Giáo án điện tử Lớp Chồi - Chủ đề: Phương tiện và luật lệ giao thông
I. Kiến thức:
- Biết được cách di chuyển, vận chuyển bằng các phương tiện giao thông đa dạng.
- Đặc điểm các phương tiện giao thông.
- Những người điều khiển và phục vụ trên các phương tiện giao thông.
- Làm quen với 1 số luật lệ và ATGT đường bộ.
II. Kỹ năng:
- So sánh sự giống và khác nhau giữa các PTGT và nhũng người điều khiển, phục vụ.
- Phân loại các PTGT theo nơi hoạt động.
- Mô tả, mô phỏng các PTGT, cách điều khiển người phục vụ.
- Thực hành 1 số luật lệ và ATGT đường bộ.
- Xe máy bao gồm những gì? - X máy có yên dài, có tay lái, đèn, thắng tay,thắng chân, muốn máy nổ thì chỉ cần đạp vào cái cần đạp là máy nổ. Theo con xe máy có động cơ không? - Thế xe máy chạy ở đâu? Xe máy dùng để làm gì? Chở được nhiều hay ít người? Vì sao? - Xe máy chạy nhanh hay chậm? Vì sao? Khi đi xe máy thì người ngồi trên xe máy phải làm gì? - Đố bé: "Bốn bánh xe nho nhỏ Mà chạy được đường dài Suốt ngày chạy trên đường, trò chuyện về xe ô tô - Cô và các con cùng làm đoàn tàu nha. Vừa đi quanh lớp vừa đọc. Tu tu xình xịch Tu tu xình xịch Tàu xin bé đường Tàu xin bé đường Cờ xanh bẽ vẫy Bé giơ cờ đỏ Cho tàu đi luôn Tàu dừng lại luôn. - Cô cho cháu nghe âm thanh của tàu hỏa, giới thiệu phương tiện giao thông đường sắt, còn gọi chung là phương tiện giao thông đường bộ. * Hoạt động 3: Trò chơi. - Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Chuyền bóng” để kể tên các loại xe chạy trên đường mà trẻ biết. - Những xe đó (xe máy, xe đạp, xe ô tô) người ta gọi chung là phương tiện gì? - Chơi trò chơi: làm theo cô tiếng kêu và diễn tả các loại PTGT. Giáo dục trẻ ngồi trên xe ngay ngắn, không đùa nghịch. - Trò chơi: “Tiếp sức” chọn các loại PTGT đường bộ. - Cháu về chơi các nhóm dán hoặc vẽ tô màu các phương tiện giao thông đường bộ * Kết thúc: Cháu nghe các bài hát về phương tiện giao thông đường bộ, thư giản nhẹ nhàng - Nhận xét giáo dục cháu khi tham gia các phương tiện giao thông đường bộ. Hoạt động ngoài trời: Vẽ các phương tiện giao thông đường bộ. I. Yêu cầu: - Cháu biết vẽ các hình học cơ bản tạo thành các phương tiện giao thông mà cháu thích. - Phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, tư duy, thẩm mỹ. - Giáo dục trẻ đoàn kết, chơi an toàn. II. Chuẩn bị: - Sân bãi sạch sẽ. - Đồ chơi gọn gàng. III. Tiến hành: * Kiến thức: - Cô cùng cháu hát và chơi trò chơi tín hiệu theo lời bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”. - Trò chuyện với cháu về các tín hiệu đèn giao thông trên đường. - Trên đường có các phương tiện giao thông nào? Gọi đó là loại phương tiện gì? - Cháu kể tên các phương tiện và miêu tả về hình dáng cấu tạo của chúng. - Cô vẽ mẫu một số phương tiện cho cháu quan sát, hướng dẫn cháu vẽ, cô quan sát cháu vẽ và động viên các cháu vẽ. * Vận động: Trò chơi: Đổi số. - Các cháu thích làm phương tiện giao thông nào? Cô sẽ cho cháu được làm nhiều phương tiện giao thông qua trò chơi này. - Cô hướng dẫn luật chơi và cách chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi, cô tham gia làm trọng tài. * Chơi tự do: Quan sát đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi. - Giáo dục cháu vệ sinh cá nhân khi vào lớp học. * Nhận xét:......... Thứ 3, ngày 16.03.2010. ĐÓN TRẺ. Cho cháu quan sát các loại xe ô tô. Trò chuyện về cấu tạo và hình dáng của các loại xe đó. Dạy cháu hát: Em đi qua ngã tư đường phố. HOẠT ĐỘNG: Tạo hình. ĐỀ TÀI: DÁN XE Ô TÔ KHÁCH. Tích hợp: Trò chuyện về công dụng của các loại xe. I. Yêu cầu: - Cháu có kỹ thuật dán, dán tạo thành xe ô tô khách theo