm các bài tập SGK.
 * Chuẩn bị cho bài học “Định dạng đoạn văn bản”.

File đính kèm:

  • docDinh dang van ban.doc