Giáo án điện tử Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Thơ "Thăm nhà bà"
I Mục đích- yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.
- Luyện cho trẻ dân tộc thiểu số cách phát âm, cách đọc, diễn đạt.
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng phát âm, kỹ năng đọc, cách diễn đạt.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ.
- Giáo dục trẻ yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị, em trong gia đình.
- Biết giúp đỡ những công việc nhỏ trong gia đình.
II. Chuẩn bị.
1. Môi trường hoạt động: Trong lớp học.
2. Đồ dùng.
- Giáo án điện tử bài thơ: “Thăm nhà bà”.
- Đồ chơi .
3. Phương pháp.
- Quan sát- đàm thoại.
GIÁO ÁN Chủ điểm: Gia đình. Chủ đề nhánh: Gia đình của bé. Hoạt động phát triển ngôn ngữ. Đề tài: Thơ “Thăm nhà bà”. Lớp: Chồi 2. Giáo viên chủ nhiệm: Hồ Thị Thường. Ngày soạn: 19/10/2014. Ngày dạy: 22/10/2014. Người dạy: Vương Thị Ngọc Huyền. I Mục đích- yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ đọc thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ. - Luyện cho trẻ dân tộc thiểu số cách phát âm, cách đọc, diễn đạt. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng phát âm, kỹ năng đọc, cách diễn đạt. - Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị, em trong gia đình. - Biết giúp đỡ những công việc nhỏ trong gia đình. II. Chuẩn bị. 1. Môi trường hoạt động: Trong lớp học. 2. Đồ dùng. - Giáo án điện tử bài thơ: “Thăm nhà bà”. - Đồ chơi . 3. Phương pháp. - Quan sát- đàm thoại. III. Tiến hành hoạt động. Hoạt động cô Hoạt động trẻ. 1. Mở đầu hoạt động. Hát “ Cả nhà thương nhau”. * Trò chuyện chủ điểm. - Hỏi trẻ vừa hát bài hát gì? - Vậy các con có yêu thương gia đình mình không? - Gọi 2- 3 trẻ hỏi về gia đình mình? - Hỏi trẻ gia đình mình đông con hay ít con? - Hỏi 1 trẻ nhà con có ông bà ở cùng không? – Vậy khi nhớ ông ông bà các con phải làm gì? * Giới thiệu bài: A đúng rồi có 1 bài thơ nói 1 bạn nhỏ nhớ bà và đã đến thăm thăm bà đó là bài thơ “ Thăm nhà bà” của tác giả Như Mao, bây giờ cả lớp chú ý lằng nghe cô đọc bài thơ này nhé! - Cả lớp có đồng ý không nào? 2. Hoạt động trọng tâm. * Dạy thơ: - Lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ. - Lần 2 : Cô cùng cả lớp đọc theo hình ảnh. - Lần 3: Cô cùng cả lớp đọc to- nhỏ. * Giảng nội dung: Bài thơ nói 1 bạn nhỏ nhớ bà nên đã đến thăm bà nhưng bà đi vắng, bạn nhỏ thấy đàn gà con rất đáng yêu đang chơi ngoài nắng liền cho gà ăn thóc và lùa gà vào chỗ mát. * Giảng từ khó: - Lật đật: Chạy vội vàng. - Xúm vòng quanh: Mỗi con mỗi nơi sau khi nghe tiếng gội liễn xúm lại đứng gần với nhau. - Mải miết: Đang làm việc gì đó rất say sưa. * Đàm thoại: - Các con vừa đọc xong bài thơ gì? - Tác giả nào sáng tác? - Khi đến thăm bà , bà đã đi đâu? - Bạn nhỏ đã thấy gì? - Thế bạn nhỏ đã làm gì? - Khi nghe bạn nhỏ gọi đàn gà con như thế nào? - Đàn gà con kêu thế nào? - Bạn nhỏ đã cho gà con ăn gì? - Khi trời nắng bạn nhỏ đã làm gì với đàn gà con? * Giáo dục: - Các con có yêu thương mọi người thân trong gia đình không? - Các con yêu thương mọi người thì các con phải làm gì nhỉ? Đến lớp chúng ta cũng có 1 gia đình vậy các con phải thương yêu ai? - Thương cô và các bạn các con phải làm gì? * Trẻ đọc: - Lớp- Tổ- Nhóm- Cá nhân. Cô quan sát và sửa sai cho trẻ. * Trò chơi: “Mua quà tặng bà”. - Các con có yêu quý bà mình không nhỉ? Vậy các con có muốn mua quà tặng cho bà mình không? - Cách chơi: Mỗi tổ cô sẽ chọn 2- 3 bạn lên bật qua vòng và chạy lên mua quà về cho bà. Mỗi bạn chỉ được mua một hộp quà không được mua nhiều hơn. - Luật chơi: Tổ nào mua được nhiều quà cho bà hơn đội đó sẽ về nhất. Cô thấy tổ nào mua cũng được nhiều quà để tặng bà. Vậy để cho bà vui hơn cô và cả lớp cùng tổ chức buổi diễn văn nghệ nha. - Cô cho 2- 3 trẻ lên hát bài mà bé thích. 3. Kết thúc hoạt động. - Cả lớp đọc lại bài thơ “Thăm nhà bà”. - Trẻ hát. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ đọc. - Trẻ đọc. -Trẻ lắng nghe. - Trẻ đọc. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ đọc. - Trẻ chơi. - Trẻ hát. - Trẻ đọc
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_choi_linh_vuc_phat_trien_ngon_ngu_de_tai.doc