Giáo án điện tử Lớp Chồi - Đề tài: Gấu con bị đau răng

I/ Mục đích – yêu cầu

1,Kiến thức : Trẻ hiểu nội dung câu chuyện và nhớ tên chuyện, tên các nhân vật trong chuyện.

2, Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phát triển ngôn ngữ và khả năng ghi nhớ có chủ định ở trẻ.

3,Thái độ : Giáo dục trẻ biết tự vệ sinh cá nhân, luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhất là vệ sinh răng miệng.

II/ Chuẩn bị :

- Đồ dùng : Giáo án, rối dẹp,

- Hình ảnh : Gấu con bị đau răng trên máy, 2 rổ, 2 ghế nhỏ, bàn chải đánh răng .

III/ Phương pháp :

- Sử dụng phương pháp dùng lời, trực quan, đàm thoại

 

doc70 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án điện tử Lớp Chồi - Đề tài: Gấu con bị đau răng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o miệng, giữ gìn đôi tay sạch sẽ
 II/CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ,điểm danh, thể dục sáng:
- Trẻ đến lớp cô hướng dẫn trẻ chào ông bà, bố mẹ và chào cô
- Rèn cho trẻ thói quen tự phục vụ, cất đồ dùng, cất dép vào đúng nơi quy định
- Hướng dẫn trẻ vào chỗ ngồi
- Thể dục sáng: Hướng dẫn trẻ ra sân xếp hàng tập theo bài tập tháng 10.
- Điểm danh:
2. Hoạt động có chủ đích 1:
2.1. Chuẩn bị môi trường cho hoạt động có chủ đích:
- Không gian tổ chức : Trong lớp học
- Đồ dùng phương tiện: + Tranh vẽ 2 bàn tay
+ Hoa cho cô và cho trẻ 2 màu khác nhau,
2.2. Phương pháp cho hoạt động có chủ đích
- Phương pháp giảng giải, dùng lời ,thực hành
2.3 . Tiến hành tổ chức cho hoạt động có chủ đích.
a/ Mở đầu hoạt động :
Cô và trẻ hát bài "Hai bàn tay của em"
b/ Hoạt động trọng tâm :
* Dạy trẻ xác định tay phải ,tay trái
- Bàn tay để múa cho mẹ xem mà còn được nhiều việc nữa. như đánh răng, tô màu, + Mỗi người có mấy bàn tay? - Tay phải đâu? tay trái đâu ? 
+ Các con cầm cốc tay nào, cầm bàn chải đánh răng tay nào?
- Tay trái cầm cốc, tay phải cầm bàn chải.
+ Các con cùng đánh răng nào.
* Cho trẻ xác định vị trí các bộ phận trên cơ thể về tay phải và tay trái của mình
+ Trẻ dùng đồ vật xác định tay phải tay trái : Cho trẻ lấy hoa màu đỏ bằng tay trái, hoa vàng bằng tay phải.
+ Các con lấy trong rổ cho cô hoa màu đỏ bằng tay trái nào.
Tay nào của con cầm hoa màu đỏ thế? 
+ Các con lấy cho cô hoa màu vàng bằng tay phải nào? Con đang cầm hoa màu vàng bằng tay nào vậy?
* Luyện tập củng cố : Cho trẻ chơi trò chơi : “Tìm nhanh”
- Cô cho trẻ giơ 2 tay của mình ra trước. Sau đó cho trẻ giơ tay trái, tay phải theo cô.
- Cho bé về nhóm tìm 2 bàn tay cho đúng cặp tay phải, tay trái.
c, Kết thúc hoạt động : 
- Nhận xét và tuyên dương
3. Hoạt động ngoài trời
- Chơi tự do , chơi với đồ chơi ngoài trời
+ Cô bao quát trẻ chơi .
4. Hoạt động chuyển tiếp.
- Hát: Mừng sinh nhật và cho trẻ vào lớp.
5. Hoạt động góc :
* Góc xây dựng : - Ghép hình bé và các bạn
* Góc học tập : Tô màu các bộ phận cơ thể theo yêu cầu của cô
*Góc nghệ thuật :
- Biểu diễn các bài hát đã học "Hát mừng sinh nhật", " Càng lớn càng ngoan", cái mũi
* Góc phân vai : Mẹ - con , Bé làm bác sỹ
* Góc thư viện : Xem tranh về các bộ phận của cơ thể
* Góc thiên nhiên : Lau lá, tưới cây.
6. Vệ sinh ăn trưa – ăn phụ chiều:
- Rèn cho trẻ thói quen tự vệ sinh trước, trong, sau khi ăn.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, rửa mặt, lau miệng, súc miệng sau khi ăn và rửa mặt, đánh răng sau khi ngủ dậy
- Trẻ biết mời cô và mời các bạn trước khi ăn cơm.
- Trẻ biết gọi tên các món ăn trong ngày
- Động viên trẻ ăn hết suất, không làm đổ cơm và làm rơi vãi ra sàn nhà
- Trong khi ăn cơm không nói chuyện, tự biết cầm thìa xúc ăn.
7.Hoạt động chiều.
- Làm quen kiến thức mới
- Nhận xét , bình cờ
8. Trả trẻ 
- Trả trẻ đúng thời gian quy định
- Vệ sinh sạch sẽ trước khi trả trẻ.
- Trẻ chơi tự do
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ trong ngày.
III/ĐÁNH GIÁ 
1.Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày
1.1. Nội dung chưa dạy được (Lý do)
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
1.2 Những thay đổi cần thiết 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................2. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt về sức khỏe và giáo dục cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng ( Có thể kết hợp với gia đình) :
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ý kiến của chuyên môn ( BGH)	Giáo viên lập kế hoạch
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC "MỘT NGÀY TÍCH HỢP"
Thời gian thực hiện : Thứ 6 ngày 15 tháng 10 năm 2010
Chủ đề nhánh : Cơ thể tôi?
Hoạt động có chủ đích: 
Hoạt động 1: Làm quen với văn học : Thơ: " Đôi mắt của em" . Tác giả : Lê Thị Mỹ Phương
I/MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
* Cung cấp kiến thức – Rèn luyện kỹ năng – Giáo dục tình cảm, hành vi phù hợp cho từng độ tuổi:
- Kiến thức : 
 + Trẻ biết tên bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ 
- Kỹ năng :
+ Rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ
+ Trẻ đọc to, rõ ràng và biết đọc diễn cảm .
- Thái độ : 
+ Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh đôi mắt và các giác quan sạch sẽ
I/CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ,điểm danh, thể dục sáng:
- Trẻ đến lớp cô hưỡng dẫn trẻ chào ông bà, bố mẹ và chào cô
- Rèn cho trẻ thói quen tự phục vụ, cất đồ dùng, cất dép vào đúng nơi quy định
- Hướng dẫn trẻ vào chỗ ngồi
- Thể dục sáng: Hướng dẫn trẻ ra sân xếp hàng tập theo bài tập tháng 10.
- Điểm danh:
2. Hoạt động có chủ đích 1:
2.1. Chuẩn bị môi trường cho hoạt động có chủ đích:
* Không gian tổ chức :Trong lớp học
- Đồ dùng phương tiện :
+ Tranh minh họa, đĩa nhạc 
2.2. Phương pháp cho hoạt động có chủ đích
- Phương pháp giảng giải, dùng lời ,đồ dùng trực quan
2.3 . Tiến hành tổ chức cho hoạt động có chủ đích.
a/ Mở đầu hoạt động :
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi : Trời tối, trời sáng và trò chuyện về tác dụng của đôi mắt đối với cơ thể của mình. Cô cũng có một bài thơ nói về đôi mắt, đó là bài thơ : Đôi mắt của em.
b/ Hoạt động trọng tâm :
* Cô đọc mẫu :
- Lần 1: Cô đọc cho cả lớp nghe bài thơ to, rõ ràng và diễn cảm.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ tên là gì?
Cô tóm tắt nội dung bài thơ : Bài thơ nói về đôi mắt của các con,nhờ đôi mắt mà các con nhìn thấy mọi vật xung quanh vì đôi mắt rất quý nên phải giữ gìn cho đôi mắt ngày càng sáng hơn.
- Lần 2: Cô đọc kết hợp tranh minh họa 
* Trích dẫn – đàm thoại :