mẫu, cháu tự cắt các cửa sổ, có sáng tạo vẽ thêm các chi tiết khác cho bức tranh mềm mại. - Phát triển trí tuệ, tư duy, quan sát, thẩm mĩ. - Giáo dục cháu vệ sinh lớp sạch sẻ, ngồi học đúng tư thế, biết cách sử dụng keo dán. II. Chuẩn bị: - Tranh ô tô khách. - Giấy màu, keo, giấy giá treo tranh. - Kisdmart. Bến xe ô tô. III. Tiến hành: * Hoạt động 1: - Cô kể tóm tắt lại câu chuyện “ Kiến co đi ô tô”. - Đàm thoại cùng trẻ: + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? Kiến con đi đâu và đi bằng phương tiện gì? + Đi bằng phương tiện gì? Trên đường đi thì chuyện gì xảy ra với kiến con? Kiến con là người như thế nào? - Muốn biết kiến con cùng mọi người đi vào rừng bằng phương tiện gì thì các cháu hãy cùng cô đến bến xe xem nha! - Hát “Em tập lái ô tô” đi đến mô hình. - Quan sát, đàm thoại: + Mô hình xe gì? Các loại phương tiện này thuộc loại hình giao thông gì? + Dùng để làm gì? Có rất nhiều loại xe ô tô khác nhau đó là những loại xe nào? Chúng dùng để làm gì? * Hoạt động 2: Hướng dẫn cháu thực hiện dán ô tô. - Các chú tài xế đã bỏ công lái xe đưa mọi người đi đến rất là nhiều nơi. Trên đường đi phải đưa đón rất là nhiều khách, các cháu có muốn giúp các cô chú tài xế có thật nhiều xe để chở mọi người, để những người già như bác Gấu có chỗ ngồi không? - Hôm qua, cô vừa nhận được 01 món quà. Cô muốn lớp ta cùng xem. Cô cho cháu xem bức tranh ô tô khách được dán từ những hình hình học. - Cô cho cháu quan sát tranh ô tô khách. + Ai có nhận xét về chiếc xe ô tô khách này được tạo thành từ những hình nào? + xe ô tô khách dùng để làm gì? + Xe có những bộ phận chính nào mà các con quan sát được? + Thân xe có dạng hình gì? Bánh xe thì sao? Có máy bánh xe? Cửa sổ có dạng hình gì? + Khi đi trên xe các con phải như thế nào? * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện dán ô tô. - Các cháu có thích tự mình làm nhiều xe để giúp mọi người có xe đi vào rừng xanh không? - Cô cho cháu quan sát trên máy vi tính cách dán xe ô tô khách. Cô hướng dẫn cháu rự cắt các cửa sổ từ băng giấy dài. - Mời cháu vào chổ. Nhắc nhở cháu tư thế ngồi, chú ý vệ sinh sau khi hoàn tấc. - Quan sát cháu, hướng dẫn, giúp đỡ 1 số cháu còn yếu. Động viên khuyến khích cháu thực hành sáng tạo. - Kết thúc nhận xét, tuyên dương. Hoạt động ngoài trời: Dạy thơ “ Chiếc cầu mới”. I. Yêu cầu: - Trẻ tham gia chơi tích cực, tham gia chơi đúng luật, thuộc thơ, hiểu nội dung, đọc diễn cảm. - Phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, tư duy, thẩm mỹ. II. Chuẩn bị: - Sân bãi sạch sẽ. - Đồ chơi gọn gàng. Tranh thơ. III. Tiến hành: * Cung cấp kiến thức: - Cô đọc cho cháu nghe bài thơ “Chiếc cầu mới”. Đàm thoại: + Trên dòng sông cái gì được bắt qua? Cầu dùng để làm gì? Những phương tiện nào được nhắc trong bài thơ? + Ai đã xây dựng nên chiếc cầu? + Các con phải có thái độ như thế nào đối với các cô chú công nhân? - Giáo dục: Giữ gìn vệ sinh chiếc cầu, không được vẽ bẩn, đùa giỡn trên cầu. - Cô cho cháu luyện đọc theo tổ nhóm. * Vận động: trò chơi: Đi theo số. - Cô hướng dẫn luật chơi và cách chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi, cô tham gia làm trọng tài. * Chơi tự do: - Giáo dục cháu khi chơi, trò chuyện với cháu về các trò chơi tự do mà cháu thích tham gia. - Quan sát cùng chơi với các cháu. HOẠT ĐỘNG BUỔI CHIỀU: Dạy cháu làm quen chữ p-q. I. Yêu cầu: - Cháu nhận biết được mặt chữ p-q, biết phân tích nét của các chữ đó. - Cháu nắm được các kiến thức về chủ đề mùa xuân. II. Chuẩn bị: - Viết chì, màu tô và các vở cho trẻ. III. Tiến hành: * Cô thực hiện đánh giá trẻ theo cuối