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+ Bài thơ nói về cái gì?
Các con thấy đôi mắt thế nào?
Đôi mắt giúp các con làm gì?
+ Nhờ có đôi mắt mà các con nhìn thấy những gì?
- Các con làm gì để cho đôi mắt ngày càng đẹp và sáng hơn?
Cô khái quát lại câu trả lời của trẻ : Bài thơ nói về đôi mắt của các con,nhờ đôi mắt mà các con nhìn thấy mọi vật xung quanh vì đôi mắt rất quý nên phải giữ gìn cho đôi mắt ngày càng sáng hơn, để bảo vệ mắt các con không được lấy tay bẩn dụi mắt, khi đi ra ngoài gặp bụi các con phải đeo kính và thường xuyên phải rửa bằng khăn sạch , khi bị đau mắt các con phải nhỏ thuốc mắt nha.
* Luyện đọc: Cho cả lớp cùng đọc với cô 
+ Cho tổ đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc
c/ Kết thúc giờ học : Nhận xét - Tuyên dương trẻ
3. Hoạt động ngoài trời
- Chơi tự do , chơi với đồ chơi ngoài trời
+ Cô bao quát trẻ chơi .
4. Hoạt động chuyển tiếp.
- Hát: Mừng sinh nhật và cho trẻ vào lớp.
5. Hoạt động góc :
* Góc xây dựng : - Ghép hình bé và các bạn
* Góc học tập : Tô màu các bộ phận cơ thể theo yêu cầu của cô
*Góc nghệ thuật :
- Biểu diễn các bài hát đã học "Hát mừng sinh nhật", " Càng lớn càng ngoan", cái mũi
* Góc phân vai : Mẹ - con , Bé làm bác sỹ
* Góc thư viện : Xem tranh về các bộ phận của cơ thể
* Góc thiên nhiên : Lau lá, tưới cây.
6. Vệ sinh ăn trưa – ăn phụ chiều:
- Rèn cho trẻ thói quen tự vệ sinh trước, trong, sau khi ăn.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, rửa mặt, lau miệng, súc miệng sau khi ăn và rửa mặt, đánh răng sau khi ngủ dậy
- Trẻ biết mời cô và mời các bạn trước khi ăn cơm.
- Trẻ biết gọi tên các món ăn trong ngày
- Động viên trẻ ăn hết suất, không làm đổ cơm và làm rơi vãi ra sàn nhà
- Trong khi ăn cơm không nói chuyện, tự biết cầm thìa xúc ăn.
7.Hoạt động chiều.
- Làm quen kiến thức mới
- Nhận xét , bình cờ
8. Trả trẻ 
- Trả trẻ đúng thời gian quy định
- Vệ sinh sạch sẽ trước khi trả trẻ.
- Trẻ chơi tự do
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ trong ngày.
III/ĐÁNH GIÁ 
1.Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày
1.1. Nội dung chưa dạy được (Lý do)
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
1.2 Những thay đổi cần thiết 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt về sức khỏe và giáo dục cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng ( Có thể kết hợp với gia đình) :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ý kiến của chuyên môn ( BGH)	Giáo viên lập kế hoạch
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC "MỘT NGÀY TÍCH HỢP"
Thời gian thực hiện : Thứ 2 ngày 18 tháng 10 năm 2010
Chủ đề nhánh : Tôi cần gì để lớn lên ?
Hoạt động có chủ đích: 
Hoạt động 1: Khám phá khoa học : Trò chuyện đàm thoại với trẻ về nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể và sức khỏe .
I/MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
* Cung cấp kiến thức – Rèn luyện kỹ năng – Giáo dục tình cảm, hành vi phù hợp cho từng độ tuổi:
- Kiến thức : 
+ Trẻ biết được những người chăm sóc và gần gũi với trẻ.
+ Trẻ biết được muốn có sức khỏe tốt phải ăn uố

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_choi_de_tai_gau_con_bi_dau_rang.doc