chủ đề. - Cô gọi các nhóm tử 3-4 trẻ lện thực hiện trả lời các câu hỏi đánh giá. * Dạy cháu nhận biết chữ p-q. - Cho cháu quan sát chữ và các cháu nhận xét về chữ cháu quan sát: Có những nét nào? 2 chữ này giống chữ nào cháu đã được học? - Dạy cháu cách phát âm cô đọc mẫu cho cháu nghe nhiều lần, cho cháu đọc lại theo nhóm tổ cá nhân và sửa sai cho cháu kịp thời. - Cho cháu chơi trò chơi xếp hột gạt hoặc nặn các chữ cái đó. - Quan sát cháu chơi. * Kết thúc: Nhận xét tùy hoạt động của cháu. - Vệ sinh trả trẻ. * Nhận xét:......... Thứ 4, ngày 17.03.2010. ĐÓN TRẺ. Cô cho các cháu đọc theo cô bài thơ “ Chiếc cầu mới”. Giáo dục cháu các thói quen trong ăn uống. Các hành vi văn minh trong ăn uống. HOẠT ĐỘNG: LQVH. ĐỀ TÀI: Thơ “ CHIẾC CẦU MỚI”. I. Yêu cầu: - Nhớ tựa đề bài thơ" Chiếc cầu mới" của tác giả Thái Hoàng Linh. Hiểu được nội dung cơ bản của bài thơ: hiểu được các cô bác công nhân đã xây dựng chiếc cầu to, vững chắc, giúp cho tàu xe ô tô, các phượng tiện giao thông đường bộ qua lại giữa hai bờ sông. - Phát triển khả năng nhận thức, khả năng ghi nhớ. - Giáo dục trẻ biết ơn các cô chú công nhân. II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ; chiếc cầu, trên có tàu, xe , ô tô - Một số khối gỗ vuông hình chữ nhật II. Tiến hành: * Hoạt động 1: - Cho trẻ chơi" Nào ta cùng đoán xem" - Các con nhìn xem cô có gì đây? Cô cho cháu xem hình ảnh của chiếc phà đang đưa các xe qua sông. Trò chuyện với cháu về 2 loại phương tiện đường bộ và đường thủy. - Người và xe cộ ở bên này sông muốn qua bên kia sông thì người ta phải đi bằng cái gì? Các cháu còn có cách nào khác để các phương tiện này qua sông không? - Thế các con biết ai đã xây dựng những chiếc cầu bắt qua sông này không? * Hoạt động 2: - Cô đọc cho cháu nghe bài thơ, vừa đọc vừa diễn giải nội dung bài thơ. + Nhờ có chiếc cầu mới bắt qua sông mà người và xe cộ qua lại rất thuận tiện. Người và xe cộ tấp nập mọi người điều hài lòng về chiếc cầu mới được xây xong. " Tu tu xe lửa Xình xịch qua cầu Khách ngồi trên tàu Cùng cười hớn hở" - Mọi người đều khen tài cây xây dựng của các cô chú công nhân. " Tấm tắc khen tài Công nhân xây dựng" - Cô cùng các cháu đọc thơ với tranh nội dung bài thơ. * Đàm thoại: - Các con vừa đọc xong bài thơ có tựa đề là gì? Và do ai sáng tác? - Chiếc cầu mới xây dựng ở đâu? - Ai đã xây dựng chiếc cầu mới? Thế mọi người có hài lòng về chiếc cầu mới không? - Các cháu phải làm gì để vui lòng các cô chú công nhân? Để bảo vệ chiếc cầu thì chúng ta phải làm gì? - Cô luyện đọc cho các cháu theo tổ nhóm, các cháu đọc theo tranh chữ tao, các hình ảnh về bài thơ trên máy. - Cô chú ý luyện đọc cách ngắt nhịp cho từng câu đoạn của bài thơ. * Hoạt động 3: Trò chơi. - Cháu nghe nhạc thư giản cùng với việc chơi trò chơi. - Cho các bạn trai chơi xếp các khối gỗ thành chiếc cầu. - Các bạn gái vẽ và tô màu chiếc cầu, khuyến khích cháu vẽ theo nội dung của bài thơ. - Kết thúc: Nhận xét sản phẩm chơi của các cháu. Hoạt động ngoài trời: Làm tinh khí cầu. I. Yêu cầu: - Cháu có hiểu biết về các phương tiện giao thông đường hàng không. - Hứng thú chơi trò chơi. II. Chuẩn bị: - Sân bãi sạch sẽ. - Đồ chơi gọn gàng. Tranh thơ. III. Tiến hành: * Cung cấp kiến thức: - Cô đọc câu đố về phương tiện giao thông hàng không. + Chẳng phải chim Mà có cánh Chở mọi người Đi khắp mọi nơi? - Trò chuyện với cháu về máy bay? Máy bay là loại phương tiện gì? Dùng để làm gì? Cháu thường thấy máy bay ở đâu? Âm thanh khi bay như thế nào? - Ngoài ra cháu còn biế
File đính kèm:
- giao_an_dien_tu_lop_choi_chu_de_phuong_tien_va_luat_le_giao.doc